Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Thu, 27 Mar 2025 03:06:34 +0700 vi hourly 1 Sâm cầm https://tracuuduoclieu.vn/sam-cam.html https://tracuuduoclieu.vn/sam-cam.html#respond Mon, 02 Aug 2021 04:38:44 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57510 Mô tả
  • Loài chim di cư cỡ trung bình, nặng 0,5 – 0,8 kg.
  • Thân bầu to hơn con le le và nhỏ hơn con vịt trời.
  • Đầu và cổ phủ lông đen, mắt đỏ. Mỏ nhọn màu vàng nhạt, mào là một cục thịt rộng, màu trắng ngà, hơi nhô lên. Lông ở lưng và bụng màu xám, đuôi màu thẫm hơn.
  • Đôi cánh ngắn phớt tím.
  • Chân cao màu lục xám nhạt, có 4 ngón, 2 ngón giữa có 3 đốt, 2 ngón bến 2 đốt; các ngón đều có màng mỏng khá rộng.

Phân bố, sinh thái

Sâm cầm sống thành bầy đàn ở những khu vực có nước như ao, hồ, đầm lầy, sông ngòi và nhiều cây thuỷ sinh. Phân bố ở miền Nam châu Âu, châu Phi, ở châu Á, có ở Liên Xô trước đây, An Độ, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á. Hàng năm, cứ về mùa đông, từng đàn sâm cầm hàng trăm ngàn con bay xuống phương Nam để tránh rét.

Ở Việt Nam, sâm cầm có ở đồng bằng Bắc Bộ. Có một thời, sâm cầm gắn bó với Hồ Tây (Hà Nội) như một đặc sản của địa phương nổi tiếng. Thức ăn của sâm cầm là thực vật và động vật (cá nhỏ, tôm, tép, ốc…) sống ở nước. Làm tổ và đẻ trứng như gà nước.

Là loài chim bị săn bắt nhiều nên trữ lượng đã giảm, hiếm gặp.

Bộ phận dùng:

Thịt và chân sâm cầm

Công dụng

Thịt sâm cầm rất mềm, màu đỏ tươi, được chế biến rất cầu kỳ thành những món ăn ngon đặc sắc như quay, rán, hầm, nướng chả.

Thịt chim hầm với một số vị thuốc bắc như đương quy, thục địa, kỷ tử, hạt sen… có tác dụng bổ dưỡng cao, tăng lực mạnh, rất thích hợp với người bị thiếu máu, người cao tuổi đang trong thể trạng suy yếu, phụ nữ mới đẻ, trẻ em gầy còm, suy dinh dưỡng.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/sam-cam.html/feed 0
Mối https://tracuuduoclieu.vn/moi.html https://tracuuduoclieu.vn/moi.html#respond Mon, 02 Aug 2021 04:38:10 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57506 Mô tả
  • Loài côn trùng cánh đều. Cơ thể gồm 3 phần phân chia: đầu, ngực, bụng, dính nhau bằng các tấm màng đệm.
  • Toàn bộ cơ thể bao bọc bởi lớp cutin rắn chắc, màu trắng đục, trừ phần giữa các đốt và các phần phụ chuyển động.
  • Phần phụ miệng rất khỏe có thể nghiền nát những vật cứng như gỗ. Hai đôi cánh giống nhau và dài bằng nhau, dạng màng.

Mối là loại côn trùng xã hội sống thành bầy đàn đông đúc, có hiện tượng phân hoá về hình dạng và cấu tạo cơ thể tuỳ theo chức năng và sự phân công của chúng như mối chúa, mối vua, mối lính, mối thợ. Trong đàn, mối chúa là con mối to lớn nhất tổ, có nhiệm vụ sinh sản. Ở mỗi tổ, thường chỉ có duy nhất một mối chúa, đôi khi có thể có nhiều mối chúa nên sức sinh sản của chúng rất lớn. Mỗi chúa to hơn mối lính và mối thợ, còn mối vua luôn túc trực bên cạnh và làm nhiệm vụ thụ tinh cho mối chúa suốt đời. Mối lính và mối thợ là mối vô sinh, không có khả năng sinh sản. Mối thợ có nhiệm vụ xây tổ và kiểm thức ăn nuôi cả tổ từ mối chúa đến mối lính. Mối lính chỉ canh gác bảo vệ tổ.

Phân bố, sinh thái

Mối rất đa dạng, có khoảng 2000 loài trên thế giới, chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, ra nơi ẩm và ít ánh sáng, thường gặp trong các cây gỗ mục, trên đất vườn, đất rừng mưa nhiệt đới.

Ở đất, mối xây tổ khắp nơi: ven đường đi, bên gốc cây rừng hoặc quanh nương rẫy với hình thù rất đa dạng như hình tháp, hình vòm, hình quả lê, hình tròn, chiều cao có thể đến 12m và đường kính 3 -4 m.

Bộ phận dùng:

Cả con mối, tên thuốc trong y học cổ truyền là bạch nghị, dùng tươi hoặc phơi khô.

Thành phần hoá học

Trong mối phơi khô, có protein 36%, chất béo 44,4%, nhiều acid amin không thay thế rất cần thiết cho cơ thể, các muối K, sulfat, acid phosphoric, Zn 19,06 mg%, Fe 149,08 mg% các vitamin. 100g mối cung cấp 560 calo.

Tính vị, công năng

  • Theo các tài liệu cổ, mối có vị ngọt nhạt, tanh ngậy, tính bình, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, chống hư tổn, làm săn.
  • Đất tổ mối có tính mát, bình, không độc, trừ sang lở, tiêu sưng.

Công dụng

Cả con mối được dùng chữa suy nhược, gầy yếu, nhất là ở người cao tuổi, chủ yếu dưới dạng thức ăn – vị thuốc.

Người Mạ (Tây Nguyên) rất thích những món ăn chế biến từ mối. Có người ăn mối sống tuy thấy tanh, ngậy, sau dần ngon. Có người lại nấu canh hoặc trang với muối, ớt để ăn với cơm với vị cay và béo.

  • Theo tài liệu nước ngoài, người Ấn Độ và một số bộ lạc ở nhiều nước châu Phi cũng thích ăn mối sống, nướng hoặc rang cháy, rán giòn, rồi chấm với muối và hồ tiêu. Còn con mối chúa bụng đầy trứng thường được dành riêng cho phụ nữ mà cánh đàn ông không được ăn vì sợ ảnh hưởng đến đường sinh dục. Họ cũng chế biến mối thành nhiều món ăn – bài thuốc với hương vị độc đáo.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/moi.html/feed 0
Hến https://tracuuduoclieu.vn/hen.html https://tracuuduoclieu.vn/hen.html#respond Mon, 02 Aug 2021 04:37:52 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57504 Mô tả
  • Động vật thân mềm cỡ nhỏ, hai mảnh vỏ, dài 2,5 – 3 cm, vỏ dày có dạng gần tròn, tam giác hoặc bầu dục,
  • Mặt ngoài vỏ nhẵn bóng, các đường sinh trưởng đều, màu xám đen. Phần đỉnh vỏ hơi nhô cao. Bên trong là lớp thịt nhầy, màu trắng.
  • Các loài hến khác là Corbicula baudoni Morlet, C. morletiana Prime, C. bocurti Morlet cũng được sử dụng.

Phân bố, sinh thái

Hến phân bố ở Việt Nam và một số nước Đông Nam Á khác. Còn có ở Trung Quốc, Nhật Bản. Sống ở đáy hồ, sông, suối, khắp vùng đồng bằng, trung du và miền núi, Đẻ trứng.

Ở Việt Nam, có khoảng 11 loài hến, trong đó 4 loài thường gặp (đã được nêu ở trên).

Bộ phận dùng

Thịt hến có tên thuốc trong y học cổ truyền là nghiễn nhục. Vỏ hến là nghiễn xác.

Thành phần hoá học

  • Thịt hến chứa 4,5% protid, 0,7% lipid, 1,44 mg% Ca và 86 mg% P.
  • Vỏ hến có chất chitin như trong vỏ trai sống.

Tính vị, công năng

  • Thịt hến có vị ngọt, mặn, tính lạnh, không độc, có tác dụng hoạt tràng, thông khí, mát gan, giải độc, lợi tiểu.
  • Vỏ hến có vị mặn, tính ẩm, không độc, có tác dụng cố tinh, làm se, long đờm, chống nôn.

Công dụng

Trong dân gian, người ta hay nấu món canh thịt hến với khế chua vào những ngày hè nóng nực để ăn cho mát. Họ còn cho rằng món ăn này có thể cung cấp đủ lượng calci và vitamin C cần thiết cho cơ thể và trị được chứng tiêu khát, cước khí, bí tiểu tiện, sang lở. Thịt hến nấu với rau giền, ăn lại chữa táo bón.

