Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Mon, 02 Dec 2024 08:10:50 +0700 vi hourly 1 Sữa ong chúa https://tracuuduoclieu.vn/sua-ong-chua.html https://tracuuduoclieu.vn/sua-ong-chua.html#respond Sat, 16 Oct 2021 01:47:55 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=63240 Nguồn gốc và đặc điểm sữa ong chúa

Sữa ong chúa là thức ăn duy nhất của ong chúa và các ấu trùng ong, được sản sinh từ tuyến hạch miệng của ong thợ. Ong chúa sử dụng loại thức ăn này cả cuộc đời, còn những ấu trùng ong được ăn sữa ong chúa trong 3 ngày đầu của cuộc đời. Chính vì thế mà gây ra sự khác biệt giữa ong chúa và ong thợ: Tuổi thọ của ong chúa khoảng 5-6 năm, gấp 40 lần so với ong thợ là chỉ sống được từ 30-40 ngày.

Vào thời gian sinh sản, ong chúa có thể để lên đến 2000 quả trứng trong 1 ngày (lớn hơn cả trọng lượng cơ thể của nó). Kích thước cơ thể của ong chúa lớn gấp rưỡi ong thợ, không có giỏ phấn hoa trên chân sau của mình và cũng không có tuyến sáp như ong thợ. Vai trò của ong chúa là duy trì nòi giống và ổn định tổ chức trong tổ do vậy nó có hình dạng cơ thể thích hợp với vai trò đó.

Thu hoạch sữa ong chúa

Thu hoạch sữa ong chúa 1

  • Chuẩn bị các khay chứa các mũ chúa giả được làm bằng sáp ong hoặc cao su. Mỗi mũ chúa giả được nhỏ vào một giọt sữa ong chúa pha loãng với nước cất.
  • Dùng que gắp chuyên dụng, gắp các ấu trùng ong non ở phần đáy của tổ ong và trong mũ chúa giả. Cẩn thận đặt ấu trùng ong nằm lên trên giọt sữa ong chúa đã được đổ vào ở bước trên.
  • Cẩn thận đặt các khay trên vào trong tổ ong. Khay cần được đặt vào chính giữa tổ ong và tách biệt với các khay chứa mật khác.
  • Sau thời gian 72 tiếng từ lúc bắt đầu cho khay chứa mũ chúa vào thì nên thu hoạch. Đây là thời điểm lượng sữa trong các mũ là nhiều nhất.
  • Nhấc các khay chứa mũ ong đã đầy sữa ra để chuẩn bị lấy sữa ong, cạo bỏ lớp sáp bên ngoài.
  • Gắp ấu trùng ong ra khỏi mũ chúa.
  • Dùng một chiếc thìa gỗ lấy sữa ong ra khỏi mũ chúa, bỏ vào trong một chiếc hũ và bảo quản ngay trong tủ lạnh.

Ngoài cách lấy sữa ong chúa trên, còn có một số cách lấy sữa ong chúa khác bằng cách sẽ tạo ra hàng loạt tổ ong chúa bằng cách lấy enzym và những mùi vị từ tổ ong chúa đem trét vào những tổ mới đã chuẩn bị sẵn. Mùi vị của các tổ ong giả đã đánh lừa các chú ong thợ. Khi các chú ong thợ khám phá ra tổ ong đang bị trống chúng liền tăng cường tiết sữa làm thức ăn cho ấu trùng ong chúa.

Nhiều nhà sản xuất với quy mô dạng xuất khẩu, họ có thể tạo hàng loạt ấu trùng ong và đặt máy hút tự động tại các tổ ong chúa lúc còn là ấu trùng. Sự hút sữa liên tục gây thiếu dinh dưỡng cho ấu chúa cũng làm cho các ong thợ bị đánh lừa và tiết sữa liên tục. Do vậy con người thu được nhiều sữa ong chúa hơn.

Thành phần hóa học

Theo nghiên cứu, chất lượng sữa ong chúa phụ thuộc vào chất lượng của đàn ong thợ. Ong thợ khỏe thì sẽ cho sữa chúa với chất lượng cao. Do vậy trong quá trình nuôi ong người ta thường tạo cho ong môi trường sống tự nhiên, khí hậu ôn hòa, nhiều hoa tươi. Khi về mùa đông hoa nở ít người ta thường bổ sung dinh dưỡng cho ong bằng cách cho ăn men bia để tăng hàm lượng protein trong sữa ong chúa.

Thành phần hoá học trong sữa ong chúa rất phong phú và đa dạng với hàm lượng khác nhau. Bên cạnh đó, sữa ong chúa thu hoạch ở mỗi vùng khác nhau thì tỉ lệ phần trăm các nhóm chất thu được cũng khác nhau, nhưng thành phần chính hầu như không thay đổi.

  • Nước: hàm lượng nước trong sữa ong chúa khá ổn định với những nguồn thu hoạch ở nhiều nơi khác nhau, nó chiếm khoảng trên 60%.
  • Protein: Theo một số quan điểm, protein chiếm khoản 27-41% là một trong những phần quan trọng nhất của sữa ong chúa khô. Các axit amin có mặt với hàm lượng phần trăm cao nhất là: prolin, lysin, axit glutamic, p-alanin, phenylalanin, aspartate và serin.
  • Cacbonhydrat: Chiếm khoảng 30% trong sữa ong chúa khô.
  • Axit 10-hydroxy-2-decenoic (10-HDA): Đây là thành phần quan trọng nhất của sữa ong chúa, đồng thời cũng là hoạt chất đặc hiệu để phân biệt thật giả và đánh giá chất lượng của sữa ong chúa. Ở một số nước phát triển, người ta quy định sản phẩm sữa ong chúa phải có hàm lượng 10-HDA tối thiểu là 1,4% với sữa ong chúa tươi và 5% với sữa ong chúa đông khô.
  • Các muối khoáng: chiếm khoảng 0,8-3% trong sữa ong chúa. Các khoáng chất này giảm dần theo thứ tự: K, Ca, Na, Mg, Zn, Fe, Cu và Mn.
  • Các vitamin: vitamin B1 (thiamin), vitamin B2 (riboflavin), axit pantothenoic, biotin, niacin, axit folic, inositol, axetincolin, một lượng nhỏ vitamin C.

Tác dụng dược lý

Tác dụng dược lý 1

Sữa ong chúa giàu protein, chứa tất cả các axit amin thiết yếu, các axít béo không no tốt cho tim mạch. Sữa ong chúa còn chứa nhiều vitamin nhóm B, E, H, collagen,… tất cả đều có lợi cho da. Nếu thoa sữa ong chúa lên da hàng ngày có thể làm da trắng mịn và chống viêm da.

Do sữa ong chúa có tính kháng sinh – chống viêm tự nhiên, nên khi bôi lên da, các nốt mụn sưng viêm sẽ nhanh chóng giảm sưng đỏ, hết đau và hạn chế để lại sẹo thâm. Ngoài ra, các nhà khoa học còn quan sát thấy rằng sữa ong chúa có tính axit hữu cơ nhẹ, thành phần có chứa các BHA tự nhiên, nên khi bôi, đắp mặt nạ sữa ong chúa hàng ngày sẽ giúp tẩy sạch tế bào da chết trên bề mặt da, ngăn ngừa bít tắc lỗ chân lông và làm mờ vết thâm, nám sạm.

Ngoài ra sữa ong chúa còn chứa nhiều hợp chất có thể làm giảm hàm lượng cholesterol. Một đánh giá của các nghiên cứu trên cơ thể người kết luận rằng sử dụng 50-100mg sữa ong chúa mỗi ngày có thể giảm 14% cholesterol và 10% triglycerit. Sử dụng sữa ong chúa thường xuyên có thể ngăn ngừa và làm chậm sự phát triển của xơ vữa động mạch.

