Sữa ong chúa là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của con người, nhất là sữa ong chúa tươi. Thế nhưng nếu không được bảo quản đúng cách sẽ khiến chúng bị biến chất, mất hết dinh dưỡng hoặc gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy làm thế nào để bảo quản chúng không bị hỏng? Hãy cùng tracuuduoclieu.vn đi tìm câu trả lời nhé!
Mục lục
Sữa ong chúa để ở môi trường bên ngoài được bao lâu?
Khi để sữa ong chúa ở môi trường tự nhiên, tức là ở nhiệt độ phòng, sữa ong chúa sẽ nhanh chóng bị hư hỏng. Thông thường, sữa ong chúa sẽ bắt đầu hỏng sau khoảng 2 – 3 ngày. Lý do là sữa ong chúa chứa nhiều protein, vitamin và các enzyme, rất nhạy cảm với nhiệt độ và ánh sáng. Nên khi tiếp xúc với nhiệt độ cao và ánh sáng mặt trời trực tiếp, các thành phần dinh dưỡng trong sữa ong chúa sẽ bị phân hủy nhanh chóng. Ngoài ra, ở nhiệt độ phòng, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và phát triển trong sữa ong chúa, gây ra quá trình lên men và làm hỏng sản phẩm.
Bảo quản sữa ong chúa trong tủ lạnh được bao lâu?
Sau khi thu hoạch, sữa ong chúa nguyên chất sẽ được cho vào những hũ nhựa, thủy tinh hoặc sứ và đậy kín nắp.
Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh (từ 2°C đến 4°C):
Sữa ong chúa có thể bảo quản được 2 đến 3 tháng. Tuy nhiên, chất lượng của sữa ong chúa có thể giảm dần theo thời gian, vì vậy tốt nhất nên sử dụng trong vòng 1 tháng để đảm bảo giữ nguyên dưỡng chất.
Bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh (dưới 0°C):
Nếu bạn bảo quản sữa ong chúa ở ngăn đá, nó có thể giữ được từ 1 đến 2 năm mà không bị mất chất lượng. Khi cần sử dụng, bạn chỉ cần rã đông từ từ trong tủ lạnh hoặc để ở nhiệt độ phòng.
☛ Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu ngay 11 tác dụng nổi bật của sữa ong chúa
Hướng dẫn bảo quản sữa ong chúa không cần tủ lạnh
Việc bảo quản sữa ong chúa lâu hơn mà không có tủ lạnh là khá khó khăn bởi vì sữa ong chúa rất nhạy cảm với nhiệt độ và độ ẩm. Tuy nhiên, có một vài cách làm chậm quá trình hư hỏng mà bạn có thể tham khảo:
Cách 1: Sử dụng mật ong để bảo quản:
Mật ong có tính kháng khuẩn tự nhiên và khả năng bảo quản rất tốt. Bạn có thể trộn sữa ong chúa với một lượng mật ong nguyên chất để tạo thành một hỗn hợp. Mật ong giúp bảo vệ sữa ong chúa khỏi sự phân hủy và vi khuẩn, đồng thời kéo dài thời gian sử dụng.
Cách 2: Sử dụng thùng xốp:
Bạn sử dụng thùng xốp rồi rải một lớp đá lạnh ở đáy và đặt các hũ sữa ong chúa đã được đậy thật kín nắp vào. Sau đó phủ thêm một lớp đá lạnh lên phá trên, đậy nắp thùng xốp để bảo quản.
Tùy vào dung tích và lượng đá lạnh, cứ khoảng 8-12 tiếng thì bạn nên kiểm tra một lần để đổ nước ra khỏi thùng và cho thêm đá để giữ nhiệt độ lạnh. Bạn cần hạn chế mở nắp thùng xốp để tránh nhiệt độ bị chênh lệch khiến chất lượng không được đảm bảo.
Lời khuyên:
- Khi đóng gói bảo quản, nên đựng sữa ong chúa trong các loại chai lọ thủy tinh, sứ hoặc hộp nhựa. Tránh dùng các loại bao bì bằng kim loại vì có thể làm ảnh hưởng đến mùi vị của sữa ong chúa.
- Dù bảo quản sữa ong chúa bằng hình thứ nào, bạn vẫn nên sử dụng càng sớm càng tốt để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng tốt nhất.
☛ Tìm hiểu thêm: Nhau thai cừu và sữa ong chúa loại nào tốt cho làn da?
Tại sao khi bảo quản cần tránh để sữa ong chúa tiếp xúc với không khí?
Sữa ong chúa là một sản phẩm tự nhiên chứa nhiều dưỡng chất quý giá như vitamin, khoáng chất, axit amin và các enzym có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, những dưỡng chất này rất dễ bị phân hủy khi tiếp xúc với không khí, đặc biệt là với oxy. Dưới đây là những lý do cụ thể tại sao sữa ong chúa cần tránh tiếp xúc với không khí:
Oxy hóa các dưỡng chất:
Khi sữa ong chúa tiếp xúc với không khí, các thành phần dinh dưỡng trong nó, đặc biệt là các vitamin (như vitamin C và vitamin B) và axit amin, có thể bị oxy hóa, làm giảm chất lượng và hiệu quả sử dụng. Oxy hóa dẫn đến mất đi các tác dụng tốt của sữa ong chúa đối với sức khỏe, đặc biệt là trong việc hỗ trợ miễn dịch và làm đẹp da.
Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn:
Không khí có chứa nhiều vi khuẩn và vi sinh vật. Khi sữa ong chúa bị tiếp xúc trực tiếp với không khí, những vi sinh vật này có thể xâm nhập vào sản phẩm và gây ra sự phân hủy, nhiễm bẩn, từ đó làm hư hỏng sữa ong chúa. Sữa ong chúa có thể trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển nếu không được bảo quản kín đáo.
Mất đi hương vị và mùi thơm tự nhiên:
Sữa ong chúa có một mùi đặc trưng, nếu để tiếp xúc với không khí trong thời gian dài, mùi này có thể biến đổi và mất đi hương vị thơm ngon tự nhiên. Việc bảo quản kín giúp giữ lại mùi vị đặc trưng và những đặc tính có lợi của sữa ong chúa.
Mất tác dụng do mất đi các enzym:
Enzym trong sữa ong chúa là yếu tố quan trọng trong việc hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với không khí, enzym có thể bị phá hủy do sự tác động của oxy. Điều này làm giảm hiệu quả của sữa ong chúa trong việc hỗ trợ các quá trình sinh lý trong cơ thể.
Dấu hiệu nhận biết sữa ong chúa bị hỏng
Bạn không thể đảm bảo được sữa ong chúa vừa được mua là mới khai thác hay mới sản xuất. Hoặc chẳng may bạn lỡ làm mất bao bì và không biết được hạn sử dụng. Vậy thì chúng tôi sẽ chỉ giúp bạn cách nhận biết sữa ong chúa bị hỏng như sau:
Kiểm tra bằng mắt thường
Bạn có thể quan sát bằng mắt thường xem màu sắc của sữa ong chúa.
Thông thường, sữa ong chúa sẽ có màu trắng ngà hoặc hơi ngả vàng nhạt, màu đều nhau, có độ sánh mịn, óng ánh. Trường hợp nếu bạn thấy màu sắc của sữa ong chúa không được đều, có màu vàng đậm, xuất hiện các cặn nhỏ loang lổ thì chắc chắn chúng đã bị hỏng.
Tốt nhất là bạn nên bỏ sữa ong chúa đi khi xuất hiện dấu hiệu hư hỏng, bơi nếu sử dụng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe như: ngộ độc thực phẩm, buồn nôn, tiêu chảy,…
Nhận biết mùi vị
Ngoài quan sát bằng mắt thường, bạn có thể nhận biết qua mùi vị để xem sữa ong chúa đã bị hỏng hay chưa.
Sữa ong chúa tươi có mùi hơi chua nhưng không phải của mùi thức ăn bị ôi. Nếm thử vị sẽ thấy vị chua nhẹ, hơi lợ, tan ngay trong miệng. Ngược lại khi sản phẩm đã bị hỏng, ngửi và nếm thử sẽ thấy mùi vị chua khó chịu, không có cảm giác tan trong miệng, có lợn cợn.
Pha sữa ong chúa với nước
Ngoài ra, bạn có thể pha sữa ong chúa với nước và khuấy đều. Nếu sữa ong chúa hòa tan ngay trong nước, nước có màu trắng đục đều thì vẫn sử dụng được. Ngược lại nếu nước có cặn, không tan khi đã khuấy nhiều thì sữa ong chúa đã bị hỏng.
Pha sữa ong chúa với mật ong
Một cách nhận biết khác là bạn có thể trộn sữa ong chúa với mật ong. Nếu chúng hòa tan thành hỗn hợp không phân tách lớp thì chứng tỏ sữa ong chúa còn tươi và không hỏng.
Một số câu hỏi khác
Cách quản bảo sữa ong chúa khi vừa khai thác
Có rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến chất lượng của sữa ong chúa như ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm. Vì thế sau khi vừa khai thác, nên cho sữa ong chúa vào hũ thủy tinh, nhựa hoặc sứ được đậy nắp kín hoặc đậy bằng nylon. Cần phải đặt hũ sữa ong chúa vào thùng xốp đá lạnh để bảo quản.
Nếu sau khi khai thác mà sữa ong chúa tiếp xúc với không khí, ánh nắng thì sẽ chỉ được khoảng 30 phút là sẽ chuyển màu vàng và bị hỏng.
Đọc thêm: Người ta thu hoạch sữa ong chúa như thế nào?
Bảo quản sữa ong chúa khi vận chuyển
Trong khi vận chuyển, bạn cần phải đặt các lọ sữa ong chúa vào thùng xốp đá lạnh hoặc thùng giữ nhiệt để đảm bảo được dinh dưỡng của sản phẩm. Để hạn chế đá tan và chảy nước vào sữa ong chúa làm hỏng chất lượng thì bạn cần phải buộc thật chặt miệng lọ, bọc thêm một lớp nylon ở ngoài cho chắc chắn.
Bảo quản sữa ong chúa dạng viên nang
Với những viên nang đã được nhà sản xuất đưa ra thị trường, việc bảo quản lại rất đơn giản. Bạn chỉ cần giữ để sữa ong chúa trong lọ kín, để ở nhiệt độ phòng, sau khi sử dụng cần phải đậy lại nắp ngay. Cần bảo quản lọ ở nơi mát mẻ, tránh nhiệt độ và độ ẩm cao, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Có thể bạn quan tâm: