Sữa ong chúa từ lâu được biết đến là một trong những thực phẩm từ thiên nhiên giàu dinh dưỡng, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và sắc đẹp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ công dụng cũng như cách dùng sữa ong chúa đúng cách để đạt được hiệu quả tốt nhất. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu ngay nhé!
Mục lục
- Tìm hiểu về sữa ong chúa
- Công dụng của sữa ong chúa đối với sức khỏe
- 1. Chống oxy hóa và chống viêm
- 2. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
- 3. Hỗ trợ chữa lành vết thương và phục hồi da
- 4. Giảm đường huyết
- 5. Điều chỉnh lượng đường trong máu
- 6. Tăng cường hệ thần kinh não
- 7. Cải thiện tình trạng khô mắt
- 8. Làm chậm quá trình lão hóa
- 9. Nâng cao hệ thống miễn dịch
- 10. Giảm tác dụng phụ của điều trị ung thư
- Hướng dẫn dùng sữa ong chúa đúng chuẩn
- Ai không nên sử dụng sữa ong chúa
Tìm hiểu về sữa ong chúa
Sữa ong chúa là thành phẩm được tiết ra từ hàm của con ong thợ 7 ngày tuổi trở lên để nuôi ong chúa và ấu trùng ong chúa. Sản phẩm có màu trắng đục, hơi ngà vàng, chất lỏng hơi sền sệt như bơ khi ở nhiệt độ thường.
Sữa ong chúa là nguồn dinh dưỡng vô giá được thu từ mật hoa cùng chất đạm và nhiều loại sinh tố khác. Nó chứa 60 – 70% là nước, còn lại là protein; các loại vitamin như Thiamine (B1), Riboflavin (B2), Pantothenic acid (B5), Pyridoxine (B6), Niacin (B3), Folic acid (B9), Inositol (B8), Biotin (B7); chất béo; axit amin;…
Nhờ sở hữu thành phần dinh dưỡng dồi dào, bổ ích, sữa ong chúa mang lại rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người.
Tìm hiểu thêm: Cách thu hoạch sữa ong chúa
Công dụng của sữa ong chúa đối với sức khỏe
Dưới đây là những công dụng tuyệt vời của sữa ong chúa đem lại cho sức khỏe.
1. Chống oxy hóa và chống viêm
Sữa ong chúa đã được chứng minh là có tác dụng giảm viêm và chống oxy hoá.
Trong nhiều nghiên cứu trong ống nghiệm và động vật, các axit amin, axit béo và hợp chất phenolic có trong sữa ong chúa có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu trong ống nghiệm cũng cho thấy mức độ làm giảm các chất gây viêm được giải phóng từ các tế bào miễn dịch khi sử dụng sữa ong chúa.
2. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Các nghiên cứu được thực hiện trên con người và động vật đều chứng minh được sữa ong chúa có tác dụng tích cực đối với mức cholesterol. Từ đó, giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và cách bệnh lý liên quan. Mặc dù cơ chế hoạt động chính xác vẫn chưa được làm rõ nhưng các protein cụ thể trong sữa ong chúa có khả năng giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu.
Một nghiên cứu kéo dài 12 tuần trên thỏ, sau khi dùng sữa ong chúa, mỗi con sẽ nhịn ăn 12 giờ sau đó lấy mẫu máu từ động mạch tai giữa của chúng. Sau đó, các nhà nghiên cứu sử dụng máy phân tích sinh hoá tự động để phân tích cholesterol. Từ đó, cho ra kết quả việc bổ sung sữa ong chúa làm giảm đáng kể mức cholesterol toàn phần là 28% và 23% cholesterol LDL (xấu).
Một nghiên cứu khác kéo dài 1 tháng ở người dùng khoảng 3 gram sữa ong chúa mỗi người cũng cho kết quả lượng cholesterol toàn phần và cholesterol LDL giảm lần lượt là 11% và 4%.
3. Hỗ trợ chữa lành vết thương và phục hồi da
Sữa ong chúa dù sử dụng uống hoặc bôi tại chỗ đều có thể hỗ trợ chữa lành vết thương và một số tình trạng viêm da khác. Nó được biết với tác dụng kháng khuẩn, giữ cho vết thương sạch sẽ và không bị nhiễm trùng.
Một nghiên cứu trên chuột cái khi cắt bỏ buồng trứng hai bên và cho ăn thực phẩm bổ sung có chứa 1% chiết xuất sữa ong chúa. Kết quả cho thấy sữa ong chúa giúp tăng cường sản xuất collagen – một loại protein cấu trúc quan trọng cho việc sửa chữa, phục hồi da.