Sữa ong chúa chứa 10-HDA là một loại axit không no tự nhiên có thể ức chế các tế bào ung thư, cụ thể là ung thư máu và ung thư vú. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng 10-HDA làm tăng khả năng miễn dịch hiệu quả.

Trong một số công trình khoa học đã công bố, sữa ong chúa được báo cáo như một tác nhân làm thay đổi miễn dịch trong bệnh Badơdô. Nó cũng được báo cáo là có tác dụng đối với hệ thần kinh đệm và các tế bào tuỷ sống trong hệ thần kinh. Ngoài ra sữa ong chúa còn được sử dụng như một loại thực phẩm chức năng có khả năng chống mệt mỏi, chống dị ứng, chống lão hoá, chống vi khuẩn… rất có lợi cho cơ thể của chúng ta.

Tính vị, công năng

Sữa ong chúa có vị ngọt, hơi chua, hơi khé cổ, có tác dụng bổ dưỡng cao, tăng trọng, kích thích và điều hoà.

Công dụng

Sữa ong chúa được coi là loại thuốc bổ cao cấp có tác dụng kích thích phần giữa của não, tuyến yên dưới não và tuyến thượng thận, tăng cường tuần hoàn huyết dịch và điều hoà chức năng của các cơ quan trong cơ thể bị lão hoá, được dùng cho những người mới ốm dậy, người già yếu, trẻ em suy dinh dưỡng, phụ nữ sau khi sinh đẻ bị thiếu máu, ít sữa, kém ăn, mất ngủ. Thuốc còn có khả năng kìm hãm một số vi khuẩn gây bệnh, giảm hiện tượng stress ở người lao động quá mức và cải thiện hệ thống miễn dịch. Liều dùng thông thường hàng ngày là 2-3 ml.

Hỏi đáp: Uống sữa ong chúa trước khi mang thai có lợi ích gì?

Sữa ong chúa đã được sản xuất dưới dạng biệt dược có tên là Apilat, Apilarnil, Vita – apinol. Viện Bảo vệ sức khỏe người cao tuổi đã thử nghiệm trên lâm sàng thuốc bổ ” Sữa ong chúa – đinh lăng” thấy có tác dụng tốt làm ăn ngon, dễ ngủ, đỡ mỏi mệt, tăng cân, tăng lực cơ, giảm cholesterol. Thuốc gồm có sữa ong chúa (2,5%), dịch chiết rễ đinh lăng (5%), mật ong (15%), cồn (10%) và tá dược vừa đủ 100%.

Sữa ong chúa còn được chế biến thành bột ở dạng đông khô và đóng thành viên, mỗi viên có 0,06g sữa ong chúa dùng để chữa một số bệnh thần kinh, rối loạn tiêu hoá, thiếu máu, đặc biệt đối với trẻ em và người cao tuổi. Để làm cho da dẻ mịn màng, chữa tàn nhang, trứng cá ở phụ nữ, viêm da có mủ, mụn nhọt và chàm nhẹ ở trẻ sơ sinh, có thể dùng dạng kem sữa ong chúa 3% để bôi hàng ngày. Tuy là loại thuốc bổi dưỡng quý hiếm, nhưng sữa ong chúa lại cung cấp cho cơ thể lượng nhiệt năng rất lớn, nên khi dùng phải tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng, thời gian điều trị, nhất là đối với người có bệnh cao huyết áp, bệnh về huyết quản.

Theo tài liệu nước ngoài, sữa ong chúa chứa một số thành phần có tác dụng như hormon (nội tiết tố), có khả năng điều hoà kinh nguyệt và kích thích sinh dục trong một số trường hợp. Uống sữa ong chúa thấy bệnh trạng thuyên giảm rõ rệt ở người mắc bệnh liệt rung (Parkinson) và bệnh nhân bị nhiễm phóng xạ. Còn đối với người bị liệt dương, sữa ong chúa làm khả năng sinh dục dần dần được hồi phục.

Lưu ý:

Người bị dị ứng với mật ong và các sản phẩm từ ong, bị bệnh hen, bệnh Addison do suy giảm về mặt nội tiết của vỏ thượng thận, phụ nữ đang hành kinh cũng không được dùng sữa ong chúa để tránh những phản ứng phụ không có lợi cho sức khoẻ.

Tìm hiểu thêm:

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/sua-ong-chua.html/feed 0
Ô liu https://tracuuduoclieu.vn/o-liu.html https://tracuuduoclieu.vn/o-liu.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:21:37 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57122 Mô tả
  • Cây gỗ, cao 10 – 15m, sống lâu năm. Thân phân cảnh nhiều, vỏ sần sùi, màu xám.
  • Lá mọc đối, hình trái xoan hoặc ngọn giáo, dài 1,5 – 5cm, mặt trên bóng láng, màu xám, mặt dưới màu trắng hơi ánh bạc, mép nguyên hơi uốn lại phía dưới.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm, hoa nhỏ, mẫu 4, màu trắng lục.
  • Quả mọng, hình bầu dục, dài 2 – 2,5cm, khi chín màu đen.

Phân bố, sinh thái

Chi Olea L. ở Việt Nam có 8 loài và 1 thứ (var.), trong đó loài ô liu trên là cây nhập nội, đã có trồng ở Phan Rang và Nha Hố tỉnh Ninh Thuận. Trên thế giới, ô liu có nguồn gốc ở vùng Trung Cận Đông. Cây cũng được trồng phổ biến ở vùng này, vùng Bắc Phi và Địa Trung Hải (thuộc Nam Âu). Ở Trung Quốc có trồng ở đảo Hải Nam.

Ô liu là loại cây đặc biệt ưa sáng, hơi chịu hạn và có thể sống được trên nhiều loại đất. Cây thường xanh quanh năm và ra hoa kết quả rất nhiều.

Bộ phận dùng:

Lá, quả.

Thành phần hoá học

Lá chứa nhiều chất vô cơ, sáp manitol 2 – 3%

Các thành phần khác là:

  • Flavonoid: luteolin và glucosid của nó, olivin, rutin, glycosid của apigenin
  • Cholin
  • Các dẫn chất triterpen: 3 – 4% gồm acid oleanolic
  • Các chất secoiridoid, nhiều nhất là oleoropeosid

Quả xanh chứa 2% chất vô cơ, 10-20% carbohydrat, 5-10% protid, 2% oleoropeosid.

Dầu ô liu chứa phần lớn là các glycerid của các acid không no: acid oleic 70 – 80% và acid linoleic 7- 10%, và một lượng nhỏ các acid no: acid palmitic và acid stearic. Dầu ô liu còn chứa các vitamin A và D.

Hạt chiếm 20 – 25% quả ô liu tươi, gồm 85% nội quả bì và 15% nhân hạt. Nhân hạt chứa 35 – 40% dầu béo.

Tác dụng dược lý

Tác dụng trên vi sinh vật:

Acid maslinic phân lập từ lá và quả cây oliu có tác dụng kháng Coccidium gây nhiềm bệnh ở gà. Cao lá oliu có tác dụng kháng khuẩn mạnh trên 3 loại vi khuẩn: Campylobacter jejuni, Helicobacter pylori và Staphylococus aureus. Cao lá oliu và ole là nguồn thuốc kháng vi rút trong tự nhiên được sử dụng lâu đời và không có hại đến sức khỏe.

Tác dụng trên tim mạch, huyết áp:

Chiết phẩm từ lá oliu có tác dụng chống tăng huyết áp trên chuột cống trắng thí nghiệm. Chất methyl maslinat phân lập từ lá oliu có tác dụng gây hạ huyết áp, giảm nhịp tim.

