Sữa ong chúa là nguồn dưỡng chất quý giá đến từ thiên nhiên được nhiều người ưa chuộng. Sản phẩm này không chỉ có tác dụng chăm sóc sức khỏe mà còn giúp chị em cải thiện sắc đẹp. Tuy nhiên, hiện nay nhiều nguồn tin cho thấy uống sữa ong chúa bị nóng trong và nổi mụn. Vậy, uống sữa ong chúa có bị nóng không? Hãy cùng theo chân Tracuuduoclieu tìm hiểu ngay sau đây!
Mục lục
Thành phần dinh dưỡng trong sữa ong chúa
Theo Thư viện Y học Quốc gia Mỹ, thành phần dinh dưỡng trong sữa ong chúa rất đa dạng bao gồm: nước, carbohydrate, protein, chất béo, vitamin B và các nguyên tố vi lượng,… Cụ thể, sữa ong chúa chứa khoảng:
- 60% – 70% nước
- 12% – 15% protein
- 10% – 16% đường
- 3% – 6% chất béo
- 2% – 3% vitamin, muối và axit amin
- Vitamin B như Thiamine (B1), Riboflavin (B2), Niacin (B3), Axit pantothenic (B5), Pyridoxine (B6), Biotin (B7), Inositol (B8), Axit folic (B9), B12.
- Vitamin A, D.
Bên cạnh đó, sữa ong chúa chứa hàm lượng axit béo rất cao, đặc biệt là các axit hydroxy cần thiết cho hệ thống miễn dịch. Sữa ong chúa cũng chứa hàm lượng cao phospholipid cần thiết cho chức năng não bộ. Ngoài ra còn một số thành phần khác như insulin, globulin, lecithin (inositol và choline), estradiol – một hormone tương tự như estrogen, có tác dụng đảo chiều rối loạn nội tiết tố.
☛ Đọc thêm: Tìm hiểu ngay 11 tác dụng nổi bật của sữa ong chúa
Uống sữa ong chúa có nóng không?
Có nhiều thắc mắc được đặt ra là “Uống sữa ong chúa có bị nóng không?” Đây là một vấn đề được nhiều chị em phụ nữ quan tâm và quan ngại khi sử dụng sản phẩm vì có thể xảy ra các tình trạng nóng trong, mụn nhọt hay mụn trứng cá,…
Thế nhưng, hiện nay chưa có thông tin nghiên cứu nào cho thấy việc uống sữa ong chúa gây nóng trong người. Hơn thế, sữa ong chúa chứa đến hơn 20 loại axit amin, protein, vitamin C và khoáng chất có tác dụng giúp thanh nhiệt, giải độc. Vì thế, việc uống sữa ong chúa bị nóng là không chính xác.
☛ Tham khảo thêm: Uống collagen kết hợp sữa ong chúa được không?
Uống sữa ong chúa có gặp vấn đề gì khác không?
Sữa ong chúa là nguồn dinh dưỡng có thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên. Tuy nhiên, khi khai thác sữa ong chúa sẽ còn sót lại một số nọc ong vì thế sẽ gây ra một số tác dụng phụ khác. Ngoài tình trạng dị ứng nổi mẩn hay phát ban toàn cơ thể thì người bệnh còn có thể gặp phải các vấn đề như khó thở, viêm xuất huyết dạ dày, sốc phản vệ, thậm chí tử vong. Cụ thể:
- Khó thở, lên cơn hen suyễn: Trong sữa ong chúa có chứa thành phần gây co thắt ống phế quản và túi khí trong phổi. Điều này làm cho người có tiền sử hen suyễn bị thiếu dưỡng khí, hô hấp khó khăn gây đau tức ngực, khó thở và lên cơ hen suyễn.
- Gặp vấn đề về tiêu hoá: Sữa ong chúa có chứa một vài hoạt chất có thể gây kích ứng nhẹ với niêm mạc dạ dày. Tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe của mỗi người sẽ xảy ra vấn đề phát sinh khác nhau như tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiêu hoá hay buồn nôn,… Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển biến nặng hơn, khiến cơ thể bị mất nước và dinh dưỡng trầm trọng, gây ra các bệnh lý nguy hiểm khác.
