Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Cây thông

Tên tiếng Việt: Thông, Thông nhựa,Thông hai lá

Tên khoa học: Pinus merkusii Jungh. et de Vriese

Họ: Pinaceae (Thông)

Công dụng: Dùng chữa bệnh ngoài da, mụn nhọt, ghẻ lở.

 

 

 

 

Mục lục

  • Mô tả
  • Phân bố sinh thái
  • Thành phần hóa học
  • Tính vị, tác dụng
  • Công dụng, chỉ định và phối hợp

Mô tả

  • Cây to, cao 25-30cm, tán lá sum suê. Thân thẳng, vỏ dày màu nâu đỏ nhạt, nứt nẻ thành từng rãnh sâu.
  • Lá mọc rất sít nhau, xếp từng đôi một ở đầu cành, hình kim, dài 15-25cm, đầu nhọn, chỉ có một gân.
  • Nón đơn tính cùng gốc, nón đực thường ở đầu cành mang nhị có hai bao phấn; nón cái cấu tạo bởi những vảy úp vào nhau, mỗi vẩy 2 noàn; vảy dày ở phía trên có gờ ở mép; hạt hình trái xoan, hơi hẹt, có cánh mỏng.
  • Mùa sinh sản: Tháng 3-5.

Phân bố sinh thái

Thông phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin.

Ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Thái, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Đồng Nai… để chống xói mòn và phục hồi rừng. Thu hái các bộ phận của cây quanh năm.

Bộ phận dùng

Nhựa, tinh dầu và tùng hương. Còn dùng lá, quả, đốt mắt ở cành, vỏ cây và phấn hoa thông.

Thành phần hóa học

  • Nhựa gồm tinh dầu (khoảng 20%), tùng hương (khoảng 70%), các chất còn lại (vô cơ, acid hữu cơ) dễ tan trong nước.
  • Tinh dầu thông chứa phần lớn là hydrocarbon terpen, ngoài ra còn có các sesquiterpen và các hợp chất có oxy.
  • Tùng hương gồm các acid nhựa (thành phần chủ yếu) và các chất trung tính (resen). Các acid nhựa gồm acid dextropimaric, acid levopimaric.

Tính vị, tác dụng

  • Tùng hương có vị đắng, ngọt, mùi thơm, tính ôn không độc, có tác dụng sát khuẩn, khu phong, giảm đau, hết mủ, lên da non.
  • Tùng tiết (đốt mắt ở cành thông) có vị đắng, tính ấm, có tác dụng trừ phong thấp.
  • Tùng hoàng hay tùng hoa phấn (phấn hoa thông) có vị ngọt nhạt, không mùi, tính ấm, có tác dụng trừ phong, bổ dưỡng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Tinh dầu thông được dùng để chữa ghẻ ngứa và nhiều bệnh ngoài da khác (nhưng bôi một lớp thật mỏng để tránh phồng da), và phối hợp với cồn long não làm thuốc xoa bóp trị đau nhức.

Tùng tiết chữa tê thấp, nhức mỏi, khớp sưng đau, phối hợp với các vị thuốc khác với liều hàng ngày 12-20g, sắc uống, hoặc ngâm rượu uống.

Lá thông (tùng mao) phối hợp với lá long não, lá khế, lá thanh hao nấu nước tắm chữa lở loét. Lá thông tươi băm nhỏ, ngâm với rượu, dùng xoa bóp chữa đau cơ, nhức mỏi gân xương, ứ huyết, bầm tím.

Vỏ cây thông phối hợp với cây vương tùng, cành tía tô, xác ve sầu, nấu nước tắm chữa phù toàn thân.

Tùng hoàng chữa đau đầu, choáng váng, chóng mặt. Ngày 4-8g, sắc uống.

Bài thuốc có thông:

  • Chữa hen suyễn: Tùng hương, tỏi, mỗi vị 200g, dầu vừng, riềng, mỗi vị 100g, long não 4g. Nấu thành cao, dùng dán huyệt.
  • Chữa ho: Quả thông 10g, lá hẹ, lá kinh giới mỗi vị 12g. Sắc uống làm 2 lần trong ngày

Ghi chú:

Nhiều loài thông khác nhau cũng được sử dụng như thông ba lá (Pinus insularis), thông năm lá (Pinus dalatensis), thông đuôi ngựa (Pinus massoniana).

Cập nhật: 01/12/2023

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Bạch nhất hồng

Lô biên

Thài lài lông

Chè rừng

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Bình luận về bài viết

  1. Nguyễn thị thương đã bình luận

    04/11/2022 at 8:58 chiều

    Chữa vô sinh như nào

    Trả lời
    • Vũ Kim Anh đã bình luận

      07/11/2022 at 8:17 sáng

      Chào Thương, Cây thông không có tác dụng trong chữa vô sinh. Bạn có thể tham khảo một số dược liệu chữa vô sinh điển hình như Đinh lăng, Mật nhân, Nấm ngọc cẩu dành cho Nam. Đối với nữ có thể sử dụng dược liệu như Ngọc Lan , Mâm xôi, Củ gai.

      Trả lời

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