Tác dụng chống viêm, giảm đau:

Lá và quả oliu được dùng điều trị một số bệnh như thấp khớp, trĩ, và là thuốc gây giãn mạch trong các rối loạn về mạch máu trong y học dân gian đối với người cao tuổi.

Tác dụng trên chuyển hóa:

Đã nghiên cứu đánh giá việc bổ sung oleuropein lá hoạt chất của lá oliu có tác dụng chống oxy hóa để làm giảm stress và sự tăn đường huyết ở thỏ đái tháo đường do alloxan.

Tính vị, công năng

  • Vỏ cây vị đắng chát, có công năng bổ đắng được dùng thay thế canh-kina.
  • Dầu thịt quả không mùi, vị nhạt, có công năng làm mềm làm dịu và nhuận tràng.

Công dụng

Dầu ô liu dược dụng được sử dụng do tính chất lợi mật, hoi nhuận tràng. Dùng ngoài để làm thuốc dịu, làm mềm, giảm đau, để trị một số bệnh ngoài da. Thường làm tá dược để chế các dạng thuốc xoa, thuốc sáp, thuốc mỡ, thuốc thụt (hậu môn).

Lá cây ô liu được dùng làm mạnh tim, hạ huyết áp nhẹ, có tác dụng chống viêm, chữa thấp khớp, bảo vệ gan, chống đái tháo đường. Liều dùng ngày 5 – 10g lá sắc uống. Có thể chế ra cao dạng chiết với nước hoặc ethanol, mỗi lần uống 0,25 – 0,5g.

  • Ở Trung Quốc, dầu ô liu được dùng trị các vết bỏng, có thể làm cao bởi ngoài da. Lá dược đun làm thuốc hãm hoặc chiết bằng ethanol để làm thuốc hạ huyết áp.
  • Ở vùng Địa Trung Hải, người ta dùng là ô liu hoặc cao chiết từ lá ô liu để sát trùng, hạ sốt, hạ huyết áp, nhuận tràng, để cải thiện chức năng tim mạch [Thomas et al., 2000: 32).
  • Ở Ấn Độ, vỏ cây có vị đắng được dùng làm thuốc bổ đẳng thay thế cho canh kina để kích thích ăn uống. Dầu ô liu được ép từ quả ô liu chưa chín. Dầu ép lần 1 cho loại dầu tinh sạch gọi là “virgin oil”, dầu ép lần 2 vẫn dùng làm dầu ăn. Dầu tốt có màu vàng nhạt, trong suốt, vị và mùi nhẹ của quả, được dùng để làm dịu, làm mềm và nhuận tràng, thường làm tá dược chế nhiều dạng, thuốc như thuốc đắp, thuốc xoa, thuốc mở, thuốc thụt. Cao chiết bằng nước từ lá ô liu được dùng chữa cao huyết áp. Chất giống gồm từ chỗ cây bị tổn thương được dùng trị thương [Chopra et al., 1998: 75], [Kirtikar et al., 1998, tập 2: 1534] [Nadkarni, 1999: 870].
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/o-liu.html/feed 0
Rau muối https://tracuuduoclieu.vn/rau-muoi.html https://tracuuduoclieu.vn/rau-muoi.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:18:45 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57142 Mô tả
  • Cây thảo, sống hằng năm, cao 0,6 – 1m. Thân nhẵn có rãnh, phân cành mọc hướng lên.
  • Lá mọc so le, hình thoi, dài 3 – 5,2 cm, rộng 2,7 – 4,5 cm, gốc tròn, đầu hơi nhọn, mép khía răng to không đều, những lá phía trên rất nhỏ, nguyên hoặc gần như nguyên, các mặt lá đều có màu trắng lục bằng bạc và lông nhỏ, 3 gân toả từ gốc.
  • Cụm hoa mọc ngọn thân và kẽ lá thành chuỳ dày và dài, ít phân nhánh. Bao hoa không cuống chia 5 phiến rời, màu trắng bạc, có lông nhỏ; nhị 5 thọt; bầu dẹt.
  • Quả bế, bao bọc bởi bao hoa tồn tại, hạt dẹt, bóng.

Phân bố, sinh thái

Chi Chenopodium L. có 6 loài Việt Nam trong đó có loài rau muối lá to (C. polyspermum L.) là cây nhập nội, 5 loài còn lại là cây mọc tự nhiên. Loài rau muối nêu trên có nguồn gốc từ vùng cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, cây phân bố chủ yếu ở các tỉnh từ Nghệ An, Thanh Hóa trở ra.

Rau muối là loại cây cỏ sống 1 năm. Cây ưa ẩm, ưa sáng hay hơi chịu bóng thường mọc ở nơi đất ẩm như bãi sông, ruộng trồng hoa màu hay nương rẫy.

Bộ phận dùng:

Toàn cây và quả già đã phơi khô

Thành phần hoá học

  • Rau muối chứa saponin 8%. Hạt chứa cryptomeridiol và 8α – acetoxycryptomeridiol. Rễ Cao chiết methanol (50 microg/ml) các thành chứa N – trans – feruloyl – 4 – O – methyldopamin.
  • Thân chứa 87,7% nước, 5,3% protein, 1,2% carbohydrate, 3,6% cellulose, 2,2% chất khoáng. Rau muối còn có Ca 32 mg%, P 2,8 mg% các vitamin.
  • Rau muối chứa tinh dầu.

Tác dụng dược lý

Cây Cao chiết ethanol 50% toàn cây rau muối có tác dụng ức chế yếu hệ thần kinh trung ương và hạ nhiệt.

Tính vị, công năng

Rau muối có vị ngọt, tính bình, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, sát trùng.

Công dụng

Rau muối được dùng trị bệnh ngoài da, nước sắc của rau ngậm súc miệng chữa sâu răng, rửa các mụn lở, và giã đắp các vết thương sâu bọ cắn hoặc chữa eczema, bệnh nấm da. Còn được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa bí tiểu tiện.

  • Ở Ấn Độ, rau muối được coi là có tác dụng diệt giun sán, nhuận tràng, lợi tiểu, làm ăn ngon, làm thuốc bổ và thuốc kích dục, trị bệnh về và bệnh to lách.

Bài thuốc có rau muối

Chữa bí tiểu tiện, bụng chướng:

  • Rau muối, lá đa lông, mỗi vị 20 – 30g, sắc uống ngày một thang.
  • Dùng ngoài lá rau muối giã đắp vào rốn làm cho tiểu tiện được.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/rau-muoi.html/feed 0
Tần bì https://tracuuduoclieu.vn/tan-bi.html https://tracuuduoclieu.vn/tan-bi.html#comments Mon, 02 Aug 2021 06:09:58 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57288 Mô tả
  • Cây nhỡ hoặc cây to, cao 5 – 8m, có thể đến 15 – 20m.
  • Lá kép lông chim lẻ, mọc so le gồm 3 – 7 lá chét hình trái xoan – mũi mác, gốc hình nêm, đầu hơi có mũi nhọn, mép khía răng ở 1/3 phía dưới.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chuỷ hẹp; hoa đơn tính khác gốc hoặc cùng gốc; hoa đực có đài hình phễu, 4 răng rất ngắn; cánh hoa 0; nhị 2, bao phấn tròn; hoa cái hình ống, 4 – 5 răng hình tam giác; cánh hoa 0; bầu hình bầu dục, có 2 đầu nhụy.
  • Quả có cánh; hạt hơi hình thoi.
  • Mùa hoa: tháng 3 – 5; mùa quả: tháng 7 – 9.

Phân bố, sinh thái

Chi Fraxinus L. ở Việt Nam đã biết có 5 loài. Loài tần bì kể trên vốn có nguồn gốc ở vùng ôn đới ẩm hoặc cận nhiệt đới Đông Á, phân bố ở Trung Quốc và Nhật Bản. Ở nước ta, Tần bì phân bố rải rác ở một số vùng núi, thuộc các tỉnh Hà Tây cũ (Ba Vì), Hoà Bình (Mai Châu), Hà Nam (Kiện Khê), Kon Tum, Lâm Đồng (Đà Lạt) [Trần Đình Lý – 2003, trong Danh lục các loài thực vật Việt Nam, T.II].

Tần bì là loại cây gỗ trung sinh, khi còn nhỏ ra bóng, sau lớn ưa sáng. Cây ưa đất ẩm pha cát, nên thường thấy mọc ở gần bờ sông (thượng nguồn) suối tại cửa rừng, hay rừng thứ sinh.

Bộ phận dùng:

Vỏ thân và lá.

Thành phần hoá học

Theo các tác giả Trung Quốc, tần bì chứa ceryllignocerat, cerylmontanat, melissyl alcohol và cerylalcohol (Trung Dược từ hải, Vol 1 tr.2078) esculetin, esculin fraxetin, fraxin scopoletin, stylosin, 8 – 0 – [rhamnosyl – rhamnosyl – glucosyl – fraxetin, eleuropein, neooleuropein, cichoriin, Isoligustitrosid, frachinosid, formosana, ligustrosid và fraxiformosid [Trung Dược từ hải Vol 2, phần 3, tr.1888]. (Phytochemistry 1992, 31, 4, 1277 và 6, 2142).

Theo Phạm Hoàng Hộ (Cây có vị thuốc ở Việt Nam trang 486) ở Việt Nam còn có loài tần bì lá có mũi (F.rhynchophylus Hance) có chứa các coumarin esculetin, eseulin, raxitin, fraxin.

Tác dụng dược lý

Tác dụng chống oxy hoá và tác dụng bảo vệ chống lão hoá:

  • Cao vỏ cây tần bì có tác dụng dọn gốc DPPH với IC50 là 50 microg/ml. Hợp chất có tác dụng dọn gốc tự do mạnh nhất là esculetin.
  • Hoạt tính dọn gốc tự do mạnh của esculetin cũng được chứng minh trong nguyên bào sợi của da người bị chiếu tia tử ngoại.
  • Từ những kết quả nghiên cứu trên, các tác giả cho rằng cao vỏ cây tần bì và esculetin, một thành phần của cao, rất có ích khi được dùng làm một thành phần trong mỹ phẩm để bảo vệ chống lại sự lão hoá do ánh sáng (Lee BC, 2007).

Tính vị, công năng

Tần bì vị đắng, chát, tính mát có công năng lợi thấp, tiêu viêm, thu liễm.

Về vỏ thân, sách “Tứ Xuyên Trung được chí” ghi: vị cay, tính ấm, có công năng trừ sốt rét, điều kinh, giải độc [TDTH, 1993, I: 1755]. Về là tần bì, sách “Quý Châu thảo dược” ghi: vị cay, tính mát, có công năng hoạt huyết điều kinh, chỉ huyết, sinh cơ [TDTH, 1993, I: 1755].

Công dụng

Vỏ cây tần bì thường được dùng trị thấp nhiệt sinh lý, va chảy, bạch đới, viêm gan hoàng đản, loét giác mạc, viêm kết mạc, bệnh mắt bột. Ngày dùng 9 – 15g, sắc nước uống. Dùng ngoài lượng vừa đủ.

Lá Tần bì được dùng trị da bị dị ứng, viêm da. mày đay, nhọt mủ, vết thương chém chặt. Ngày dùng 3 – 5g sắc lấy nước uống. Dùng ngoài, lấy tươi rửa sạch, giã nát đắp lên vết thương.

Hoa tần bì được dùng chữa ho, hen suyễn Liều dùng ngày 6 – 15g, sắc uống [TDTH, 1993, 1: 1754 – 5]

Quả tần bì được đốt thành than, khi còn nóng ngâm vào nước, lấy dịch nước uống trị đau da dày. Côn trùng ký sinh trên cây tần bì, tạo ra chất sáp trắng cũng được dùng làm thuốc [Perry et al, 1980: 291].

Bài thuốc có tần bì

  1. Chữa thấp nhiệt sinh lý, phụ nữ rong kinh, bạch đới: Vỏ thân tần bì 16g, vỏ rễ cây thanh thất (Ailanthus triphysa Alston) 12g sắc lấy nước uống, ngày 1 thang.
  2. Chữa hỏa bốc, mắt đỏ sưng đau: Vỏ cây tần bì, hoàng liên ô rô, mỗi vị 12g, sắc uống ngày 1 thang.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/tan-bi.html/feed 1
Thanh thất núi cao https://tracuuduoclieu.vn/thanh-that-nui-cao.html https://tracuuduoclieu.vn/thanh-that-nui-cao.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:07:41 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57302 Mô tả
  • Cây nhỡ, cao khoảng 20m. Thân cành nhẵn, toả rộng.
  • Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, dài đến 50 cm gồm 11 – 25 lá chét hình trái xoan hoặc gần tam giác, dài 7 – 12 cm, rộng 2 – 4 cm, có lông mịn, gốc lệch, có tuyến màu lục, đầu thuôn nhọn, mép khía răng; cuống lá nhẵn.
  • Cụm hoa có cuống mập mọc ở kẽ lá thành chùy phân nhánh dạng tháp dài và rộng, ngắn hơn lá; hoa rất nhiều, màu trắng lục, đơn tính; hoa đực có đài 5 răng hình chuông, tràng 5 cánh thuôn, có lông ở mép, nhị 10, chỉ nhị có ít lông, nhụy lép: hoa cái có đài và tràng giống hoa đực, bầu hình cầu có 5 cạnh, 1 – 5 lá noãn.
  • Quả có cánh, dài 4 – 6 cm, phần sinh sản ở giữa có vân mạng.
  • Mùa hoa: tháng 6 – 7; mùa quả: tháng 8 – 10.

Phân bố, sinh thái

Chi Ailanthus Desf có 3 loài ở Việt Nam, tất cả đều là cây gỗ và chỉ khác nhau ở vùng phân bố. Loài thanh thất núi cao cũng mới chỉ thấy ở vùng núi cao sườn Đông – Bắc dãy Hoàng Liên Sơn, thuộc huyện Sa Pa, Bát Xát tỉnh Lào Cai và huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Độ cao phân bổ tử 1.500 đến 1.800m. Trên thế giới, loài này có ở Triều Tiên, Nhật Bản và Trung Quốc.

Thạch thất núi cao thuộc loại cây ưa sáng, ưa khí hậu mát lạnh quanh năm của vùng nhiệt đới núi cao hay ôn đới ẩm.

Bộ phận dùng:

Vỏ rễ, vỏ thân.

Thành phần hoá học

Thanh thất núi cao chứa nhiều hợp chất thuộc nhiều nhóm hoá học, đa phần thuộc nhóm quassinoid. Theo Võ Văn Chi 1997, gỗ chứa nhựa dầu, tanin, hydrocarbon, saponin, quassin, quercetin và vanilin (0,1 – 0,15%).

Tác dụng dược lý

Thanh thất núi cao có tác dụng trị tiêu chảy, có lẽ do chứa tanin và cũng gây tác dụng tẩy do hàm lượng nhựa và tinh dầu. Và còn có các tác dụng: cầm máu, kháng khuẩn, diệt amip, chống sốt rét, chống ung thư, chống co thắt, gây giãn cơ, khai thông, gây nôn, cầm máu, tác dụng làm săn, trị giun, hạ sốt, ức chế tim.

