Sữa ong chúa là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng rất có lợi cho sức khỏe, sắc đẹp của phái nữ. Vậy mẹ đang cho con bú uống được sữa ong chúa không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Thành phần dinh dưỡng của sữa ong chúa
Sữa ong chúa là thực phẩm được tiết ra từ tuyến hạ cầu của ong thợ từ 7 ngày tuổi trở lên để nuôi ấu trùng và ong chúa. Ở nhiệt độ thường, sữa ong chúa sẽ có màu vàng hơi ngà, giống như bơ. Sữa ong chúa được tạo ra từ nguồn dinh dưỡng như mật hoa, các loại sinh tốt, chất đạm và enzym đặc biệt từ ong thợ tinh luyện mà thành. Đây là nguồn dinh dưỡng giúp cho ong chúa có tuổi thọ cao gấp 40 lần so với những con ong khác sống cùng một bầy.
Thành phần dinh dưỡng của sữa ong chúa bao gồm:
- Sữa ong chúa chứa một lượng lớn protein giúp cung cấp năng lượng. Protein trong sữa ong chúa còn chứa các axit amin cần thiết, bao gồm cả các axit amin không thể tạo ra từ cơ thể như lysine và methionine.
- Là nguồn giàu axit béo không no gồm axit béo omega-3 và omega-6, các loại axit béo này có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của tim mạch và não bộ.
- Chứa nhiều loại khoáng chất và vitamin như canxi, magie, kali, sắt và các loại vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E, các loại vitamin nhóm B.
- Nguồn cung cấp riboflavin, pyridoxine.
Mẹ sau sinh có dùng được sữa ong chúa không?
Mẹ cho con bú không nên uống sữa ong chúa vì…
Mẹ sau sinh thường có rất nhiều ảnh hưởng về sức khỏe và sắc đẹp như: rạn da, tóc gãy rụng, da sạm, suy giảm sinh lý nữ,… Không chỉ vậy, trong giai đoạn cho con bú thì các bà mẹ thường có sức đề kháng và hệ miễn dịch khá yếu do vừa trải qua quá trình sinh nở.
Vậy mẹ sau sinh có nên uống sữa ong chúa không?
Hiện nay, chưa có báo cáo hay bằng chứng nào đảm bảo sự an toàn của sữa ong chúa cho mẹ sau sinh đang cho con bú. Người ta không biết liệu sữa ong chúa có đi vào sữa mẹ hay không hoặc liệu nó có thể gây hại cho trẻ bú hay không (nguồn: drugs.com).
Vì vậy, sữa ong chúa không được khuyến khích sử dụng trong thời gian cho con bú. Tốt nhất mẹ sau sinh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. (nguồn: verywellhealth.com)
Mẹ sau sinh có thể đắp mặt sữa ong chúa làm đẹp da
Dưới đây là một số cách làm mặt nạ từ sữa ong chúa giúp da chắc khỏe, giảm sạm da, mờ thâm,… an toàn tại nhà.
Mặt nạ sữa ong chúa lòng trắng trứng
Lòng trắng trứng gà có chứa khoáng chất và vitamin giúp dưỡng ẩm cho da và kích thích tái tạo tế bào mới. Mẹ sau sinh có thể kết hợp với sữa ong chúa để có được một làn da sáng khỏe không tì vết.
Cách làm:
- Chuẩn bị: Sữa ong chúa, lòng trắng trứng gà, mật ong (tỉ lệ 2:1:1).
- Trộn đều 3 nguyên liệu trên vào một cái bát con, đánh đều tay.
- Rửa sạch mặt sau đó thoa hỗn hợp lên và massage khoảng 5 phút và để yên khoảng 15 phút cho dưỡng chất thấm sâu.
- Rửa lại mặt với nước ấm cho hết nhờn rồi rửa lại bằng nước lạnh để lỗ chân lông se khít.
Lưu ý: Nên sử dụng mặt nạ này khoảng 1-2 lần/ tuần. Sử dụng mật ong nguyên chất để đem lại hiệu quả.
Mặt nạ nha đam sữa ong chúa
Thành phần trong nha đam có chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp làn da khỏe mạnh từ sâu bên trong, cấp ẩm. Sử dụng mặt nạ nha đam sữa ong chúa sẽ làm cho làn da của các mẹ sau sinh căng bóng, khỏe mạnh và dưỡng trắng mịn da.
Cách làm:
- Chuẩn bị: Sữa ong chúa, mật ong, gel nha đam nguyên chất (tỉ lệ 2:1:1).
- Cho các nguyên liệu với tỉ lệ như trên vào bát và khuấy đều để tạo thành hỗn hợp đặc sệt.
- Các mẹ rửa sạch mặt rồi đắp mặt nạ khoảng 20 phút cho dưỡng chất thẩm thấu.
- Rửa mặt với nước cho thật sạch.
Lưu ý: Loại mặt nạ này phù hợp cho những mẹ sau sinh có làn da khô, đắp khoảng 2-3 lần/ tuần sẽ thấy làn da được cải thiện đáng kể.
Mặt nạ sữa ong chúa tinh bột nghệ
Tinh bột nghệ có công dụng trị mụn, mờ thâm mà không hề gây kích ứng cho da. Mẹ sau sinh làm mặt nạ tinh bột nghệ kết hợp với sữa ong chúa sẽ làm mờ thâm nám, giảm sạm da, ngăn chặn sự hình thành của sắc tố melanin dưới làm da. Từ đó giúp da chắc khỏe và sáng mịn hơn.
Cách làm:
- Chuẩn bị: Tinh bột nghệ và sữa ong chúa (tỉ lệ 1:1).
- Lấy một cái bát nhỏ, cho 2 nguyên liệu trên vào rồi trộn đều cho đến khi thành hỗn hợp hòa lẫn với nhau.
- Rửa sạch mặt rồi bôi hỗn hợp lên mặt, để nguyên khoảng 15 phút để dưỡng chất thẩm thấu vào da.
- Sau đó massage đều theo đường tròn thêm 5 phút rồi rửa mặt với nước thật sạch.
Lưu ý: Chỉ nên sử dụng mặt nạ tinh bột nghệ sữa ong chúa khoảng 2 tuần/ lần.
Những đối tượng nào khác không nên dùng sữa ong chúa
Sữa ong chúa tuy có rất nhiều dưỡng chất tốt nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng. Những trường hợp dưới đây không nên sử dụng sữa ong chúa bởi sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe:
Người bị dị ứng với phấn hoa
Trong thành phần của sữa ong chúa có chứa phấn hoa. Vì thế nếu không may uống phải, bạn sẽ gặp phải các biển hiện như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm, khó thở… Nguy hiểm hơn nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ gây tử vong.
Người bị bệnh hen suyễn
Người mắc hen suyễn khi uống sữa ong chúa sẽ có thể gây ra co thắt phế quản làm cho khó thở. Trường hợp này sẽ nặng hơn khi sử dụng sữa ong chúa nguyên chất.
Người huyết áp thấp
Sữa ong chúa có chứa thành phần làm nở động mạnh huyết quản, hạ huyết áp nên người bị huyết áp thấp không nên sử dụng.
Người đau bụng đi ngoài
Nọc độc của ong sẽ còn sót lại trong sữa ong chúa nên khi sử dụng có thể gây rối loạn đường ruột, tiêu chảy,…
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
Sữa ong chúa có thể làm cho tử cung của mẹ bị co hẹp lại khiến cho thai nhi bị dọa sẩy hoặc sinh non. Vì thế mẹ bầu tuyệt đối không sử dụng sữa ong chúa khi mang thai.
☛ Tìm hiểu thêm: Mẹ sau sinh cho con bú uống được sữa ong chúa không?
Người mắc ung thư vú
Sữa ong chúa giúp cải thiện estrogen nên người bị ung thư vú không nên dùng bởi sẽ khiến cho tế bào ung thư phát triển.