Mặc dù sữa ong chúa chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, nhưng có một số thành phần trong sản phẩm có thể gây dị ứng cho người tiêu dùng. Vậy làm thế nào để biết được mình có bị dị ứng sữa ong chúa không? Cách chữa dị ứng sữa ong chúa như thế nào?
Mục lục
Sữa ong chúa là gì?
Sữa ong chúa là một chất tiết tiết có màu trắng đục được tiết ra bởi ong mật (ong thợ). Nó chứa hàm lượng nước cao từ 60 – 70% nước cùng với những thành phần có giá trị như protein, vitamin, chất béo, axit amin,…
Sản phẩm có tên là sữa ong chúa bởi nó đóng vai trò then chốt trong việc nuôi dưỡng và phát triển của ong chúa. Các ong thợ sẽ cung cấp một lượng lớn sữa ong chúa cho một ấu trùng cái được chọn sau khi một con ong chúa chết đi. Việc này nhằm mục đích thay đổi DNA của côn trùng và biến nó thành ong chúa.
Các loại protein có nguồn gốc từ ong cùng với các chất chống oxy hoá có trong sữa ong chúa đều có tác dụng tốt với sức khỏe con người. Với nhiều thành phần đa dạng, sữa ong chúa có tác dụng chính như:
- Chống viêm, chống oxy hóa cho các tế bào bị tổn thương.
- Có tác động tích cực trong việc làm giảm lượng cholesterol trong máu và hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Các protein có trong sữa ong chúa có tác dụng thư giãn tế bào cơ trơn trong tĩnh mạch và động mạch, từ đó hỗ trợ ổn định huyết áp.
- Bên cạnh đó, sữa ong chúa cung cấp nhiều chất chống oxy hóa như phenolic, axit amin,… giúp làm chậm quá trình lão hoá bằng cách loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể. Từ đó giúp chị em kéo dài tuổi xuân và luôn tươi sáng, rạng ngời.
- Ngoài ra, sữa ong chúa cũng là thành phần được sử dụng trong nhiều loại mỹ phẩm dưỡng da, giúp làm mờ các vết nám, thâm, sạm do mụn gây ra.
Biểu hiện dị ứng sữa ong chúa
Khi các con ong thợ nuôi dưỡng ong chúa và các ấu trùng non thì trong sữa ong chúa sẽ còn sót lại một số nọc ong. Đây là một trong những nguyên nhân khiến người dùng bị dị ứng sữa ong chúa với những biểu hiện như sau:
Phát ban, nổi mẩn đỏ
Biểu hiện thường thấy nhất là da bị mẩn đỏ, sưng tấy, nổi mụn hoặc phát ban. Trường hợp này xảy ra khi bạn dùng sữa ong chúa để đắp mặt nạ dưỡng da. Người dùng sẽ cảm thấy da mặt bị nóng rát, ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ li ti, thậm chí sưng phù.
Khó thở, lên cơn hen suyễn
Theo nhiều chuyên gia y tế, một số người có tiền sử hen suyễn có thể gặp tình trạng khó thở, ho và đau tức vùng ngực dữ dội khi uống sữa ong chúa. Nguyên nhân do một số thành phần trong sữa ong chúa làm co thắt ống phế quản và túi khí trong phổi. Từ đó dẫn đến tình trạng thiếu dưỡng khí, hô hấp khó khăn, lên cơn hen suyễn và đau tức ngực.
Gặp các vấn đề về tiêu hoá
Một số thành phần của sữa ong chúa có vài hoạt chất có thể gây kích ứng nhẹ với niêm mạc dạ dày. Tùy vào thể trạng của mỗi người, các vấn đề như tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá, táo bón, buồn nôn,… có thể xuất hiện. Nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến bệnh trở nặng, dẫn đến cơ thể bị mất nước, suy dinh dưỡng và gây ra nhiều bệnh lý khác nguy hiểm.