Cao chiết thanh thất núi cao gây sự chết tế bào theo chương trình. Các quassinoid ailantinol E, ailantinol F và ailantinol G phân lập từ thanh thất núi cao có tác dụng chống ung thư đối với giai đoạn đầu của sự hoạt hóa kháng nguyên.

Ở liều cao có khả năng điều trị tiêu chảy, lỵ, loét tá tràng, làm thuốc cầm gây ngộ độc, có thể gây tiêu chảy, chóng mặt, hoa máu và cũng được dùng trị bệnh lậu, khí hư, xuất mắt, nhức đầu, buồn nôn, nôn và đau nhói dây thần kinh ở các chi.

Tính vị, công năng

  • Vỏ cây thanh thất núi cao có vị đắng chát, mùi hội, có tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, làm săn, sát trùng, cầm máu và trừ giun.
  • Lá có độc, động vật ăn vào có thể bị chết, người tiếp xúc cũng cây dị ứng, viêm tấy, phồng da.

Công dụng

Lá dùng nấu nước tắm rửa để chữa chốc đầu, ghẻ lở.

Vỏ cây thanh thất núi cao được dùng chữa đại tiện ra máu mạn tính. Lấy 12g phần trắng vỏ cây sắc uống, hoặc sắc rồi pha thêm ít rượu vào uống.

  • Để chữa kiết lỵ, tiêu chảy, dùng 12 – 20g vỏ khô sắc uống.
  • Để trị sán, dùng vỏ khô tán bột, uống mỗi ngày 1g, uống liền trong 7 ngày và cuối cùng uống một liều thuốc tẩy thì tẩy được sán ra.
  • Vỏ quả thanh thất núi cao cũng được dùng sắc uống chữa đại tiện ra máu, hoặc hóc xương cá với liều 12g.

Tuệ Tĩnh đã dùng vỏ cây thanh thất núi cao trong bài thuốc bổ âm, chữa dị mộng tinh và đái đục.

Ở Trung Quốc, thanh thất núi cao được dùng điều trị tiêu chảy, lỵ, loét tá tràng, làm thuốc cầm máu và cũng được dùng trị bệnh lậu, khí hư, xuất huyết tử cung.

Ở một số nước, thanh thất núi cao được dùng trị bệnh amip, tiêu chảy, lỵ, táo bón, hen, bệnh tim, co cứng cơ, đau kinh, động kinh, sốt, sốt rét, bệnh lậu, khí hư, ung thư, trị sán dây, trị giun. Liều dùng: 6 – 9g vỏ khô. Thận trọng khi dùng cho người âm hư, khí táo.

Bài thuốc có thành thất núi cao

  1. Chữa trĩ ở phụ nữ sau khi đẻ:Vỏ trắng cây thanh thất núi cao 12g, hạt sen 5g, hành 5 cây. Nấu nước và dùng nước sắc nóng để ngâm hậu môn, sau đó rửa sạch rồi nằm nghỉ. Làm nhiều lần thì có kết quả. Không ăn các chất kích thích và muối, tương, giấm.
  2. Chữa ung thư cổ tử cung: Vỏ khô cây thanh thất núi cao, tán bột, mỗi ngày uống 20g, chia 2 – 3 lần.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/thanh-that-nui-cao.html/feed 0
Thông lá hán https://tracuuduoclieu.vn/thong-la-han.html https://tracuuduoclieu.vn/thong-la-han.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:05:16 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57372 Mô tả
  • Cây gỗ nhỏ hay cây bụi thường xanh. Thân và cành non màu lục, vỏ già nứt nẻ.
  • Lá mọc so le, hình dải, dài 2,5 -7 cm, rộng 3,5 mm, gốc thuôn, đầu tù, hai mặt nhẵn, gân chính nổi rõ.
  • Bộ phận sinh sản là những nón đơn tính. Nón đực mọc riêng lẻ hay tụ họp ở kẽ lá gần đầu cành.
  • Nón cái ở kẽ lá có để mập.
  • Hạt hình cầu hay hình trứng, đường kính khoảng 5 mm, có cuống dài khoảng 1 cm, khi chín màu tím.

Phân bố, sinh thái

Trong 3 loài đã biết thuộc chi Podocarpus ở Việt Nam, có một loài – thông la hán là cây trồng. Thông la hán có nguồn gốc ở Trung Quốc và đã được đưa vào trồng ở đền chùa, các khu lăng tẩm từ lâu đời. Cây cũng được du nhập vào Việt Nam nhưng không rõ từ bao giờ.

Thông la hán là cây ưa ẩm, hơi chịu bóng nhưng cũng không hẳn là cây ưa sáng hoàn toàn.

Bộ phận dùng:

Vỏ rễ, quả.

Thành phần hoá học

  • Lá có các inumakilacton B, C, các chất sterol A, B, C, D, pomasteron A, hinokiflavon, neocryptomerin, sciadopitysin, podocarpus flavon A, B, cadinen, podocarpren.
  • Quả có các imakilacton A, B, C, D, E các nagilacton C, F.
  • Phấn hoa có amentoflavon, chất này có tính kháng nấm.

Tác dụng dược lý

Cao chiết lá tươi với methanol 80% có hoạt tính quét gốc tự do mạnh với nồng độ ức chế 50% (IC50) bằng 0,421 + 0,014 mg/ml (Fenglin H.et al., 2004).

Tính vị, công năng

Quả có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, an thần. Vỏ rễ có vị cay, tính ấm có tác dụng giải độc.

Công dụng

Quả thông la hán dùng trị tim hồi hộp do huyết hư, bệnh loạn nhịp tim, mất ngủ. Liều dùng 3 – 10g.

Vỏ rễ dùng ngoài trị mụn ghẻ, nấm ngoài da [Võ Văn Chi, 1997: 1178].

  • Ở Trung Quốc, nước sắc quả thông la hán được dùng uống làm thuốc bổ thận và phổi. Vỏ rễ được dùng chữa nấm da, nấm lông, bệnh ghẻ, tổn thương do chấn thương. Lá trị ho ra máu, nôn ra máu. Vỏ cây P.macrophyllus var. maki được dùng trị giun, đặc biệt giun đũa và trị các bệnh về máu. Quả có tác dụng tốt với phổi, đặc biệt có tác dụng bổ thận, chữa bệnh tim và đau dạ dày [Perry L.M., 1980: 402, Fenglin H. et al., 2004).
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/thong-la-han.html/feed 0
Hoa mặt trời (Dã quỳ) https://tracuuduoclieu.vn/hoa-mat-troi.html https://tracuuduoclieu.vn/hoa-mat-troi.html#respond Wed, 14 Jul 2021 16:59:42 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=56624 Mô tả
  • Cây bụi, sống hằng năm, cao 2 – 5m. Thân có lông cứng áp sát, phân cành nhiều.
  • Lá mọc sole chia thùy không đều, gốc thuôn, đầu nhọn, mép khía răng, cuống lá dài 1 – 2 cm.
  • Cụm hoa mọc ở đầu ngọn trên một cuống dài thành đầu to, lá bắc xếp thành hàng cao 2 cm; hoa ở vòng ngoài hình môi màu vàng tươi, cánh hoa thuôn, xẻ hai thu nhỏ ở đầu, hoa ở giữa hình ống, ở giữa hoa có những vảy ngắn.
  • Quả bể có 2 răng.
  • Mùa hoa quả: tháng 12-2.

Phân bố, sinh thái

Chi Tithonia Desf. ex Juss có hai loài ở Việt Nam, đều là cây nhập nội. Hoa mặt trời có nguồn gốc ở Nam Mỹ, phân bố rộng rãi khắp các vùng nhiệt đới trên thế giới. Cây được nhập vào Việt Nam không rõ từ bao giờ và hiện nay đã trở nên hoang dại hóa ở khắp các tỉnh từ Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng đến Tây Nguyên và các tỉnh ở Tây Nam Bộ.

