Sữa ong chúa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng để tối ưu hóa công dụng tuyệt vời này. Vậy có những cách nào sử dụng sữa ong chúa? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
#6 cách sử dụng sữa ong chúa đơn giản
Sữa ong chúa từ lâu đã được biết đến như một “thần dược” quý giá, mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe và sắc đẹp. Nhờ hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, sữa ong chúa giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe tim mạch, hỗ trợ tiêu hóa, làm đẹp da và chống lão hóa…
Trên thị trường hiện nay có cả sữa ong chúa tươi và dạng viên (sữa ong chúa được sấy đông). Tuỳ mỗi loại sẽ có cách sử dụng khác nhau. Dưới đây là 6 cách sử dụng sữa ong chúa đơn giản ngay tại nhà giúp mang lại hiệu quả tốt.
1. Dùng trực tiếp
Đây là cách đơn giản và phổ biến để sử dụng sữa ong chúa. Bạn có thể uống sữa ong chúa tươi nguyên chất hoặc dùng dạng viên nang.
Dạng tươi: Liều lượng khuyên dùng cho người lớn là 1 – 2 muỗng tương ứng 0,5 – 1g sữa ong chúa tươi. Tốt nhất là ngậm dưới lưỡi cho đến khi sữa ong chúa bắt đầu tan rồi nuốt từ từ. Bạn có thể chuẩn bị một cốc nước lọc để tráng miệng sau khi uống giúp giảm vị đắng của sữa ong chúa. Nên uống sữa ong chúa vào buổi sáng sớm, trước khi ăn 30 phút để cơ thể hấp thu tốt nhất
Dạng viên: Đối với dạng viên, người dùng chỉ cần uống với nước theo liều lượng được hướng dẫn. Thông thường sẽ phải uống 1 – 2 viên mỗi ngày. Thời điểm thích hợp để uống viên nang chứa sữa ong chúa là cùng với thức ăn.
2. Pha với nước
Một trong những cách sử dụng sữa ong chúa phổ biến nhất là pha với nước ấm, thêm chút mật ong. Sữa ong chúa có chứa acid amin, acid béo, protein, đường… nên có tính acid. Nếu chỉ pha với nước nó sẽ có vị hơi chua nhẹ và đắng tự nhiên. Để làm dịu vị đắng, người dùng thường trộn thêm với mật ong tạo vị ngọt cho dễ uống.
Cách thực hiện:
- Lấy một lượng sữa ong chúa tươi bằng 1 muỗng cà phê (khoảng 1g). Nên sử dụng dụng cụ lấy sữa ong chúa riêng để đảm bảo vệ sinh.
- Cho sữa ong chúa vào cốc.
- Rót nước ấm vào cốc, khuấy đều cho đến khi sữa ong chúa tan hoàn toàn, thêm một ít mật ong với lượng vừa đủ để tạo khẩu vị phù hợp.
Cách dùng:
- Nên uống sữa ong chúa pha nước vào buổi sáng sớm, trước khi ăn 30 phút để cơ thể hấp thu tốt nhất.
- Không nên pha sữa ong chúa với nước nóng vì có thể làm mất đi các vitamin và khoáng chất.
☛ Giải đáp: Uống sữa ong chúa có nóng không?
3. Ngâm rượu sữa ong chúa
Sữa ong chúa ngâm với rượu là sản phẩm được cánh đàn ông rất ưa chuộng. Nó giúp cải thiện sinh lý nam, bồi bổ cơ thể rất tốt.
Cách ngâm rượu sữa ong chúa:
- Chuẩn bị các nguyên liệu: 100g sữa ong chúa và 2 lít rượu 30 – 35 độ.
- Thực hiện: Cho hỗn hợp trên vào trong bình thủy tinh, ngâm trong khoảng 1 tuần là có thể sử dụng.
- Lắc đều trước khi uống. Mỗi ngày uống 30 – 50ml x 2 – 3 lần/ngày (trước các bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ). Người dùng nên uống liên tục trong 3 – 4 tuần.
4. Sử dụng như mặt nạ dưỡng da
Sữa ong chúa chứa nhiều dưỡng chất giúp dưỡng ẩm, làm sáng da, giảm nếp nhăn và chống lão hóa. Bạn chỉ cần lấy 1 – 2 giọt sữa ong chúa để thoa trực tiếp lên da mặt và để trong khoảng 20 – 30 phút, sau đó rửa sạch lại với nước sạch.
Ngoài ra, bạn có thể trộn sữa ong chúa với các nguyên liệu tự nhiên như bột yến mạch, sữa chua, mật ong, matcha, bột nghệ, bột trà xanh, bột đậu đỏ, vitamin E, sữa tươi, dầu dừa, lòng trắng trứng gà,… để tạo thành mặt nạ dưỡng da. Thông thường bạn chỉ cần trộn 1 thìa sữa ong chúa và 1 thìa các nguyên liệu phối hợp, thêm 1 chút nước vừa đủ (nếu cần) là thành hỗn hợp có thể đắp mặt nạ.
Dưới đây gợi ý cách làm mặt nạ sữa ong chúa, bột nghệ và sữa chua:
Chuẩn bị: Trộn đều hỗn hợp 1 thìa sữa ong chúa, 1 thìa bột nghệ và sữa chua để tạo thành hỗn hợp sền sệt.