  • Để chữa còi xương cho trẻ nhỏ: lấy 10 – 15 con hến to, làm sạch, lấy thịt giã nát trộn với 1 quả trứng gà, đem hấp cách thủy cho chín, rồi cho trẻ ăn hết trong ngày.
  • Chữa chứng hay đái đêm: Thịt hến (30 – 50g), hến to, làm sạch, lấy thịt, giã nát, trộn với một quả thịt lợn nạc (200g). Tất cả ninh nhừ, thêm muối ăn hết trong ngày.
  • Chữa mồ hôi trộm về đêm: Thịt hến (100g), thịt sò biển (100g), rễ hẹ (50g). Ninh nhừ, ăn hết trong ngày.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/hen.html/feed 0
Cua biển https://tracuuduoclieu.vn/cua-bien.html https://tracuuduoclieu.vn/cua-bien.html#respond Mon, 02 Aug 2021 04:37:09 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57498 Mô tả
  • Loài cua có kích thước lớn, dài 15 – 20 cm.
  • Mai là một lớp vỏ cứng, hình gần tam giác (giáp đầu – ngực) phồng và nhẵn bóng, phủ kín cơ thể, cạnh trước hình khum có răng cưa nhọn, hai cạnh phía sau vát thẳng.
  • Mắt kép có cuống quay nhìn mọi hướng.
  • Bụng có yếm ngắn (đốt giáp bụng) gấp vào giáp đầu – ngực.
  • Hai càng to, gần bằng nhau, chân bò dài vừa, đôi chân sau ngắn, có các đốt giẹp.

Phân bố sinh thái

Cua biển phân bố ở các vùng biển ấm, chủ yếu ở biển Đông. Ở Việt Nam các tỉnh từ Hải Phòng đến Minh Hải đều có cua biển.

Cua biển sống ở vùng biển nông, vùng nước lợ, rừng ngập mặn. Thức ăn của cua là các loại thân giáp, thân mềm, tảo, mùn.

Bộ phận dùng:

Thịt, mang và mai cua biển, thường dùng tươi.

Thành phần hóa học

  • Thịt cua biển chứa 17,5% protein, 0,6% lipid, 141 mg% Ca, 191 mg% P, 3,8 mg% Fe, 0,5 mg% vitamin B1, 0,08 mg% vitamin B2, 3 mg% và cung cấp 106 calo/100g (Viện Dinh dưỡng).
  • Vỏ cua biển chứa chất cyanocristalin có màu xanh ở cua sống, khi đun nóng chất này sẽ chuyển thành caroten là zooerytrin có mùa đỏ gạch.
  • Ngoài ra, vỏ cua còn chứa các polysaccharid.

Tính vị, công năng

Thịt cua biển có vị ngọt, mặn, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, bổ xương tủy, sinh huyết, tán ứ, giảm đau, thông kinh lạc.

Công dụng

Cua biển là một đặc sản có giá trị xuất khẩu nhất là loại cua gạch. Các mặt hàng của biển xuất khẩu được ưa thích là của sống và cua luộc chín ướp đồng nguyên vỏ. Cần chú ý là cua biển phải được chế biến ngay, nếu để cua chết, chất đạm trong cua dễ bị thối nát, làm thịt giảm hẳn hương vị và có thể gây độc hại cho cơ thể con người.

Thịt cua biển luộc hoặc nướng là món ăn – vị thuốc giàu dinh dưỡng, rất tốt cho cơ thể đang phát triển ở trẻ nhỏ và tình trạng suy yếu ở người cao tuổi.

Thịt cua biển phối hợp với những thực phẩm khác và một số dược liệu có tác dụng giảm mập, tiêu mỡ, hạ huyết áp và đường máu:

  • Thịt cua biển nấu với măng tây: Dùng măng tây ít lạnh (theo y học cổ truyền) và ít độc vì hàm lượng acid cyanhydric (HCN) thấp nên an toàn hơn. Dùng thịt cua với măng là phối ngũ cộng hưởng cho hiệu quả cao.
  • Thịt cua biển nấu với rong biển, sinh địa (hoặc thục địa), có thể thêm mạch môn, táo tàu: Nấu với ít nước (vì nước ở cua sẽ ra thêm). Người yếu uống nước và ăn cái.
  • Thịt cua biển nấu với sâm bố chính, hoài sơn: Công thức này dùng tốt vào mùa hè cho trường hợp kém ăn, hấp thu kém, họ nóng.
  • Thịt cua biển nhồi: Thịt cua, thịt lợn nạc băm, miến nấu đông cô, bột sắn dây. Tất cả xay nhuyễn, nhồi vào mai cua đem hấp hoặc nướng chín. Ăn riêng hoặc kèm với các loại rau sống như hoa so đũa, bông điên điển, rau càng cua, rau đắng, thiên lý… (theo BS. Phó Đức Thuần).