Hoa mặt trời là cây đặc biệt ưa sáng, có biên độ sinh thái rộng và có khả năng chịu hạn cũng như chịu lạnh về mùa đông (ở Lai Châu, Cao Bằng). Cây sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm, ra hoa nhiều vào mùa thu, khả năng tái sinh từ hạt tốt, và còn có thể trồng được bằng cành.

Bộ phận dùng

Lá.

Thành phần hóa học

Lá chứa tinh dầu trong đó các hợp chất monoterpen chiếm 88,2% bao gồm (Z) β – ocimen 40,2%. Có tài liệu cho biết tinh dầu chứa α – pinen 50.8 – 61,0%, (Z) β – ocimen 15,5 – 21,4%, limonene 5,4 – 6,4% và p.mentha – 1,5 – dien – 8 – ol 3,9 – 6,1%. Tinh dầu phần trên mặt đất chứa 9 sesquiterpen lacton (I den IX).

Hoa mặt trời còn có tirotundin, các lagilimin A, C và E (Compendium of Indian Medicinal Planto, 1970 – 1979 vol 2, 1999 và vol 5 (1990 – 1994), 1998.

Tác dụng dược lý

Tác dụng vi sinh vật:

Các sesquiterpen lacton chính của cây hoa mặt trời là diversifolin, diversifolin methyl ether và tirotundin có hoạt tính ức chế viêm là do sự alkyl hoá các cặn bã cystein, các cặn bã này có trong phạm vi của sự gắn kết với ADN của yếu tố phiên mã NF – kB. Diversifolin còn có tác dụng kháng khuẩn ở mức độ vừa đối với Bacillus subtilis.

Cao chiết với ether từ các phần trên mặt đất của cây hoa mặt trời thể hiện hoạt tính kháng Plasmodium tốt (IC50 trên chủng Plasmodium falciparum nhạy cảm với cloroquin (FCA): 0,75microg/ml).

Tác dụng tế bào ung thư:

Sự chiết phân đoạn định hướng bởi hoạt tính sinh học của một cao chiết với ethyl acetate từ các phần trên mặt đất của cây hoa mặt trời với việc dùng thử nghiệm sinh học chống tăng sinh thực hiện trên các tế bào ung thư đại trang của người (Co12) và sự biệt hóa các tế bào ở các tế bào bệnh bạch cầu tiền tủy bào của người (HL – 60). Các hợp chất chọn lọc được thử nghiệm về khả năng ức chế các tổn thương trước khi phát triển khối u gây bởi 7, 12 – dimethylbenz (a) anthracen trong thử nghiệm nuôi cấy cơ quan vũ chuột nhắt trắng. Trong các hợp chất phân lập này, tagitinin C và 1 – β, 2 – α – epoxytagitinin C thể hiện hoạt tính chống tăng sinh có ý nghĩa.

Công dụng

Trong y học dân gian, lá đắng cây hoa mặt trời được dùng sát vào da trị ghẻ.

  • Trong y học cổ truyền Daia (châu Phi), phụ nữ dùng nước ngầm lá cây hoa mặt trời để gây sẩy thai, cách dùng là uống một cốc nước ngầm lá này và thụt với một cốc nước ngầm lá khác.
  • Ở Trung Mỹ, cao chiết lá cây hoa mặt trời được dùng ngoài chữa khối tụ máu và vết thương. Cây hoa mặt trời còn được dùng trong y học cổ truyền ở Sao Tome & Principe để trị sốt rét.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/hoa-mat-troi.html/feed 0
Dây lim https://tracuuduoclieu.vn/day-lim.html https://tracuuduoclieu.vn/day-lim.html#respond Wed, 30 Jun 2021 07:30:34 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=56246 Mô tả
  • Cây to, cao 15 – 20m, đường kính thân có thể đến 70 – 80 cm. Cành mọc tỏa rộng, vỏ trơn nhẵn màu lục xám, gỗ màu vàng nâu nhạt.
  • Lá kép dài 20 – 25 cm, cuống chung nhẵn, dài 12 cm; lá chét 5 – 9, hình thuôn hoặc trái xoan, dài 7- 15 cm, rộng 2,5 – 8 cm, gốc tròn hoặc thuôn tù, đầu tròn hoặc hơi nhọn, hai mặt nhẵn hoặc có ít lông trên các gân, gân phụ tạo thành mạng lưới rõ.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm dài 10 – 15 cm, có ít lông, cuống thuyên giảm ở mấu mang 2 – 4 hoa màu trắng, tím hoặc hồng, đài hình chuông cụt, mặt ngoài có lông ngắn; tràng có cánh cờ hình mắt chim, mặt ngoài có lông mịn, cánh bên và cánh thìa thuôn, tù và có lông; nhị 10, một bó, bao phấn hơi nhọn; bầu có lông chứa 2 noãn.
  • Quả nhẵn, dài 3,5 – 5 cm, rộng 2 – 3 cm, dày 6 mm, hơi thắt lại ở hai đầu với một mũi nhọn ngắn, hạt 1, ít khi 2, có vân rõ.
  • Mùa hoa: tháng 5 – 7; mùa quả: tháng 8 – 10.

Phân bố, sinh thái

Chi Pongamia Vent. ở Việt Nam, mới chỉ biết có một loài trên. Về tên gọi loài cây này có thể tuỳ thuộc theo địa phương. Trong các tài liệu về thực vật học và cây gỗ Việt Nam, người ta sử dụng tên gọi là “cây bánh dầy” [Danh lục các loài thực vật Việt Nam, 2003, Vietnam forest Trees, 2009]. Nhưng trong các tài liệu về cây thuốc ở nước ta lại gọi là “Dây lim”, có lẽ do loài này trước kia người ta xếp trong chi Derris có nhiều loài dây leo, song thực tế đây lại là loài cây gỗ lớn, có thể cao tới hơn 15m.

Trên thế giới, loài này phân bố rải rác ở vùng nhiệt đới châu Á, gồm Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippin… và đến tận vùng Đông Вас Australia. Cây còn được nhập trồng ở Mỹ (Florida và Hawaii). Ở Việt Nam, dây lim cũng phân bố rộng rãi khắp từ bắc đến nam. Bắt đầu từ Quảng Ninh (Uông Bí), đến Ninh Bình, Thanh Hóa, Thừa Thiên – Huế, Kon Tum, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Cây còn được trồng ở công viên hay đường phố ở Hải Phòng, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Là loại cây gỗ ưa sáng, có bộ rễ ăn sâu xuống đất, thường mọc ở ven rừng kín thường xanh, gần bờ suối ở cửa rừng, thậm chí có thể sát với mép nước cây vẫn sinh trưởng phát triển tốt.

Bộ phận dùng

Hạt, rễ, vỏ.

Thành phần hóa học

Theo Sastri et al., 1969, hạt gồm 5% vỏ và 95% nhân.

  • Nhân chứa 17,4% protein, 6,6% tinh bột.
  • Ngoài ra, còn có chất nhầy, tinh dầu (vết), acid amin phức là glabrin, 4 furanoflavone: karanjin, pongamin, kanjon và pongaglabrin.

Dầu béo chứa acid palmitic 3,7 – 7,9%, acid stearic 2,4 – 8,9%, acid arachidic 2,2 -4,7%, acid behenic 4,2-5,3%, acid lignoceric 1,1 – 3,5%, acid oleic 44,5 – 71,3%, acid linoleic 10,8 – 13,3%, acid eicosanic 9,5 – 12,4%.

Khô dầu của hạt chứa dầu béo 7,8%, protein 31,9%, carbohydrat 39,8%, glabrin và các acid tự do là acid arachidic, acid lignoceric, acid behenic.

Lá giàu chất mang nitơ và 7,19 mg/100g.

Hoa chứa kaemferol, pongamin, y – sitosterol glucosid.

Vỏ rễ chứa kanugin. Có tài liệu nói là có kananjin 0,08%, pongamin 0,08%, furanoflavon, pinnatin, gamatin…

  • Vỏ thân cũng có những thành phần như trên nhưng với hàm lượng thấp.

Tác dụng dược lý

Tác dụng chống đái tháo đường:

Đã nghiên cứu tác dụng chống tăng glucose huyết và chống peroxy hóa lipid của cao ethanol dây lim (hoa) trên chuột cống trắng bình thường và chuột gây đái tháo đường bằng alloxan.

  • Đã nhận xét thấy tăng glucose huyết, tăng peroxy hóa lipid (Chất phản ứng với acid thiobarbituric (TBARS) và trạng thái chống oxy hóa không enzym (vitamin E, vitamin C và glutathion) và enzym bị rối loạn ở chuột cống trắng gây đái tháo đường bằng alloxan. Việc cho uống cao ethanol hoa dây lim (300 mg/kg thể trọng thể hiện các tác dụng chống tăng glucose huyết và chống peroxy.
  • Đã xác định pongamol và karanjin là các hợp chất chính có tác dụng chống tăng glucose huyết từ quả dây lim.

Tác dụng chống loét dạ dày – tá tràng:

Rễ cây lim được dùng trong y học cổ truyền Ấn Độ chữa các bệnh viêm và nhiễm khuẩn khác nhau, kể cả loét.

Một nghiên cứu đáp ứng liều ban đầu cho thấy liều tối ưu là 25 mg/kg, và đã dùng liều này trong nghiên cứu. Cao methanol rễ dây lim có tác dụng bảo vệ đối với loét dạ dày gây bởi aspirin nhưng không có tác dụng này đối với loét gây bởi ethanol. Cao này có xu hướng giảm loét gây bởi acid acetic sau 10 ngày điều trị.

  • Tác dụng bảo vệ chống loét của cao methanol rễ dây lim do tăng các yếu tố bảo vệ niêm mạc như tiết chất nhầy tăng thời gian sống của các tế bào niêm mạc, glycoprotein của tế bào niêm mạc, sự tăng sinh tế bào và ngăn ngừa sự peroxy hóa lipid mà không phải do giảm sự tiết yếu tố tấn công acid – pepsin (Prabha T. et al. 2003).

Tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm:

Cao chiết ethanol trực tiếp và cao chiết liên tiếp với ether dầu hỏa, cloroform, aceton và ethanol từ hạt dây lim, cho uống 30 – 60 phút trước, có các hoạt tính chống viêm, giảm đau và chống gây loét ở chuột cống trắng. Hoạt tính mạnh nhất ở các cao ether dầu hỏa và cloroform.

  • Đã đánh giá hoạt tính chống viêm của cao ethanol 70% từ lá dây lim trong các mô hình viêm cấp tính, bán cấp và mạn tính trên chuột cống trắng.
  • Cho uống cao lá dây lim thấy có tác dụng chống viêm trong các mô hình viêm cấp tính (phù chân sau gây bởi carrageenin, histamin, 5 – hydroxytryptamin và prostglandin E2), bán cấp (phù chân sau gây bởi kaolin – carrageenin và formaldehyd) và mạn tính (u hạt gây bởi viên bông về nhỏ).

Tác dụng kháng vi khuẩn, kháng virus:

Dây lim dùng trong y học cổ truyền Ấn Độ để điều trị các tổn thương ở da và cơ quan sinh dục, đã được đánh giá về tác dụng kháng virus Herpes típ – 1 (HSV – 1) và típ 2 (HSV – 2) bằng các nghiên cứu in vitro ở tế bào Vero.

Tác dụng chống oxy hóa:

Tác dụng của cao lá dây lim trên sự peroxy hóa lipid trong máu lưu thông và tình trạng chống oxy hóa được đánh giá trên tăng amoniac huyết gây bởi amoni clorid trên chuột cống trắng. Sự tăng peroxy hóa lipid trong tuần hoàn của chuột khi dùng amoni clorid gây ra giảm hàm lượng vitamin A, vitamin C, vitamin E, giảm glutathion khử (GSH), glutathion peroxidase (GPx), superoxyd dimustase (SOD), và catalase (CAT).

Ở chuột được cho cao lá dây lim, có sự giảm có ý nghĩa peroxy hóa lipid với sự tăng đồng thời hàm lượng các chất chống oxy hoá.

  • Kết quả nghiên cứu cho thấy cao lá dây lim điều biến các thay đổi này bằng cách đảo ngược sự mất cân bằng oxy hóa – chống oxy hóa trong tăng amoniac huyết gây bởi amoni – clorid và điều này có thể do (i) tác dụng chống tăng amonic huyết do giải độc đối với lượng dư thừa amoni, ure, và creatinin và (ii) tác dụng chống oxy hóa (Essa M.M. et al.. 2006a).

Tính vị, công năng

Dây lim có độc, ở ta thường chỉ dùng ngoài, nên chưa thấy tài liệu đề cập.

Công dụng

Hạt giã nát, đắp ngoài để trị các bệnh ngoài da, Dầu hạt bôi ngoài chữa các bệnh ngoài da như ngứa, ghẻ, herpes (bệnh mụn rộp), mụn nhọt và các bệnh da khác.

  • Ở Philippin, vỏ dây lim được dùng làm thuốc gây sẩy thai, hạt và rễ cây để duốc cá, dầu hạt xoa ngoài để chữa tê thấp, để chế xà phòng và làm nến.
  • Ở Indonesia, rễ và vỏ thân dây lim để trị ghẻ, lá chữa thấp khớp, hoa chữa đái tháo đường, hạt chữa các bệnh ngoài da, viêm da, thấp khớp [Med. herb index, 1995: 127].
  • Ở Trung Quốc, dầu hạt dây lim được xoa để chữa thấp khớp, dịch rễ được dùng để rửa các vết hoại thư, lá tươi giã nát đắp lên các vết loét nhiễm trùng.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/day-lim.html/feed 0
Chuối hoa https://tracuuduoclieu.vn/chuoi-hoa.html https://tracuuduoclieu.vn/chuoi-hoa.html#respond Fri, 25 Jun 2021 15:49:02 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=55985 Mô tả
  • Cây nhỏ, cao 1 – 1,5m. Thân nhẵn, bóng, màu lục.
  • Lá mọc so le, không cuống hoặc cuống rất ngắn, hình bầu dục thuôn, dài 40 – 50 cm, rộng 20 – 25 cm, gốc thuôn hoặc không đều, đầu nhọn, mép nguyên lượn sóng, hai mặt nhẵn, màu lục.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành chùm đơn, là bắc dài 1,5 cm, mang hai hoa màu đỏ có cuống ngắn, lá đài 3 rất ngắn, cánh hoa 3, hình mác nhọn, dính liền thành ống ngắn ở gốc, nhị lép ngoài 3, nhị lép trong 2, cánh hoa và nhị lép màu đỏ tía, bầu hạ 3 ô.
  • Quả nang, có nhiều gai mềm, hạt hình cầu, rất rắn, màu đen.
  • Mùa hoa quả: tháng 3 – 6.

Phân bố, sinh thái

Chi Canna L. có khoảng vài chục loài, phần lớn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ Ở Việt Nam chi này có năm loài, trừ loai dong riêng là cây trồng lấy củ ăn, các loài khác là cây trồng làm cảnh.

