Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Tìm hiểu ngay 11 tác dụng nổi bật của sữa ong chúa

Tìm hiểu ngay 11 tác dụng nổi bật của sữa ong chúa

Tham vấn chuyên môn: TTND.GS.TS Nguyễn Văn Mùi

Sữa ong chúa là chất được tiết ra từ ong thợ để nuôi ấu trùng ong thợ non và ong chúa. Nó có nhiều tác dụng đối với sức khỏe nên được bán rộng rãi ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Trong bài viết này sẽ nói về 11 tác dụng nổi bật của sữa ong chúa, chúng ta cùng khám phá nhé!

Tìm hiểu ngay 11 tác dụng nổi bật của sữa ong chúa 1

Mục lục

  • #11 tác dụng nổi bật của sữa ong chúa
    • 1. Tác dụng kháng khuẩn
    • 2. Tác dụng chống viêm
    • 3. Tác dụng chống oxy hóa
    • 4. Tác dụng chữa lành vết thương
    • 5. Tác dụng điều hòa miễn dịch
    • 6. Tác dụng chống lão hóa
    • 7. Tác dụng chống ung thư
    • 8. Chống tiểu đường
    • 9. Chống tăng huyết áp
    • 10. Bảo vệ cơ quan trong cơ thể
    • 11. Tăng khả năng sinh sản
  • Những ai nên uống sữa ong chúa
  • Cách sử dụng sữa ong chúa như thế nào?

#11 tác dụng nổi bật của sữa ong chúa

Sữa ong chúa có chứa thành phần như sau: nước (60 – 70%), protein (9-18%), đường (7-18%), lipid (3-8%), khoáng chất (Fe, Na, Ca, K, Zn, Mg, Mn và Cu), 8 axit amin thiết yếu (Val, Leu, Ile, Thr, Met, Phe, Lys và Trp), vitamin (A, phức hợp B, C và E). Ngoài ra, nó còn có các chất có hoạt tính sinh học mạnh như protein, peptide, lipid, phenolic và flavonoid. Tất cả các dưỡng chất này góp phần giúp sữa ong chúa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm 11 tác dụng chính dưới đây:

1. Tác dụng kháng khuẩn

Theo nghiên cứu “Protein sữa ong chúa chính của ong mật ( Apis cerana) 4 thể hiện hoạt tính kháng khuẩn” của Bo Yeon Kim (năm 2019) cho thấy sữa ong chúa có tác dụng kháng khuẩn trên cả vi khuẩn gram dương và âm. Chúng có khả năng tiêu diệt B. subtilis, S. aureus, P. larvae, E. coli, P. aeruginosa… Đặc biệt, nó có khả năng chống lại vi khuẩn gây bệnh nha chu A. actinomycetemcomitans, P. intermedia, F. mucleatum và P. gingivalis.

Tác dụng này có thể do một số cơ chế sau:

  • Trong sữa ong chúa có chứa protein và peptit đặc biệt là royalisin, jelleines có tác dụng kháng khuẩn mạnh. Chúng bám vào thành và phá vỡ màng tế bào vi khuẩn, dẫn đến ly giải tế bào và gây chết.
  • Một loại acid béo là 10-hydroxy-2-decenoic (10-HDA) trong sữa ong chúa cũng có khả năng cản trở quá trình tổng hợp thành tế bào vi khuẩn, tăng cường tác dụng kháng khuẩn cho sữa ong chúa.

Ngoài ra, sữa ong chúa còn giúp kháng nấm và nhiều loại virus khác như virus herpes 2, virus cúm, virus tim coxsackie B3, virus herpes simplex loại 1 (HSV-1) và một số loại rhabdovirus…

2. Tác dụng chống viêm

Sữa ong chúa được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có tác dụng chống viêm hiệu quả. Nó có khả năng chống viêm là nhờ khả năng ức chế sản xuất các chất trung gian tiền viêm như IL-1, IL-6 và TNF-α.