Chú ý:

Người dị ứng với cua, nổi mẩn, ngứa ngáy, không được dùng.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cua-bien.html/feed 0
Sò huyết https://tracuuduoclieu.vn/so-huyet.html https://tracuuduoclieu.vn/so-huyet.html#respond Mon, 02 Aug 2021 04:35:52 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57488 Mô tả
  • Loài động vật thân mềm, có vỏ cứng bao bọc.
  • Hai mảnh vỏ bằng nhau, phồng cao, múp dần về phía đỉnh sát bên lề. Từ đỉnh ở mặt ngoài, có 18- 21 đường gờ toả đều đến mép vỏ, sít nhau như ngói lợp. Các đường gờ do những hạt nhỏ như hạt gạo xếp liên tiếp nhau tạo thành.
  • Da vỏ phủ lông màu sẫm, mặt trong vỏ nhẵn màu trắng. Cơ khép vỏ phía trước có hình tam giác, cơ khép vỏ phía sau to hơn.

Phân bố, sinh thái

Trên thế giới, sò huyết phân bố ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, sò huyết có nhiều ở vùng ven biển Quảng Ninh (Hà Cối, Tuần Châu), Thanh Hoá (Lạc Tường, Hoằng Phụ), Thừa Thiên – Huế (Lăng Cô), Bình Định (Đầm Thị Nại), Kiên Giang (Lạch Nùng, An Biên)… Ở đây, sò huyết tập trung thành những bãi sò lớn.

Sò huyết sống di động ở vùng triều, phía đáy có bùn. Di chuyển bằng cách khép hai mảnh vỏ vào nhau để tạo thành lực đẩy của nước phóng về phía trước. Thức ăn của sò huyết là tảo khuê, các mảnh vụn mùn bã hữu cơ, vi sinh vật, một số luận trùng.

Mùa sinh sản của sò huyết vào tháng 7 – 11. Sò đẻ trứng, trứng thụ tinh và phát triển ngoài cơ thể.

Bộ phận dùng:

  • Thịt sò huyết, tên thuốc trong y học cổ truyền là ngoã lăng nhục.
  • Vỏ sò huyết là ngoã lăng tử.

Tính vị, công năng

Thịt sò huyết có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ huyết, kiện vị.

Vỏ sò huyết có vị ngọt, mặn, tính hơi lạnh, có tác dụng tiêu tích, hoá đàm.

Công dụng

Thịt sò huyết có giá trị dinh dưỡng cao trong thực phẩm, được coi là đặc sản. Người ta thường đặt sò huyết lên than hồng, hướng đến khi hai mảnh vỏ của sò nứt bung ra, nước béo màu đỏ chảy ra. Lấy thịt ăn nóng với gia vị. Thịt sò huyết rất thơm ngon, ngọt và béo.

Về mặt thuốc, thịt sò huyết chữa được 5 tạng, chứng huyết hư, thiếu máu, kiết lỵ ra máu mủ, viêm loét dạ dày – tá tràng, tiêu hoá kém. Dạng dùng thông thường: Ăn sống như trên hoặc lấy thịt sò huyết phơi hoặc sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, mỗi lần uống 2 – 4g, ngày 2 – 3 lần.

  • Vỏ sò huyết chữa tụ máu bầm tím, tê bại, đại tiện ra máu mủ, đau dạ dày, ợ chua, cam răng. Ngày dùng 12 – 20g với nước ấm. Có thể làm viên uống.
  • Chữa cơ thể suy nhược, lao phổi: Thịt số huyết (100g), lá hẹ (100g), nấu chín ăn làm ham lần trong ngày.
  • Chữa đục thủy tinh thể: Thịt sò huyết, ngao biển, cốc tinh thảo (mỗi vị 50g). Tất cả sao khô, tán nhỏ, nấu với 100g gan lợn đã thái mỏng và một bát nước cơm cho nhừ nhuyễn. Ăn cái, uống nước làm một lần trước khi đi ngủ.
  • Chữa mồ hôi trộm về đêm: Thịt sò huyết (100g) , thịt hến (100g), rễ hẹ (50g). Ninh nhừ, ăn hết làm một lần trong ngày.

Ghi chú:

Những năm gần đây, nguồn sò huyết nói chung đang có nguy cơ suy giảm dần, do khai thác quá mức.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/so-huyet.html/feed 0
Trai sông https://tracuuduoclieu.vn/trai-song.html https://tracuuduoclieu.vn/trai-song.html#respond Thu, 02 May 2019 02:40:45 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=32912

1. Mô tả

  • Động vật thân mềm hai mảnh vỏ, dài 10 – 20 cm, rộng 8 – 16 cm.
  • Vỏ có dạng đĩa hình trứng dẹt, cạnh trước tròn, mép mỏng, cạnh sau bằng, mép tầy hơi gồ lên ở một phía.
  • Mặt bụng phồng ở khoảng giữa, có những đường gân cong mờ.
  • Mặt ngoài vỏ bóng, màu vàng nâu đến nàu đen.
  • Bên trong là lớp thịt nhầy, màu trắng.