Chuối hoa trồng ở Việt Nam hiện nay cũng là cây nhập nội, nhưng chưa rõ nguồn gốc. Cây trồng làm cảnh trong nhân dân và những nơi công cộng suốt từ Bắc chí Nam.

Chuối hoa là loại cây sống nhiều năm, ưa ẩm và ưa sáng. Cây có sức sống dai do phần thân rễ (củ) nằm dưới mặt đất. Mùa sinh trưởng mạnh trùng với mùa mưa ẩm.

Bộ phận sử dụng 

Củ, thái lát phơi khô; cũng có khi dùng tươi.

Tính vị, công năng

Củ chuối hoa có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, mát máu, tiêu sưng, cầm máu.

Công dụng

Củ chuối hoa được dùng chữa viêm gan cấp tính, với liều mỗi lần 40 – 120g củ sắc uống thường dùng trong khoảng một tuần lễ thì hết vàng da. Dùng riêng hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác. Còn được dùng chữa bị thương xuất huyết, với liều 40 – 80g củ sắc uống.

  • Thổ dân ở Bờ Biển Ngà dùng một bài thuốc trong có chuối hoa và một số vị khác để trị chứng bệnh vàng da.
  • Theo kinh nghiệm dân gian ở Qatar, lá chuối hoa được dùng trị chứng mất kinh, bệnh lậu và dùng làm thuốc diệt côn trùng.

Bài thuốc có chuối hoa

Chữa viêm gan cấp tính: Củ chuối hoa 40g, mộc thông, rễ cỏ tranh, mỗi vị 20g. Sắc uống ngày một thang.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/chuoi-hoa.html/feed 0
Chà là đồi https://tracuuduoclieu.vn/cha-la-doi.html https://tracuuduoclieu.vn/cha-la-doi.html#respond Fri, 25 Jun 2021 15:44:54 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=55959 Mô tả
  • Cây bụi nhỏ, cao 3 – 4m. Thân thường tiêu giảm thành trụ ngắn.
  • Lá kép lông chim, mọc tụ tập ở ngọn, dài hơn Tim gồm những lá chét ngăn và hẹp, các lá chét ở gốc cuống có dạng gai.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành bông mo hẹp, dải 20 cm, có lông tơ mềm, phân nhánh nhiều, nhánh mọc vòng và xếp thành nhiều tầng. Cụm hoa đực ngắn, rất hẹp, dạng chùy dài 4 – 5 cm gồm rất nhiều hoa hình bầu dục thuôn, đài hình chén nhọn, chia 3 răng hình tam giác; cánh hoa thuôn, nhị 6, chỉ nhị rất ngắn, bao phấn hình dải dài.
  • Cụm hoa cái dài 15 cm, phân nhánh nhiều gồm nhiều họa có đài hình chén, chia 3 thùy, 3 cánh hoa gần tròn; bầu có 3 lá noãn, kéo dài ở đỉnh thành dầu nhụy cong.
  • Quả gần hình cầu, có mũi nhọn, khi chín màu vàng, rồi chuyển màu đỏ nâu: hạt to khoảng 1 cm.
  • Mùa hoa: tháng 3 – 4: mùa quả: tháng 9 – 10.

Phân bố, sinh thái

Chi Phoenix L. trên thế giới có 17 loài, phân bố khắp các vùng nhiệt đới, ở Việt Nam có 5 loài (kể cả 1 loài nhập nội). Loài chà là trên được phân thành 2 thứ (var.) và vùng phân bố của chúng ở nước ta cũng khác nhau:

  • Chà là núi (Phoenix loureri Kunth. var. loureiri Kunth. ); mọc ở đồi, độ cao so với mặt biến khoảng 700 – 1000m, ở Gia Lai (An Khê). Đắk Lắk (Krông Pắk).
  • Chả là đồi (Phoenix loureiei Kunth. var.humilis (Becc.) SC. Barow ): mọc ở đồi, ở độ cao thấp, dưới 500m so với mặt biển. Phân bố rộng rãi khắp các tỉnh vùng núi thấp, trung du và ra đến một số hải đảo. Bao gồm các tỉnh: Hoà Bình (Kỳ Sơn, Lương Sơn), Tuyên Quang (Sơn Dương), Vĩnh Phúc (Tam Đảo, Lập Thạch), Phú Thọ (Đoan Hùng, Phù Ninh), Thái Nguyên (Đại Từ, Phú Bình), Lạng Sơn (Hữu Lũng), Bắc Giang (Lục Ngạn, Sơn Động); Quảng Ninh vào đến tận các tỉnh miền Trung, như Bình Định, Khánh Hoà, Ninh Thuận. Còn có ở một số đảo lớn như Hòn Mê (Thanh Hoá), Cù Lao Chàm (Quảng Nam).

Chà là đồi là cây đặc biệt ưa sáng, thường mọc rải rác hoặc tập trung thành đảm nhỏ ở đồi cây bụi. Cây có thể sống được trên nhiều loại đất, kể cả đất đã bị rửa trôi nhiều và nghèo dinh dưỡng.

Bộ phận sử dụng

Quả. Chồi ngọn.

Cách trồng

Chà là đồi là cây sống lâu năm, có khả năng chịu hạn rất tốt, không kén đất đai, ít bị sâu bệnh hại. Cây trồng không tốn công chăm sóc.

  • Nơi trồng nên chọn chỗ đất cao, thoát nước, cây trồng bằng hạt.
  • Gieo hạt vào mùa xuân, ở Vườn ươm, dự đoán sau 8 – 12 tháng có thể đánh cây con đem trồng.
  • Cuống lá chà là đồi có nhiều gai, vì thế khi trồng cần khoảng cách thoa (1,5 – 2m một cây) để về sau dễ chăm sóc và cắt tỉa bớt lá gai khi cây mọc thành bụi lớn.

Thành phần hoá học

Lá chà là đồi (P.humilis Royle var. loureiri.) chứa vitexin, glucoluteolin, orientin, isoorientin.

Tác dụng dược lý

Xác định độc tính cấp: toàn cây chà là đồi phần trên mặt đất thu hái vào tháng 2, chặt nhỏ, phơi khô, nghiền thành bột thô, chiết bằng ethanol 50%, lọc. Dịch lọc được cô dưới áp suất giảm đến thể chất cao khô. Cao khô hoà với nước và tiến phúc mạc cho chuột nhắt trắng với liều 1000 mg/kg, chuột không chết, tức là LD50 > 1000 mg/kg.

Công dụng

Thịt quả chà là đồi cho trẻ ăn để khỏi đái dầm. Giã nát thịt quả đắp để chữa nứt nẻ da. Kinh nghiệm dân gian ở Tây Nguyên (Việt Nam) dùng quả làm thuốc chữa la chảy và để giã rượu. Quả có hương vị đặc biệt, dùng ăn được, nên liều chữa bệnh có thể 20 – 80g thịt quả tươi.

  • Hạt chà là đối tán thành bột rồi xoa lên đầu để gây mọc tóc.
  • Rễ cây chà là đồi được nhân dân ta sắc uống chữa đòn ngã tổn thương, đau nhức.
  • Chồi của cây tạo thành một loại cổ hũ như chồi dừa, có hương vị thơm ngon, ăn được.

Nhân dân dùng lá chà là đồi, xé nhỏ, phơi khô. để nhồi nệm làm gối hoặc đệm. Bao chung (lá bắc xếp thành vòng bao lây cụm hoa) phơi khô, tán bột, ngày uống 10 – 20g vào lúc tảng sáng khi đói với nước nóng chữa bệnh giang mai (Les plantes dans la médecine tunisienne) (Theo Lê Trần Đức, 1997; 1305).

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cha-la-doi.html/feed 0