Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Chàm bụi

Tên gọi khác: Chàm quả cong

Tên khoa học: Indigofera suffruticosa Mill.

Họ: Đậu (Fabaceae)

Công dụng: làm toát mồ hôi, còn nước sắc rễ và hạt được dùng để trị giun.

Mục lục

  • Mô tả
  • Phân bố, sinh thái
  • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hóa học
  • Tác dụng dược lý
  • Tính vị, công năng
  • Công dụng

Mô tả

  • Cây thảo mộc thành bụi, cao 1 – 1,5m, có lông áp sát. Rễ có nhiều nốt sần, Thân hình trụ nhẫn.
  • Lá kép lông chim lẻ mọc so le, gồm 2 – 9 đối lá chét mọc đối, hình trái xoan ngược hay thuôn mắc, góc tròn, đầu nhọn, mặt trên gần nhẵn, mặt dưới có lông mọc rạp xuống.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ là thành chùm bông, cuống rất ngắn, gồm rất nhiều hoa màu đỏ, dáng cong xếp sít nhau; lá bắc hình sợi mảnh, đài hình chuông, răng ngắn và rộng, có lông ở mặt ngoài, tràng không đều.
  • Quả đậu, hình dài, nhẫn, xếp sít nhau, ngồi xuống phía dưới, mép dày và cong lên trên thành hình lưỡi cưa, hạt 5 – 10, hình khối.
  • Mùa hoa: tháng 8 – 9, mùa quả: tháng 10 – 11.

Phân bố, sinh thái

Chàm bụi vốn có nguồn gốc có lẽ ở Ấn Độ, sau được du nhập hoặc phát tán xuống Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippin, Australia và sang cả Trung Quốc, Lào. Ở Việt Nam, theo một số tài liệu Từ điển cây thuốc Việt Nam, 1997; Danh mục các loài thực vật Việt Nam, T.II, 2003] thì đây cũng là loại cây trồng, cùng với loài Chàm là nhỏ (l. tinctoria L.) để nhuộm vải và làm thuốc.

Vùng trồng chủ yếu ở các tỉnh thuộc vùng Việt Bắc và Đông Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Quảng Ninh. Cây cũng có thể trở thành hoang dại hoá trên các nương rẫy cũ, ven đường đi hoặc ở các bãi hoang quanh làng bản.

Chàm bụi là cây ưa sáng, ưa ẩm và ưa khí hậu mát ở vùng núi. Cây gieo từ hạt, nếu không bị cắt cành lấy lá sẽ ra hoa quả ngay trong năm đầu tiên. Tái sinh tự nhiên và cũng được gieo trồng bằng hạt vào đầu mùa xuân. Rễ chàm bụi có nhiều tốt sần, chứa vi khuẩn cố định đạm. Vì thế cây còn được trồng để cải tạo đất.

Bộ phận sử dụng

Lá.

Thành phần hóa học

Lá chứa một glucosid đặt tên là indican, chất này khi thuỷ phân cho glucosa và indoxy. Trong không khí indoxyl cho màu xanh đậm, rất bền [Võ Văn Chi, 1996, Từ điển cây thuốc Việt Nam, tr.209].

Trong lá chàm bụi còn chứa nitropropanoylglucopyranoisid (planta medica, 1978, 34, 172) và 2, 3, 4, 6 tetra – (3 – nitropropanoyl) – glucopyranosa [Phytochem, 1989, 28(4), 1251]. Ngoài ra người ta còn tìm thấy louisfieseron [Trung được từ hải,tập III, tr.425].

Tác dụng dược lý

Tác dụng kháng vi sinh vật:

Cao khô chiết nước thu được bằng cách hãm lá có hoạt tính ức chế mạnh trên vị khuẩn Gram dương là Staphylococus aureus.

Nghiên cứu này chứng minh kinh nghiệm trong nhân dân dùng nước hãm lá chàm bụi để điều trị nám da (Leite et al., 2006).

Tác dụng độc của quả chàm bụi:

Cao quả chàm bụi chiết bằng nước khi tiêm phúc mạc cho chuột nhắt trắng đục gây ra độc trên da. Thí nghiệm tác dụng độc trên hệ di truyền (toxicogenetic effect) thấy ở lỗ tiêm hàng ngày với liều bằng 12,5% liều LD50 trong nhiều ngày, tần số các tế bào bị sai lạc nhiễm sắc thể (chromosome abernation) tăng có ý nghĩa thống kể so với lô đối chứng. Thí nghiệm này cánh bảo cần hết sức thận trọng khi dùng chàm bụi làm thức ăn cho gia súc có sừng (Ribeiro et al., 1991).

Tác dụng độc tế bào và chống u ở lá chàm bụi:

Cao nước của lá chàm bụi có thể được dùng như một thuốc hỗ trợ chữa ung thư.

Tính vị, công năng

Chàm bụi vị đắng, hơi ngọt, tính lạnh, vào kinh can, có công năng thanh nhiệt, hạ sốt, giải độc, làm mát máu tiểu ban chẩn, tiêu sưng viêm, cầm máu, có độc.

Công dụng

Nước sắc lá chàm bụi có tác dụng làm toát mồ hôi, còn nước sắc rễ và hạt được dùng để trị giun.

Liều dùng: 6-12g sắc nước uống

Dùng ngoài chữa mụn nhọt, lở loét, nổi bọng nước đau nhức, lấy lá chàm bụi rửa sạch, giã nát, đắp.

Cập nhật: 18/08/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Dầu giun

Chua ngút hoa ngọn

Bọ cạp nước

Tai tượng xanh

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