Các loài trai vỏ dày (Cristaria herculea Middendorff), trai điệp (Sinohyriopsis cumingii Lea) cũng được sử dụng.

2. Phân bố, sinh thái

Trai sông có nhiều ở các nước châu Á, sống khắp nơi trong ao, hồ, sông, suối ở vùng đồng bằng, trung du và miền núi. Thức ăn của trai sông gồm các loại tảo, động vật đơn bào. Trai sông đẻ trứng, trứng mở thành ấu trùng và qua nhiều lần biến đổi trở thành trai trưởng thành sống độc lập. Người ta bắt trai sông lấy thịt làm thực phẩm và dùng vỏ trai làm nguyên tiêu sản xuất đồ mỹ nghệ. Do thời tiết thuận lợi, nên việc nuôi trai rất phát triển ở các tỉnh phía nam từ Phú Yên đến Minh Hải, cả ở các đảo Phú Quốc, Côn Đảo.

3. Bộ phận dùng

Trai sông có tên thuốc là bạng gồm thịt trai và vỏ trai.

4. Thành phần hóa học

Thịt trai sông chứa 4,6% protid, 1,1% lipid, 16,4 mgʻ% Ca, 102 mg% P, 70 – 100 mg% Zn, 11,1 mg% Fe, 0,02 mg% vitamin B,, 0,18 mgʻ%b vitamin B, 1,2 mg% vitamin PP, 9 mg% vitamin C (Viện Dinh dưỡng).

Vỏ trai sông chứa Ca dưới dạng carbonat và chất chitin.

5. Tính vị, công năng

Thịt trai sông có vị ngọt, mặn, tính hàn, có tác đụng lợi thấp, thanh nhiệt, tiêu khát, hạ huyết áp. Vỏ trai sông có vị mặn, tính hàn, có tác dụng giảm đau, chống viêm, tiêu tích, minh mục, hóa đờm.

6. Công dụng

Nhân dân ở các địa phương thường dùng trai sông (cả trai vỏ dày) dưới dạng thức ăn – vị thuốc phổ biến để chữa bệnh.

Chữa mồ hôi trộm ở trẻ: Họ bắt trai về, rửa, cho vào nồi nước, đun sôi cho trai há miệng. Để nguội, gỡ thịt trai, lấy 50 g thái nhỏ, trôn với một nắm lá dâu non đã rửa sạch, thái nhỏ. Nấu cho nhừ thịt trai, thêm muối cho đủ đậm. Cho trẻ ăn làm 2 lần trong ngày để chữa mồ hôi trộm, trẻ hay khóc về đêm. Dùng 3 – 5 ngày.

Chữa huyết áp, đau đầu, thủy thũng: Thịt trai (30 – 50 g) nấu với râu ngô (20 g loại non càng tốt) cho thật nhừ. Vớt râu ngô ra, thêm hành (10 g), gừng (3 g) và bột gia vị ăn trong ngày.

Để chữa viêm gan, vàng da: Có thể lấy thịt trai (30 – 50 g), nhân trần (30g) thái nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm 2 lần trong ngày.

Chữa sưng vú: Vỏ trai sông nung thành vôi, tán nhỏ, lấy 6g trộn đều với gai bồ kết rang vàng, tán nhỏ (40 g). Mỗi ngày uống một thìa cà phê bột với ít rượu.

Chữa cao huyết áp, phòng ngừa tai biến mạch máu não, nhức đầu, chóng mát, suy gan.

Theo tài liệu nước ngoài, ở Trung Quốc, người ta cũng dùng thịt trai sông như những thức ăn – vị thuốc. Thịt trai (50 g) ninh nhừ với thịt lợn nạc (20 g) ăn vào bữa cơm chữa bệnh đái nhiều về đêm, xào chín với dầu lạc, thêm ít rượu, gừng, muối, ăn trong ngày. chữa kinh nguyệt quá nhiều, nấu nhừ thành cháo với thịt hầu (50 g) và gạo tẻ (100 g), ăn ngày hai lần.

Các nhà khoa học ở Đại học quốc gia Singapore đã nghiên cứu thành công phương pháp vá vết thương ở người bằng hỗn hợp chất chitin lấy từ vỏ ốc, trai, hến, cua kết hợp với môt số chất từ loại nấm. Loại thuốc mới này có tác dung ngăn cản sư đóng cục của máu và hàn được cả những vết gẫy của xương.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/trai-song.html/feed 0
Trân châu https://tracuuduoclieu.vn/tran-chau.html https://tracuuduoclieu.vn/tran-chau.html#respond Tue, 08 May 2018 18:32:02 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/dl/tran-chau/ Trân châu 1

Hình ảnh Trân châu

Mô tả con trai

  • Trai là một động vật thân mềm sống ở dưới nước, ngoài thân có bọc 2 vỏ cứng, vỏ có thể mở ra, khép lại tuỳ theo con trai, thường khi nguy hiểm chỉ đóng lại khi kiếm ăn thì mở ra. Nếu một vi sinh vật nào, hay hạt sỏi hạt cát lọt vào thân con trai, dị vật đó sẽ kích thích lớp niêm mạc ngoài và bài tiết ra một chất bọc lấy dị vật và trở thành ngọc trai hay trân châu.
  • Trân châu nhỏ có thể bằng hạt cải, to có thể bằng hạt đậu, hạt ngô. Chất cứng, rắn, óng ánh nhiều màu sắc trông rất đẹp, vừa dùng làm thuốc, vừa có thể làm đồ trang sức rất quý.
  • Ngoài ra, còn một loại trân châu mẩu (ngọc dìêp) Concha Pterìae. Trân châu mẫu là những hạt sần sùi nổi lên trong vỏ cứng của con trai, do vỏ con trai bị kích thích tạo nên, nhưng vẫn dính vào vỏ trai. Trân châu mẫu cũng dùng như trân châu nhưng không quý bằng.
  • Có loại trai cho ngọc sống ở nước mặn cho trân châu quý hơn. Có loại trai cho ngọc sống ở nước ngọt cho thứ trân châu gọi là hạng bốt kém hơn.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Việt Nam ta có loại trân châu ở vùng bể thuộc tỉnh Quảng Ninh (vùng Hải Ninh). Ta đã bắt đầu nghiên cứu nuôi trai lấy trân châu.
  • Vùng biển Trung Quốc (Quảng Đông, đảo Hải Nam, Quảng Tây, Triết Giang, Thượng Hải) lấy trân châu như đã mô tả ở trên. Hiện nay việc mò trân châu còn dựa vào may rủi. Cho nên cần đạt vấn đề nuôi trai lấy ngọc.

Thành phần hoá học

Hoạt chất chưa rõ. Trong trân châu có canxi cacbonat (chừng 90-92%), chất hữu cơ (6%).

Tác dụng dược lý

Chưa có tài liệu nghiên cứu.

Công dụng và liều dùng

  • Còn dùng ở phạm vi nhân dân làm thuốc trấn tĩnh, chữa sung huyết ở trên đầu và mặt, buốt đầu không ngủ, viêm niêm mạc miệng. Dùng ngoài điểm vào mắt để tan màng mộng. Vì vị thuốc rắn cứng, khi dùng phải mài cho nhỏ mịn. Ngày dùng 0,30g đến 0,60g.
  • Theo tài liệu cổ, trân châu vị ngọt mặn, tính hàn, vào 2 kinh tâm và can. Có tác dụng thanh nhiệt, ích âm, trấn tâm, an thần, trừ đờm định quý, sáng mắt, giải độc. Dùng chữa phiền nhiệt, tiêu khát, giật mình, họng đau, mắt đỏ, có màng mộng. Không thực hoả, tà nhiệt không được dùng.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/tran-chau.html/feed 0
Trăn https://tracuuduoclieu.vn/tran.html https://tracuuduoclieu.vn/tran.html#respond Tue, 08 May 2018 18:27:29 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/dl/tran/ Trăn 1

Hình ảnh con trăn

Mô tả con vật

Ở nước ta có phổ biến hai loại trăn đều được dùng làm thuốc:

Trăn mốc-python molurus

Có tác giả chia loài này thành hai loài phụ, theo phân loại này thì trăn mốc ở nước ta thuộc loài phụ Python molurus bivittatus, phổ biến trong toàn quốc, thân có thể dài tới 6-8m, thường sống ở những rừng thưa, núi đá thấp gần nước. Đôi khi nó leo vắt trên cành cây. Trăn ăn những con vật có móng nhỏ như dê, sơn dương, hoẵng, khỉ, gậm nhấm, đôi khi cả chim. Mỗi năm vào mùa xuân trăn đẻ một lần, tùy theo kích thước trăn đẻ từ 8 đến 100 trứng. Sau khi đẻ, trăn lấy thân quấn tròn để ấp trứng. Sau chừng một tháng trăn con nở ra, lúc đầu dài khoảng 50-60cm, sau 4 năm có thể dài tới 4m, tối đa trăn sống 25 tuổi.