Sốc phản vệ
Trường hợp này thường rơi vào những người có cơ địa dị ứng nặng với sữa ong chúa. Khi uống thực phẩm, cơ thể họ sẽ phản ứng ngay bằng việc giải phóng một loại chất hoá học để chống lại vật thể lạ xâm nhập. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó thở, huyết áp giảm đột ngột,… Đây là lúc cần đưa người bệnh vào bệnh viện để được cấp cứu kịp thời và giảm các triệu chứng nghiêm trọng.
Một số nghiên cứu khoa học nói về vấn đề dị ứng sữa ong chúa
1. Theo nguồn nghiên cứu từ Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ cho biết, việc tiêu thụ sữa ong chúa có liên quan đến sự gia tăng các bệnh hen suyễn cấp tính, sốc phản vệ và thậm chí tử vong. Sau khi mở cuộc khảo sát tại một bệnh viện ở Hồng Kông để xác định mức độ phổ biến, mối quan hệ giữa việc tiêu thụ sữa ong chúa và các phản ứng quá mẫn. ta thu được kết quả:
- Mức độ tiêu thụ sữa ong chúa rất cao với 461 người đã từng sử dụng trong tổng số 1472 người khảo sát, đạt tới 31,3%.
- 9 nhân viên y tế báo cáo có 14 phản ứng bất lợi sau khi dùng sữa ong chúa với các triệu chứng như nổi mề đay, chàm, viêm mũi và hen suyễn cấp tính.
- Kết quả xét nghiệm da, 13 trong số 176 người trả lời bảng hỏi (7,4%) và 23 trong số 300 người tham gia phòng chống hen suyễn (7,3%) có phản ứng dương tính với sữa ong chúa nguyên chất.
Có thể thấy, mức tiêu thụ sữa ong chúa rất cao. Những người có tiền sử dị ứng có nguy cơ nhạy cảm cao với sữa ong chúa.
2. Theo một nghiên cứu khác về sữa ong chúa và các chất gây dị ứng chéo có liên quan ở bệnh nhân viêm da cơ địa. Các chuyên gia đã cố gắng xác định các chất gây dị ứng phản ứng chéo với sữa ong chúa bằng cách sử dụng mẫu huyết thanh từ 30 bệnh nhân viêm da dị ứng chưa bao giờ tiếp xúc với sữa ong chúa.
Trong thử nghiệm xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết enzyme (ELISA), kháng thể IgE gắn RJ được phát hiện trong huyết thanh của 10 trên 30 bệnh nhân và hiệu giá kháng thể của họ dao động từ tỷ lệ pha loãng từ 4 đến 2.048 lần. Ngoài ra, 3 bệnh nhân viêm da cơ địa được xác định là dương tính trong xét nghiệm chích da (SPT) bằng dung dịch sữa ong chúa.
Tóm lại, những người có tiền sử bệnh dị ứng, bao gồm viêm da dị ứng, hen suyễn và viêm mũi dị ứng nên thận trọng khi tiêu thụ các sản phẩm sữa ong chúa vì có khả năng phản ứng chéo.
Chữa dị ứng sữa ong chúa bằng cách nào?
Nếu gặp phải triệu chứng dị ứng với sữa ong chúa, cách khắc phục đầu tiên đó chính là ngưng sử dụng sản phẩm trong mọi trường hợp. Bên cạnh đó, tuỳ vào tình trạng dị ứng để chúng ta có cách chữa dị ứng sữa ong chúa khác nhau. Cụ thể:
Trường hợp dị ứng nhẹ
Đối với trường hợp dị ứng sữa ong chúa bị kích ứng ngoài da với mẩn ngứa nhẹ, khô rát da hay nổi mụn, người bệnh có thể tham khảo sử dụng kem bôi da như Yoosun rau má, kem Kutieskin, kem Em bé,… để làm dịu vùng da bị tổn thương.
Trường hợp dị ứng nặng
Đối với những trường hợp dị ứng nặng như rối loạn tiêu hoá, hen suyễn hay sốc phản vệ, bệnh nhân cần được thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế. Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng dị ứng và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, một số loại thuốc có thể được sử dụng như:
- Thuốc kháng Histamine: Giúp điều chỉnh lượng histamine trong cơ thể, làm kìm hãm và đẩy lùi các triệu chứng như phát ban, ngứa rát hay sưng đỏ.
- Thuốc xịt, thông mũi: Đây là loại thuốc có tác dụng chống viêm, ngứa, làm giảm các triệu chứng dị ứng tương tự như dị ứng với phấn hoa.
- Thuốc tiêm: Trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với các loại thuốc khác thì sẽ thuốc tiêm sẽ được sử dụng. Biện pháp này sẽ do người có chuyên môn thực hiện nhằm đảm bảo liều lượng và an toàn cho bệnh nhân.
Ai không nên sử dụng sữa ong chúa?
Như chúng ta được biết, sữa ong chúa được coi là một “thần dược” đối với sức khỏe và làn da. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng sản phẩm này. Dưới đây là những đối tượng không nên sử dụng sữa ong chúa, bạn có thể tham khảo để xem mình có nằm trong những trường hợp này hay không:
- Người bị dị ứng phấn hoa: Trong sữa ong chúa có chứa một thành phần là phấn hoa. Vì vậy, những người dễ bị dị ứng có thể gặp một số triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy hoặc buồn nôn. Thậm chí, những trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
- Người bị bệnh hen suyễn: Đối với những người có tiền sử bệnh hen suyễn, khi sử dụng sữa ong chúa có thể bị co thắt phế quản và khó thở. Đặc biệt là những loại sữa ong chúa tươi hay sữa ong chúa nguyên chất.
- Người bị huyết áp thấp: Một thành phần trong sữa ong chúa có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của buồng tim, gây giãn nở động mạch huyết quản và hạ huyết áp. Điều này có thể gây nguy hiểm cho những bệnh nhân có vấn đề về huyết áp thấp, vì vậy người bệnh cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng sữa ong chúa.
- Người đau bụng đi ngoài: Trong sữa ong chúa có tồn tại chất độc của nọc ong. Chúng làm rối loạn công năng của đường ruột. Vì thế, những bệnh nhân đang bị đau bụng, đi ngoài, cơ địa nhạy cảm thì không nên sử dụng sản phẩm này.
- Những người bị bệnh truyền nhiễm, sốt: Có một số quan điểm cho rằng sữa ong chúa có thể bồi bổ sức khỏe và người bị sốt uống để mau chóng khỏi bệnh. Đây là một quan điểm sai lầm. Khi bị sốt, cơ thể người bệnh cần được giải nhiệt chứ không phải dùng sữa ong chúa để bổ sung chất.
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú: Sữa ong chúa có thể kích thích tử cung co lại gây khó khăn cho việc sinh đẻ. Mẹ bầu và mẹ sau sinh cần trao đổi với các chuyên gia y tế trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
- Người có làn da nhạy cảm, dễ bị dị ứng: Với những người có làn da nhạy cảm, dễ bị dị ứng thì không nên bôi sữa ong chúa lên da mặt. Bởi chúng có thể gây ngứa, nổi mẩn đỏ. Vì vậy, trước khi quyết định sử dụng sữa ong chúa với mục đích làm đẹp, chị em nên tiến hành thử nghiệm trên cổ tay. Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, tốt nhất không nên sử dụng sản phẩm.
☛ Đọc thêm: Mẹ sau sinh cho con bú uống được sữa ong chúa không?
Lời kết
Hy vọng qua bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cách chữa dị ứng sữa ong chúa và những biểu hiện dị ứng sữa ong chúa để tránh. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy để lại phản hồi dưới phần bình luận, chúng tôi sẽ giái đáp.