Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Trúc diệp sâm

Tên tiếng Việt: Song hoa cựu, Trúc diệp sâm

Tên khoa học: Disporum calcaratum D. Don

Họ: Convallariaceae (Tóc tiên)

Công dụng: Ho do phổi nóng, lưng eo tê mỏi, mồ hôi trộm, làm thuốc bổ, giảm đau (Thân rễ).

 

 

Mục lục

  • Mô tả
  • Phân bố, sinh thái
  • Bộ phận dùng
  • Tính vị, công năng
  • Công dụng
Trúc diệp sâm có tên khoa học là Disporum calcaratum D. Don. Trúc diệp sâm được dùng làm thuốc bổ, chữa ho do phổi nóng, nóng buốt trong xương, lưng đau tê mỏi, mồ hôi trộm, bạch đới. Ngày 10 – 16g thân rễ tươi thái nhỏ, nấu với thịt ăn, thường phối hợp với hoàng tinh, tế tân với lượng bằng nhau.

Trúc diệp sâm 1

Trúc diệp sâm

Mô tả

  • Cây nhỏ, cao 30 – 60 cm. Thân rễ mảnh. Lá mọc so le, hình bầu dục hoặc hình trứng, gần như không cuống, gốc tròn, đầu nhọn, mép nguyên, 5-7 gân chính hình cung.
  • Cụm hoa có cuống dài, mọc ở kẽ lá thành tán gồm 5-6 hoa màu đỏ tía sẫm, bao hoa có 6 mảnh rời và bằng nhau, dài 10-12 mm, có cựa ở gốc.
  • Quả mọng, hình cầu, khi chín màu xanh lơ tím.
  • Mùa hoa quả : tháng 4 – 7.

Phân bố, sinh thái

  • Chi DisporumSalisb. D. Don có 4 – 5 loài ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở vùng núi cao, nhất là ở các tỉnh miền núi phía bắc. Trúc diệp sâm là loài của vùng Nam Trung Quốc, Bắc Việt Nam, Miannia và Ấn Độ. Ở Việt Nam, cây chỉ có ở một số vùng núi cao trên 1000m, thuộc tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Yên Bái, Cao bằng và Lạng Sơn.
  • Trúc diệp sâm là loài câv ưa ẩm và đặc biệt ưa bóng. Cây thường mọc dưới tán rừng ẩm, dọc theo các bờ khe suối hay bên các hốc đá. Cây sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ẩm mát của vùng cận nhiệt đới – nhiệt đới núi cao. Đất nơi có trúc diệp sâm mọc thường giàu chất mùn, giữ nước tốt và có pH trung tính. Trúc diệp sâm ra hoa quả đều hàng năm. Cây con tái sinh lừ hạt tốt ở xung quanh gốc cây mẹ; phần thân rễ nằm sát mặt đất cũng có khả năng đẻ nhánh khỏe.
  • Trúc diệp sâm là cây có vùng phân bố tương đối hạn chế. Do nạn phá rừng đã làm thu hẹp nơi sống, nên cần quan tâm bảo vệ loài cây quý hiếm này.

Bộ phận dùng

  • Thân rễ, hoa, lá.
  • Rễ thu hái vào mùa hè, thu. Rửa sạch phơi hoặc sấy khô.

Tính vị, công năng

Thân rễ trúc diệp sâm có vị ngọt, tính bình, có tác dụng dưỡng âm, ích khí, nhuận phế.

Công dụng

Trúc diệp sâm được dùng làm thuốc bổ, chữa ho do phổi nóng, nóng buốt trong xương, lưng đau tê mỏi, mồ hôi trộm, bạch đới. Ngày 10 – 16g thân rễ tươi thái nhỏ, nấu với thịt ăn, thường phối hợp với hoàng tinh, tế tân với lượng bằng nhau.

Bài thuốc có trúc diệp sâm:

  • Chữa cơ thể nóng hầm hập, bứt rứt, khó ngủ:
  • Thân rễ trúc diệp sâm, vỏ quả dưa hấu, hạt đậu ván trắng, lá sen, mỗi vị 12g, sắc uống làm 2 lần trong ngày. Dùng nhiều ngày

Cập nhật: 10/11/2023

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Bách hợp

Cao cẳng bò

Hổ vĩ mép vàng

Dâu núi

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