Trăn mắt võng-Python reticulatus

có nhiều ở miền Nam nước ta. Trăn mắt võng dài hơn trăn mốc, có thể dài tới 10m, trung bình 7-8m. Thức ăn của trăn mắt võng cũng giống như trăn mốc. Trăn cái đẻ 10 đến 103 trứng. Trăn con nở ra dài 60cm, sau 4-5 năm dài tới 3m, Người ta cho rằng tuổi trăn mắt võng tối đa là 21 năm.

Phân bố, săn bắt và chế biến

  • Trăn sống hoang dại trong rừng núi nước ta. Trăn không có răng độc như rắn, bắt mồi bằng cách ngoạm lấy chân kẻ thù rồi lấy thân quấn ép mồi cho chết ngạt trước khi nuốt.
  • Thường trăn không phải là loài người ta tìm săn bắt mà do tình cờ gặp mà bắt. Trăn cho thịt ăn ngon, da thuộc làm đồ dùng, còn xương và máu trăn dùng làm thuốc. Xương trăn dùng nấu cao như nấu cao xương động vật khác.

Thành phần hóa học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu riêng về thành phần một số bộ phận được dùng làm thuốc của trăn.

Công dụng và liều dùng

  • Bộ phận phổ biến nhất của con trăn làm thuốc là xương được dùng nấu thành cao đặc, trông giống như một số cao xương động vật khác. Theo kinh nghiệm nhân dân, cao trăn dùng chữa đau nhức xương, đặc biệt đau cột sống. Mỗi ngày uống 5-10g cao này hấp nóng với rượu, hoặc uống lẫn với một số vị thuốc khác. Máu trăn cũng chữa hoa mắt, choáng váng, mỏi lưng. Cũng pha dưới dạng rượu.
  • Ngoài ra người ta còn nói mỡ trăn bôi lên da có tác dụng làm râu tóc không mọc ra ngoài mà lại mọc ngược vào trong, nhưng chưa ai có dịp kiểm tra thực hư như thế nào.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/tran.html/feed 0
Yến https://tracuuduoclieu.vn/yen.html https://tracuuduoclieu.vn/yen.html#respond Tue, 08 May 2018 00:09:33 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/dl/yen/ Mô tả
  • Hải yến giống con chim én, nhưng lông không đẹp, hót không hay, mình nhỏ cánh dài và nhọn, đuôi ngắn, mỏ cong, lông ở lưng và bụng màu xám, lông đuôi và cánh đen như huyền do đó người ta thường gọi loại yến này là “huyền điểu” hay “hải yến” hoặc du hà ưu điểu.
  • Nhiều loại yến khác cũng được khai thác, tất cả đều nhỏ và thân thường chỉ dài 9-10cm, con cái to hơn con đực, nặng chỉ khoảng 7-10g, đầu mỏ hơi cong, ngón chân có màng, cánh nhỏ dài, thường bơi lội trên mặt nước hoặc bay lướt trên mặt nước đớp lấy động vật trong biển hoặc đồ ăn ở tàu thuyền vứt bỏ để làm thức ăn. Đừng nhầm chim én mình thon, mỏ rộng đuôi dài và chẽ thành hình chữ V tuy thuộc cùng họ nhưng khác loài và không cho yến, vì không làm tổ bằng chất dãi như chim yến nói trên.

Phân bố, thu hái và chế biến

Chim yến cho yến sống rải rác ở hải đảo vùng đông nam châu Á, Indonexia, philipin, miền nam Trang Quốc. Ở Việt Nam chim yến sống nhiều ở ven biển từ Quảng Bình đến Hà Tiên. Có ba vùng đặc biệt nổi tiếng: Cù lao Chàm, Mũi Né và vùng biển thuộc tỉnh Khánh Hòa, tại những vùng này yến sống rất đông ở nhiều đảo, nhưng yến thường ở tai những nơi rất hiểm hóc vì vậy muốn tìm và đến được nơi yến làn tổ phải rất kiên nhẫn và dũng cảm.

Người ta tìm tổ yến để lấy “yến sào”. Yến sào tức là cái tổ của con chim yến. Ở đây yến sống và sinh nở. Nhưng khác với những loài chim khác đến mùa sinh đẻ thương tha rác, cành cây về làm tổ thì chim yến làm tổ bằng chất nước dãi của mình. Vào đầu tháng tư yến làm xong tổ vào thời kí này cũng là bắt đầu mùa thu hoạch tổ yến đầu tiên. Nếu thu hoạch kịp thì chim yến mất tổ, còn thời hian làm lại tổ khác. Đợt làm tổ thứ hai này kéo dài 2-3 tháng, kịp vào tháng 6 là mùa yến sinh nở. Yến đẻ trứng sau 25 ngày trứng nở, chờ sau 75 ngày cho yến non đủ lớn mới nên lấy tổ. Đợt thu hoạch tổ này kém vụ thứ nhất do mồi là thức ăn chính của yến ít đi.