Thực hiện:
- Trước khi đắp mặt nạ cần rửa sạch mặt bằng nước sạch, nước tẩy trang hoặc sữa rửa mặt để đảm bảo không còn bám bụi bẩn. Việc này sẽ giúp hấp thu tốt các dưỡng chất vào da, chăm sóc da hiệu quả hơn.
- Thoa đều hỗn hợp lên mặt, massage nhẹ nhàng, sau đó để nguyên trong khoảng 15 – 20 phút cho dưỡng chất thấm đều trên da.
- Mỗi tuần nên thực hiện 1 – 2 lần để cung cấp dưỡng chất chăm sóc da được tốt nhất.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Làm gì khi bôi sữa ong chúa bị ngứa?
5. Sử dụng trong nấu ăn
Sữa ong chúa cũng thường được sử dụng trong nấu ăn. Nó được phết lên bánh mì cùng với các loại mứt rất phù hợp cho bữa ăn sáng. Hoặc sữa ong chúa cũng có thể được thêm vào trong các món ăn hàng ngày tùy khẩu vị mỗi người.
Ngoài ra, sữa ong chúa còn được thêm vào sữa chua, nước chanh, hoặc nước trái cây như:
- Sinh tố: Thêm 1-2 thìa cà phê sữa ong chúa vào sinh tố cùng với các loại trái cây và rau mà bạn yêu thích. Điều này giúp tăng cường dinh dưỡng và hương vị cho sinh tố.
- Nước trái cây: Khuấy sữa ong chúa vào nước ép trái cây như cam, táo hoặc cà rốt. Hỗn hợp này không chỉ ngon mà còn bổ dưỡng.
- Sữa chua: Trộn sữa ong chúa vào sữa chua để có một món ăn nhẹ lành mạnh. Bạn có thể thêm các loại hạt hoặc trái cây khô để tăng hương vị.
6. Kết hợp với các loại thảo dược
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp sữa ong chúa với các loại thảo dược như gừng, trà xanh… để tăng cường sức khỏe tổng thể. Dưới đây là gợi ý cách pha trà gừng sữa ong chúa rất dễ làm:
Chuẩn bị: gừng thái lát nhỏ, sữa ong chúa, mật ong.
Thực hiện:
- Cho khoảng 500ml nước nóng vào một cốc nước, thêm gừng, ủ trong 15 phút.
- Đợi đến khi nước còn ấm thì cho 1 thìa mật ong, 1 thìa sữa ong chúa vào. Như vậy là có một tách trà gừng sữa ong chúa thơm ngon.
Hiện nay có nhiều cách sử dụng sữa ong chúa khác nhau. Bạn có thể lựa chọn cách phù hợp theo khẩu vị, nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Chúng đều cho những tác dụng tốt đối với sức khỏe.
☛ Có thể bạn quan tâm: Nhau thai cừu và sữa ong chúa loại nào tốt cho làn da?
Lưu ý khi sử dụng sữa ong chúa
Khi sử dụng sữa ong chúa cần chú ý những thông tin sau để đảm bảo an toàn và phát huy tốt hiệu quả với sức khỏe:
Liều lượng sử dụng:
- Người lớn: Nên sử dụng 1 g sữa ong chúa tươi mỗi ngày trong tối đa 6 tháng. Mỗi ngày nên chia thành 2 lần sáng và trưa.
- Trẻ em: Trẻ em từ 3-12 tuổi có thể sử dụng 0,5g sữa ong chúa tươi mỗi ngày. Tuy nhiên, cần sử dụng dưới sự giám sát của người lớn.
- Nên bắt đầu sử dụng với liều lượng thấp và tăng dần theo thời gian để cơ thể thích nghi.
Thời gian sử dụng:
- Sữa ong chúa nên sử dụng vào buổi sáng sớm hoặc trưa, trước khi ăn 30 phút
- Đối với việc đắp mặt nạ, bạn có thể sử dụng vào buổi tối.
Đối tượng không nên sử dụng:
- Trẻ em dưới 3 tuổi: Hệ tiêu hóa của trẻ em dưới 3 tuổi còn non yếu, chưa đủ khả năng hấp thu và chuyển hóa các dưỡng chất trong sữa ong chúa. Vì vậy, nên hạn chế sử dụng cho đối tượng này.
- Người dị ứng với ong, phấn hoa hoặc các sản phẩm từ ong: Sữa ong chúa có thể gây ra các phản ứng dị ứng như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, sưng tấy, khó thở,… Do đó, nếu bạn có tiền sử dị ứng với ong, phấn hoa, cần tuyệt đối tránh sử dụng sữa ong chúa.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Cách chữa dị ứng sữa ong chúa – bạn đã biết chưa?
Lưu ý khác:
- Người dùng nên bảo quản và sử dụng sữa ong chúa tươi trong tủ lạnh khoảng 1 tháng. Nếu phần còn lại chưa dùng ngay thì cất trong ngăn đông để bảo quản được lâu hơn. Sau đó gần đến thời điểm sử dụng thì chuyển sang ngăn mát. Việc này sẽ đảm bảo sữa ong chúa đạt chất lượng và giữ nguyên hoạt chất như ban đầu.
- Mua sữa ong chúa tại các cơ sở uy tín, đảm bảo hàng chính hãng và không lẫn tạp chất gây hại cho cơ thể.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Cách bảo quản sữa ong chúa không cần tủ lạnh
Trên đây là 6 cách sử dụng sữa ong chúa. Dù sử dụng bằng cách nào, người dùng cũng không nên lạm dụng, uống có liều lượng để thu được kết quả tốt nhất.