Vì vậy, sữa ong chúa có tác dụng tốt trong nhiều bệnh tự miễn khác nhau như viêm khớp dạng thấp, viêm ruột… cũng như là thực phẩm tiềm năng để tăng cường hoạt động miễn dịch nhằm ngăn ngừa bệnh viêm nhiễm.

3. Tác dụng chống oxy hóa

Sữa ong chúa là sản phẩm nổi tiếng với tác dụng chống oxy hóa. Trong một nghiên cứu năm 2007 về tác dụng chống oxy hóa trên chuột cho thấy sữa ong chúa có tác dụng cải thiện quá trình sản sinh enzyme chống oxy hóa nội sinh là glutathione peroxidase.

Nó còn tăng nồng độ của enzyme chống oxy hóa khác như superoxide dismutase (SOD), catalase (CAT), glutathione reductase (GR). Bên cạnh đó, sữa ong chúa còn giảm quá trình peroxy hóa lipid và tạo ra các gốc tự do.

Tác dụng chống oxy hóa là nhờ các gốc hydroxyl của 29 peptide của sữa ong chúa. Vì vậy, sữa ong chúa được đánh giá là một phương pháp giúp ngăn ngừa và điều trị nhiều bệnh mãn tính và lão hóa.

Tham khảo thêm: Uống sữa ong chúa trước khi mang thai có tác dụng gì?

4. Tác dụng chữa lành vết thương

4. Tác dụng chữa lành vết thương 1

Sữa ong chúa đã chứng tỏ tiềm năng đáng kể trong việc thúc đẩy quá trình lành vết thương nhờ thành phần dinh dưỡng phong phú và các hợp chất hoạt tính sinh học.

Theo nghiên cứu “Protein có nguồn gốc từ sữa ong chúa tăng cường sự phát triển và di chuyển của tế bào sừng biểu bì ở người trong mô hình vết thương trầy xước trong ống nghiệm” được đăng trên BMC năm 2019 đã nói về tác dụng chữa lành vết thương của sữa ong chúa. Nó chứa các protein hòa tan trong nước, đặc biệt là MRJP-2,3,7 giúp kích thích tái tạo tế bào sừng biểu bì khi vết thương bị trầy xước.

Các peptide khác giúp tăng cường tái tạo da, đóng vết thương trên da. Hơn nữa, đặc tính chống viêm và kháng khuẩn của sữa ong chúa giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và giảm viêm quanh vết thương, tạo môi trường tối ưu để chữa lành.

Những cơ chế tác dụng trên giúp cho sữa ong chúa trở thành một phương thuốc tự nhiên có giá trị để đẩy nhanh quá trình lành vết thương và cải thiện sức khỏe làn da.

5. Tác dụng điều hòa miễn dịch

Sữa ong chúa là thực phẩm giúp điều hòa miễn dịch hiệu quả. Theo nghiên cứu, sữa ong chúa giúp cải thiện bệnh lupus ban đỏ hệ thống đáng kể sau 3 tháng sử dụng. Nó còn giúp điều chỉnh quá trình tăng sinh các cytokine IL-4, IL-2 và IFN-ϒ – chất trung gian và điều chỉnh khả năng miễn dịch và viêm. Vì vậy, đây là một sản phẩm tiềm năng để điều trị các bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch như dị ứng, ung thư và viêm.

6. Tác dụng chống lão hóa

6. Tác dụng chống lão hóa 1

Các chị em chắc hẳn không còn xa lạ gì với tác dụng chống lão hóa vượt trội của sữa ong chúa nhờ các dưỡng chất quý. Nó giúp làm chậm quá trình lão hóa và các rối loạn liên quan đến tuổi tác. Ngoài ra, nó còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng tuổi thọ và tăng khả năng chống lại các căng thẳng.

Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy, các protein và lipid được nghiên cứu có khả năng kéo dài tuổi thọ của nhiều sinh vật sống khác nhau như dế, ong mật, chuột… Nó cũng giúp ức chế sự lão hóa các mô người khi được nuôi cấy tế bào.

Các axit béo độc đáo trong sữa ong chúa còn đóng vai trò duy trì độ ẩm và chức năng bảo vệ của da. Sử dụng thường xuyên sữa ong chúa, thông qua bôi ngoài da hoặc bổ sung chế độ ăn uống, có thể góp phần đáng kể giúp làn da khỏe mạnh, trẻ trung và đầy sức sống hơn.

7. Tác dụng chống ung thư

Theo “Tiềm năng điều trị của sữa ong chúa trong phì đại lành tính tuyến tiền liệt. So sánh với tài liệu đương đại” của Nemanja Radojevic và cộng sự (năm 2016) cho thấy sau khi sử dụng sữa ong chúa 3 tháng nó giúp cải thiện chất lượng cuộc sống ở những bệnh nhân mắc chứng phì đại tuyến tiền liệt lành tính. Sữa ong chúa có khả năng gây độc tế bào đối với dòng tế bào ung thư tuyến tiền liệt (PC3), giúp ngăn ngừa các khối u phát triển.

Ngoài ra, sữa ong chúa còn có khả năng chống khối u khác như làm chậm u nguyên bào thần kinh ở người và khối u ở gan, phổi. Tác dụng này là do sữa ong chúa có khả năng ức chế sự hình thành mạch máu mới do khối u gây ra và kích hoạt chức năng miễn dịch.

8. Chống tiểu đường

Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy sau khi dùng sữa ong chúa nồng độ glucose huyết thanh giảm đáng kể ở những người khỏe mạnh. Việc sử dụng sữa ong chúa giúp tăng nồng độ insulin, điều này có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả.

Ngoài ra, sữa ong chúa còn giúp giảm các biến chứng trên tim mạch của bệnh nhân tiểu đường. Nó giúp cải thiện đáng kể mức các chỉ số như triglyceride, lipoprotein tỷ trọng thấp, lipoprotein tỷ trọng rất thấp, lipoprotein tỷ trọng cao, cholesterol và ApoA-1…

9. Chống tăng huyết áp

Việc uống sữa ong chúa giúp giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Cơ chế của tác dụng này là do sữa ong chúa ức chế hoạt động của enzyme chuyển angiotensin 1 (ACE). Ngoài ra, nó còn có tác dụng giãn mạch do làm giảm L-NAME – chất cần thiết để tổng hợp NO gây co mạch như.

10. Bảo vệ cơ quan trong cơ thể

10. Bảo vệ cơ quan trong cơ thể 1

Theo nghiên cứu “Tác dụng của sữa ong chúa đối với tổn thương gan do paracetamol gây ra ở chuột” của Kanbur, M. và cộng sự năm 2009 cho thấy sử dụng sữa ong chúa với liều lượng 200mg/kg trong 7 ngày giúp bảo vệ gan, cải thiện tình trạng tổn thương gan nghiêm trọng do paracetamol gây ra ở chuột.

Sữa ong chúa có khả năng dọn sạch gốc tự do, chống oxy hóa và ức chế các tác nhân gây hại cho gan. Từ đó giúp bảo vệ gan khỏi những tổn thương trong cơ thể.

11. Tăng khả năng sinh sản

Sữa ong chúa có phản ứng estrogen, giúp cân bằng nội tiết tố nữ, cải thiện các thông số về khả năng sinh sản. Nghiên cứu cho thấy việc uống 1g sữa ong chúa mỗi ngày giúp giảm mức độ nghiêm trọng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Bên cạnh đó, nó cũng cải thiện chất lượng cuộc sống của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

Ngoài ra, trong các nghiên cứu trên động vật cũng cho thấy sữa ong chúa giúp cải thiện cả về chất lượng và số lượng của tinh trùng. Vì vậy, nó trở thành một sản phẩm tiềm năng giúp tăng tỷ lệ thụ thai cho các cặp vợ chồng đang mong muốn có con.

Đọc thêm: Sữa ong chúa được thu hoạch như thế nào?

Những ai nên uống sữa ong chúa

Với các tác dụng tốt cho sức khỏe như trên, sữa ong chúa đặc biệt hữu ích trong những trường hợp sau đây:

  • Người suy nhược, mệt mỏi, thiếu máu: Sữa ong chúa chứa nhiều vitamin, khoáng chất và axit amin thiết yếu giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng…
  • Người mắc các bệnh mãn tính: Sữa ong chúa có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp cao…
  • Phụ nữ muốn làm đẹp da: Sữa ong chúa chứa nhiều dưỡng chất giúp dưỡng da mịn màng, chống lão hóa…
  • Vợ chồng hiếm muộn: Sữa ong chúa giúp tăng cường khả năng thụ thai.

Cách sử dụng sữa ong chúa như thế nào?

Cách sử dụng sữa ong chúa như thế nào? 1

Sữa ong chúa là sản phẩm tự nhiên, tuy lành tính nhưng người dùng cũng không nên lạm dụng, chỉ uống ĐÚNG và ĐỦ. Dưới đây là hướng dẫn sử dụng sữa ong chúa để đạt hiệu quả tốt nhất và an toàn cho sức khỏe:

– Liều lượng: Liều lượng sử dụng sữa ong chúa có thể thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi, sức khỏe và mục đích sử dụng. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng. Dưới đây là liều lượng khuyến nghị thông thường:

  • Dạng viên nang: 1-2 viên mỗi ngày, uống vào buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ.
  • Dạng tươi: Người lớn dùng 0.5 – 1g mỗi ngày, trong tối đa 6 tháng. Trẻ em từ 3-12 tuổi có thể sử dụng với liều lượng thấp hơn, khoảng 0,5g/ngày.

– Thời điểm sử dụng: nên dùng sữa ong chúa vào buổi sáng hoặc trưa, trước bữa ăn 30 phút.

– Cách dùng: Có thể sử dụng sữa ong chúa theo nhiều cách khác nhau như uống trực tiếp, pha với nước hoặc mật ong, kết hợp với thực phẩm khác.

– Lưu ý khi sử dụng:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú, người dị ứng với ong mật hoặc các sản phẩm từ ong không nên sử dụng sữa ong chúa.
  • Không sử dụng cho trẻ em dưới 3 tuổi. (Đọc thêm: Uống sữa ong chúa trước khi mang thai có tác dụng gì?)
  • Nên chọn mua sữa ong chúa có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả sử dụng.
  • Trước khi sử dụng sữa ong chúa để dưỡng da, cần làm sạch da để hấp thu các dưỡng chất được tốt nhất. Không nên đắp mặt nạ sữa ong chúa qua đêm để tránh bị kích ứng da.
  • Ban đầu sử dụng sữa ong chúa lên da có thể thấy ngứa rát, sau đó triệu chứng dần được cải thiện. Tuy nhiên nếu thấy các triệu chứng kích ứng, nổi mẩn đỏ kéo dài thì nên ngừng sử dụng.
  • Không nên lạm dụng sữa ong chúa vì có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng.

☛ Đọc thêm: Cách bảo quản sữa ong chúa không cần tủ lạnh

Trên đây là 11 tác dụng nổi bật của sữa ong chúa. Mong rằng bài viết có thể giúp bạn hiểu hơn về sản phẩm này. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

Tác giả: Lê Thị Bích Hậu - 06/11/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ
Từ khóa: Sữa ong chúa

Bài viết liên quan

  • Giải đáp: Uống sữa ong chúa có nóng không?

  • Sữa ong chúa có tác dụng gì cho da mặt?

  • Tác dụng của sữa ong chúa với nam giới

  • Có nên đắp mặt nạ sữa ong chúa hàng ngày không?

  • Sữa ong chúa: Công dụng và cách dùng hiệu quả

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Truyền thông Sức khỏe là Vàng

Trụ sở chính: Thôn 3, xã Phù Lưu Tế, Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

  • Email: suckhoevangnguoiviet@gmail.com
  • Số điện thoại: 0243.9901436
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Đàm Thị Xuyến
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