Một nghiên cứu khác trong ống nghiệm cũng ghi nhận khả năng sửa chữa mô được tăng cường đáng kể trong tế bào người khi sử dụng sữa ong chúa. Từ đó, chứng minh rằng sữa ong chúa giúp tăng cường sự di chuyển của nguyên bào sợi và làm thay đổi mức độ của các loại lipid khác nhau liên quan đến quá trình chữa lành vết thương.
4. Giảm đường huyết
Sữa ong chúa có tác dụng bảo vệ tim mạch và hệ tuần hoàn nhờ vào khả năng giảm đường huyết. Một số nghiên cứu trong ống nghiệm chỉ ra rằng, các protein trong sữa ong chúa có thể giúp thư giãn các tế bào cơ trơn trong tĩnh mạch và động mạch. Từ đó hỗ trợ làm giảm huyết áp hiệu quả.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác trên chuột đã kiểm tra chất bổ sung từ sữa ong chúa kết hợp với các thành phần khác từ ong. Kết quả cũng cho thấy huyết áp được giảm đáng kể, bảo vệ tim mạch và có khả năng cải thiện quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ tim.
5. Điều chỉnh lượng đường trong máu
Sữa ong chúa cũng có thể giúp hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu và cải thiện độ nhạy insulin bằng cách giảm căng thẳng, chống oxy hoá và chống viêm. Một số nghiên cứu trên chuột, cho thấy việc sử dụng sữa ong chúa có thể làm tăng độ nhạy insulin. Đồng thời, sản phẩm có tác dụng bảo vệ rõ ràng đối với tuyến tụy, gan và các mô sinh sản ở chuột béo phì, mắc bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu nhỏ trên người kéo dài 6 tháng cũng đã chứng minh rằng bổ sung sữa ong chúa hàng ngày có thể làm giảm 20% lượng đường trong máu lúc đói ở những người khỏe mạnh. Bên cạnh đó, sản phẩm còn giúp cải thiện khả năng tạo hồng cầu, dung nạp glucose và sức khỏe tâm thần.
6. Tăng cường hệ thần kinh não
Sữa ong chúa có khả năng tăng cường chức năng não, có tác dụng chống căng thẳng và bảo vệ thần kinh. Một nghiên cứu trên chuột được tiến hành trong 14 ngày và tình trạng căng thẳng diễn ra bắt đầu từ ngày thứ 7. Sau đó, những con chuột bị căng thẳng được điều trị bằng sữa ong chúa có lượng hormone gây căng thẳng thấp hơn và hệ thần kinh trung ương khoẻ mạnh hơn so với nhóm đối chứng.
Chuột được bổ sung sữa ong chúa đã giảm corticosterone, duy trì đường huyết và giảm peroxid hóa lipid trong não, tiểu não, cũng như thể vân và đồi hải mã. Đồng thời, hệ thống phòng thủ glutathione được cải thiện ở vỏ não và thể vân.
Ngoài ra, một số nghiên cứu khác được tiến hành trên chuột, khi sử dụng sữa ong chúa có khả năng loại bỏ một số chất hoá học tích tụ trong não có liên quan đến bệnh Alzheimer tốt hơn. Phần lớn các nghiên cứu này đều cho thấy, sữa ong chúa có tác dụng chống oxy hóa và giúp tăng cường các hoạt động trao đổi chất thần kinh và ngăn ngừa mất tế bào thần kinh.
7. Cải thiện tình trạng khô mắt
Khi sử dụng sữa ong chúa có thể giúp cải thiện tình trạng khô mắt. Theo nghiên cứu nhỏ trên người cho thấy việc uống sữa ong chúa có thể điều trị được tình trạng khô mắt mãn tính. Đồng thời, sữa ong chúa có thể làm tăng tiết nước mắt từ tuyến lệ trong mắt người dùng. Bên cạnh đó, sữa ong chúa còn đóng vai trò làm giải pháp ít rủi ro để cải thiện bệnh khô mắt mãn tính mà không có tác dụng phụ nào.
8. Làm chậm quá trình lão hóa
Sữa ong chúa có thể làm chậm quá trình lão hóa bằng nhiều cách khác nhau. Trên một số nghiên cứu cho thấy, chuột già được điều trị bằng sữa ong chúa qua đường uống có thể làm tăng tuổi thọ và cải thiện hiệu suất nhận thức.
Đôi khi, sữa ong chúa được kết hợp trong các sản phẩm chăm sóc da tại chỗ nhằm hỗ trợ, duy trì làn da khỏe mạnh, tươi mới và trẻ trung hơn cho chị em.
Trên một nghiên cứu khác, sữa ong chúa có thể hỗ trợ tăng cường sản xuất collagen và bảo vệ da khỏi hiện tượng lão hoá các bức xạ tia cực tím UVA, UVB.
☛ Đọc thêm: Giải đáp: Uống collagen kết hợp sữa ong chúa được không?
9. Nâng cao hệ thống miễn dịch
Sữa ong chúa có thể giúp tăng cường phản ứng miễn dịch tự nhiên với vi khuẩn và virus lạ từ bên ngoài. Trong sữa ong chúa có chứa thành phần MRJP và axit béo có tác dụng thúc đẩy hoạt động kháng khuẩn, làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng và hỗ trợ chức năng miễn dịch.
Tuy nhiên, hầu hết các dữ liệu có thể áp dụng được vẫn còn bị giới hạn ở mức độ nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm. Vì thế, cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn trên cơ thể người để xác nhận công dụng này.
10. Giảm tác dụng phụ của điều trị ung thư
Việc hoá trị và các phương pháp điều trị ung thư khác đều mang lại những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ cũng như cơ thể người bệnh như suy tim, viêm nhiễm, mắc các vấn đề về hệ tiêu hoá,… Khi sử dụng sữa ong chúa, nó có khả năng làm giảm một số tác dụng phụ tiêu cực liên quan đến các phương pháp điều trị này.
Một nghiên cứu được thực hiện trên chuột cho thấy tổn thương tim do hoá trị liệu được thuyên giảm đáng kể nhờ vào việc bổ sung sữa ong chúa. Ngoài ra nghiên cứu khác chỉ ra rằng nếu dùng sữa ong chúa, người bệnh có thể ngăn ngừa các tình trạng như viêm niêm mạc, các tác dụng trong quá trình điều trị ung thư gây viêm loét, đau ở đường tiêu hoá.
Hướng dẫn dùng sữa ong chúa đúng chuẩn
Để phát huy tốt các công dụng của sữa ong chúa thì trước tiên bạn cần phải biết cách sử dụng đúng chuẩn. Thời gian uống sữa ong chúa tốt nhất là vào lúc buổi sáng sớm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Vào thời điểm này, cơ thể sẽ hấp thụ tối đa chắc chất dinh dưỡng trong sản phẩm.
Nếu uống sữa ong chúa vào buổi sáng sẽ giúp cung cấp năng lượng cho cả ngày. Nếu bạn uống vào buổi tối sẽ giúp bạn ổn định giấc ngủ, an thần, ngon giấc và tỉnh táo vào sáng hôm sau. Đáng chú ý, sữa ong chúa đều có thể uống trước hoặc sau bữa ăn.
Hiện nay, sữa ong chúa được bào chế dưới dạng lỏng và dạng viên uống:
- Đối với dạng lỏng: Những người đang bị bệnh hoặc suy nhược cơ thể nên uống 2 lần/ngày. Người khoẻ mạnh bình thường, có thể uống 1 lần/ngày với liều lượng khoảng 1 thìa cà phê để tăng cường chức năng sinh lý. Tuy nhiên, khi sử dụng cho trẻ em, bố mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Đối với dạng viên: Bạn nên uống từ 1 – 2 viên vào buổi sáng hoặc chiều. Tuy nhiên, không nên sử dụng sữa ong chúa sau 18h, vì nó sẽ khiến cơ thể dư năng lượng gây mất ngủ.
☛ Tham khảo thêm: Cách bảo quản sữa ong chúa không cần tủ lạnh
Ai không nên sử dụng sữa ong chúa
Ngoài việc tìm hiểu kỹ về công dụng và cách dùng sữa ong chúa, bạn cũng nên lưu ý các đối tượng không nên dùng sản phẩm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Dưới đây là những đối tượng không nên sử dụng sữa ong chúa:
- Người mắc bệnh hen suyễn: Nếu sử dụng sữa ong chúa tươi hoặc nguyên chất có thể làm tái phát các triệu chứng hoặc khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Người bị dị ứng phấn hoa hoặc mật ong: Đối với những người có tiền sử dị ứng phấn hoa hoặc mật ong thì tuyệt đối không nên sử dụng sữa ong chúa. Bởi sản phẩm này có thể gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng như nổi mề đay, khó thở, thậm chí sốc phản vệ.
- Phụ nữ mang thai: Sữa ong chúa có chứa một số thành phần có thể làm co tử cung, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.
- Người đang dùng thuốc điều trị: Sữa ong chúa có thể tương tác với các loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc bác sĩ trước khi sử dụng.
- Người đang bị tiêu chảy: Ngoài các dưỡng chất, sữa ong chúa có thể còn chứa nọc độc của ong thợ. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực cho người đang gặp vấn đề về tiêu hoá và đau dạ dày, khi sử sữa ong chúa có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn.