Mặc dù sữa ong chúa chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe và sắc đẹp. Tuy nhiên, một số thành phần trong sữa ong chúa có thể gây ngứa cho người tiêu dùng. Vậy vì sao bôi sữa ong chúa bị ngứa và cách khắc phục như thế nào? Cùng chúng tôi đi sâu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Vì sao bôi sữa ong chúa bị ngứa?
Khi các con ong thợ nuôi dưỡng ong chúa và các ấu trùng non trong sữa ong chúa sẽ sót lại một số nọc ong. Đây là một trong những nguyên nhân khiến người dùng bôi sữa ong chúa bị ngứa.
Phản ứng dị ứng
Biểu hiện thường thấy nhất khi bị dị ứng là da bị mẩn đỏ, sưng tấy, nổi mụn hoặc phát ban. Tình trạng này xảy ra khi bạn dùng sữa ong chúa để làm mặt nạ dưỡng da. Người dùng sẽ cảm thấy da mặt bị nóng rát, ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ li ti, mụn nước hoặc thậm chí sưng phù.
Một lý do khác khiến người dùng bôi sữa ong chúa bị ngứa bởi ong lấy phấn từ nhiều loại hoa khác nhau và nhiều người có thể bị dị ứng với loại phấn hoa này.
Chất gây kích ứng trong sữa ong chúa
Sữa ong chúa là một nguồn thực phẩm chức năng hoàn toàn từ thiên nhiên. Sản phẩm không chứa phẩm màu hay chất bảo quản nào. Các thành phần có trong sữa ong chúa rất giàu dinh dưỡng với 22 loại axit amin và khoáng chất, vitamin như A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C, E,… Những thành phần này giúp tái tạo làn da, mang đến một làn da trắng sáng và khoẻ mạnh.
Tuy sữa ong chúa rất giàu dưỡng chất, nhưng không phải loại da nào cũng hợp. Chính vì thế, làn da của bạn bị phản ứng khi tiếp xúc với các thành phần có thể gây kích ứng da. Những người có làn da nhạy cảm sẽ thường xuất hiện dấu hiệu đỏ, rát da, châm chích và ngứa ngáy sau khi dùng sản phẩm do da chưa kịp “làm quen” với các dưỡng chất.
Sử dụng sai cách hoặc sản phẩm kém chất lượng
Hiện nay, trên thị trường, sữa ong chúa giả, kém chất lượng đã và đang tràn lan trên thị trường rất nhiều. Với thủ đoạn làm giả tinh vi, người dùng rất dễ mua phải hàng giả, hàng nhái. Sản phẩm sẽ có mùi lạ, hơi khét hoặc bị đổi màu, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không ghi hạn sử dụng cụ thể. Điều này, khi sử dụng bôi lên mặt sẽ khiến da bị tổn thương, châm chích và mẩn ngứa, thậm chí có thể gây kích ứng da nghiêm trọng.
Sử dụng sữa ong chúa sai cách cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến da nổi mẩn và gây ngứa. Sử dụng quá liều lượng cũng khiến da chưa kịp thích ứng cũng như gây thừa các dưỡng chất có trong sữa ong chúa. Từ đó, làm da bị kích ứng, nổi mẩn.
Để tránh tình trạng này, trong 2 – 3 lần đầu sử dụng, chị em nên pha loãng một lượng nhỏ sữa ong chúa (2 – 3 giọt) với một ít nước rồi bôi bên da mặt để da thích ứng dần. Bạn nên ưu tiên bôi sữa ong chúa dạng nguyên chất kết hợp mát – xa nhẹ để dưỡng chất thẩm thấu nhanh.
Khi đắp mặt nạ sữa ong chúa, bạn chỉ nên đắp trong vòng 15 – 20 phút rồi rửa sạch và không đắp qua đêm. Ngoài ra, điều này cũng để tránh côn trùng ưa ngọt bay đến. Duy trì thực hiện đắp mặt nạ sữa ong chúa 2 – 3 lần/ tuần.
☛ Xem thêm: Vì sao dùng sữa ong chúa bị nổi mụn?
Bôi sữa ong chúa bị ngứa phải làm gì?
Khi gặp phải tình trường bôi sữa ong chúa bị ngứa, bạn hãy thực hiện các bước sau để khắc phục:
Ngừng sử dụng ngay lập tức
Nếu gặp phải tình trạng bôi sữa ong chúa bị ngứa thì cách khắc phục trong mọi trường hợp đó chính là ngưng sử dụng sản phẩm ngay lập tức để tránh triệu chứng nặng thêm. Sau đó, tuỳ vào mỗi tình trạng kích ứng da để có cách xử lý khác nhau.
Rửa sạch vùng da kích ứng
Nếu khi đắp mặt nạ sữa ong chúa làm bạn quá khó chịu, châm chích, ngứa ngáy và đỏ rát, hãy sử dụng nước và nhẹ nhàng rửa sạch mặt đi. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng đá viên cho vào khăn mặt sạch rồi chườm từ từ lên khắp mặt để làm dịu đi cảm giác bị kích ứng, đau rát trên da.
Sử dụng kem chống dị ứng
Khi bôi sữa ong chúa bị kích ứng ngoài da, mẩn ngứa nhẹ, khô rát da hoặc nổi mụn nước, bạn có thể tham khảo sử dụng một số loại kem bôi da như Yoosun rau má, kem Kutieskin, kem Em bé,… để làm dịu vùng da bị tổn thương.
Thăm khám bác sĩ
Khi thấy tình trạng mẩn ngứa, đỏ rát, phát ban không thuyên giảm, thì người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xét nghiệm và chuyển đoán mức độ dị ứng. Bạn sẽ cần cung cấp cho bác sĩ một số thông tin như: sử dụng sữa ong chúa vào khoảng thời gian nào, có những triệu chứng nào xuất hiện,… Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ cho người bệnh uống thuốc kháng sinh Histamin để giảm bớt tình trạng phát ban, nổi mẩn đỏ hay ngứa ngáy.
☛ Đọc thêm: Cách chữa dị ứng sữa ong chúa – bạn đã biết chưa?
Lưu ý khi bôi sữa ong chúa tránh bị ngứa
Để sử dụng sữa ong chúa không bị ngứa, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Kiểm tra dị ứng trước khi sử dụng: Để đảm bảo an toàn cho da mặt, bạn nên thử mặt nạ sữa ong chúa lên vùng cổ tay. Quan sát sau 24h, nếu không thấy bất kỳ dấu hiệu nào kích ứng hay mẩn ngứa, bạn có thể thoa lên toàn bộ mặt.
- Chọn sản phẩm sữa ong chúa chất lượng: Bạn nên lựa chọn sử dụng sữa ong chúa nguyên chất, không mùi. Tránh sử dụng sản phẩm đã biến chất, đổi màu hoặc có mùi khét, hắc. Đồng thời, nên mua sản phẩm tại các đơn vị cung cấp uy tín, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Sử dụng liều lượng phù hợp: Việc sử dụng sữa ong chúa cũng cần tuân thủ đúng liều lượng để đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt nhất. Bạn nên sử dụng với liều lượng khoảng 1 – 2 giọt sữa ong chúa và đắp trong thời gian từ 15 – 20 phút. Sau đó, rửa lại bằng nước ấm để tránh bít tắc, gây mụn. Thực hiện đắp mặt nạ sữa ong chúa 2 – 3 lần/ tuần.
☛ Tham khảo thêm: 6 cách sử dụng sữa ong chúa đơn giản mà hiệu quả cao