- Sốc phản vệ: Nếu người dùng có cơ địa dị ứng nặng với sữa ong chúa sẽ có nguy cơ xảy ra tình trạng sốc phản vệ. Khi sử dụng sản phẩm, cơ thể người bệnh sẽ giải phóng một loại hoá chất để chống lại vật thể lạ xâm nhập (sữa ong chúa) ngay lập tức. Người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, mệt mỏi, huyết áp giảm đột ngột,… Vào lúc này, cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được sơ cứu kịp thời để tránh những triệu chứng không mong muốn xảy ra.
Vì thế, trước khi sử dụng sữa ong chúa vào thực đơn ăn uống hàng ngày bạn cần phải tham khảo trước ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dị ứng. Đồng thời, bạn cũng không nên dùng sữa ong chúa liên tục trong thời gian dài mà hãy chia thành từng đợt bổ sung.
Những ai không nên uống sữa ong chúa
Tuy sữa ong chúa là một loại “thần dược” đối với sức khỏe và sắc đẹp nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng sản phẩm này. Dưới đây là một số đối tượng không nên sử dụng sữa ong chúa, bao gồm:
- Người dị ứng với phấn hoa: Trong sữa ong chúa có chứa thành phần phấn hoa. Vì thế, với những người dễ bị dị ứng có thể gặp một số triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
- Người có tiền sử hen suyễn: Những người mắc bệnh hen suyễn nếu sử dụng sữa ong chúa có thể xảy ra tình trạng khó thở, co thắt phế quản. Đặc biệt, bệnh sẽ nguy hiểm hơn nếu đó là sữa ong chúa tươi hoặc sữa ong chúa nguyên chất.
- Người huyết áp thấp: Trong sữa ong chúa có chứa một thành phần có tác động tiêu cực đến hoạt động của buồng tim, dẫn đến giãn nở động mạch huyết quản và hạ huyết áp. Việc này có thể gây ra nguy hiểm cho người bệnh nếu bị huyết áp thấp. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý khi sử dụng sữa ong chúa.
- Người bị đau bụng đi ngoài: Trong sữa ong chúa vẫn tồn tại chất độc của nọc ong gây rối loạn công năng của đường ruột. Do đó, những người đang đau bụng đi ngoài, cơ địa nhạy cảm tuyệt đối không nên sử dụng sản phẩm.
- Người bị bệnh truyền nhiễm, sốt: Đối với những người mắc bệnh truyền nhiễm, sốt cần được dùng các biện pháp giải nhiệt. Sữa ong chúa chỉ có tác dụng bồi bổ sức khỏe, không có tác dụng hạ sốt.
- Phụ nữ có thai và cho con bú: Sữa ong chúa có thể gây co tử cung gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, khó sinh hoặc sảy thai. Vì thế, mẹ bầu hoặc đang cho con bú cần trao đổi với các chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
- Người có làn da nhạy cảm, dễ bị dị ứng: Đối với những người có làn da nhạy cảm hoặc dễ bị dị ứng khi sử dụng sữa ong chúa có thể gây ra kích ứng như ngứa, mẩn đỏ, nổi mụn nước,…
Hướng dẫn uống sữa ong chúa đúng cách
Để phát huy tối đa tác dụng của sữa ong chúa, bạn cần biết sử dụng đúng cách, cụ thể:
Đối với người lớn
- Đối với người đang mắc các bệnh lý như suy nhược cơ thể, thiếu chất dinh dưỡng: Uống sữa ong chúa liên tục trong 3 – 4 tuần theo từng đợt. Thời gian sử dụng vào sáng sớm hoặc trước khi đi ngủ với liều lượng 1 thìa cà phê/lần, ngày uống 2 lần.
- Đối với người khoẻ mạnh bình thường hoặc người có nhu cầu tăng cường chức năng sinh lý: Uống sữa ong chúa với liều lượng 1 thìa cà phê/ lần, 1 lần/ ngày và uống đều mỗi ngày.
Đối với trẻ em
Đối với trẻ em khi sử dụng sữa ong chúa cần được sự tư vấn và hướng dẫn cụ thể từ các chuyên gia bác sĩ. Bởi trong sữa ong chúa chứa các thành phần không phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Việc sử dụng không đúng cách có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
☛ Tìm hiểu thêm: Mách mẹ cách dùng sữa ong chúa cho trẻ em