Tùy theo màu sắc người ta phân biệt tổ yến.

Mao yến

Là tổ của hải yến lúc đầu mới làm để đẻ trứng. Vì khí hậu còn lạnh, trong tổ có nhiều lông yến màu tro đen, hình tổ hơi giống hình bán nguyệt, mặt bám vào hang đá thì tương đối bằng, mặt hướng ra ngoài hơi vồng lên, dài 6-10cm, rộng 3-5cm, mặt trong lõ vào, bên ngoài màu tro trắng, lẫn lộn nhiều lông yến, toàn thể do nhiều lớp sợi xơ chồng lên mà thành. Mỗi tổ yến chỉ nặng khoảng 10g.

Bạch yến hay quan yến

là tổ có lông lần đầu tiên bị lấy mất con yến làm lại tổ lần thứ 2, màu trắng tinh, nửa trong suốt, mặt lưng lồi lên tương đối bằng, trơn, thỉnh thoảng cũng có lông yến lẫn vào, hình dáng lớn nhỏ cũng giống như mao yến thứ này phẩm chất rất tốt.

Huyết yến

Về hình dáng kích thước cũng như bạch yến chỉ khác ở chỗ có sợi xơ màu huyết đỏ nâu. Người ta cho rằng do khi con mẹ thả dãi làm tổ, trong dãi yến mẹ có lẫn máu. Yến huyết rất hiếm và rất quý. Người ta tính trên một đảo yến, một vụ chỉ thu được 2-3 kg huyết yến là cùng.
Người ta còn dựa vào màu sắc để phân biệt ra yến thiên là yến có màu vàng, yến địa là yến có màu xám hơi nham nhở xù xì, yến bài là loại tổ yến đang làm dở.

Thành phần hóa học

  • Phân tích tổ yến người ta thấy có gần 50% chất protid, 30,55% glucid và 6,19% tro.
  • Trong protid thấy có 2,7% histidin, 2,7% acginin, 2,4% xystin, 1,4% tryptophan và 5,6% tyrosin. Trong tro có phospho, sắt, kali và canxi, hoạt chất chưa rõ.

Công dụng và liều dùng

  • Theo tài liệu cổ thì yến sào được ghi đầu tiên trong “Bản thảo cương mục thập di”. Tính chất của yến sào được ghi là vị ngọt, tính bình, vào hai kinh phế và vị. Tác dụng của nó là nuôi phế âm, tiêu đờm hết ho.
  • Thường dùng chữa hư yếu, ho lao, sốt từng cơn, hen suyễn, thổ huyết. Thường dùng làm món ăn bổ trong những bữa tiệc lớn. Yến sào dùng làm thuốc bổ dưỡng, chữa gầy yếu ho hen, lao, thổ huyết.
  • Ngày dùng 6-12g, dưới dạng thuốc sắc: cho yến sào vào túi vải, thêm nước vào đun sôi, để lắng mà uống.
  • Theo tài liệu cổ thì đối với những người biểu tà, vị hư hàn không dùng được.

Bài thuốc món ăn có yến sào

  • Yến sào kỷ tử: Yến sào 10g, kỷ tử 15g, đường kính 100 g. Yến sào ngâm rửa sạch, cho nước đun sôi cho nở ra, cho tất cả yến sào, kỷ tử và đường kính trong một xoong với lượng nước thích hợp, đun cách thuỷ 30 phút. Dùng cho các trường hợp viêm phế quản mạn, lao phổi, giãn phế quản.
  • Yến sào pha sữa bò: Yến sào 10g, ngâm nước cho mềm, đun cách thủy cho chín, cho thêm 250ml sữa bò, khuấy đều cho sôi. Dùng cho các trường hợp viêm dạ dày, viêm ruột có nôn ói, nấc cụt và các bệnh nội khoa có nôn ói.
  • Yến sào đỗ trọng hấp đường: Yến sào 4g, đỗ trọng 15g, đường kính 100g. Yến sào ngâm nước sôi cho mềm trước, tất cả cùng nấu trong 30 phút, khuấy lắc đều, lấy nước uống. Dùng cho thai phụ ho nấc, nôn ói; do có tác dụng an thai hoà vị, chỉ ẩu.
  • Yến sào bạch cập: Yến sào 12g, bạch cập 12g. Đun nhỏ lửa, hầm kỹ. Lọc lấy nước, thêm đường phèn, đun cho tan. Uống 2 lần trong ngày. Chữa ho ra máu.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/yen.html/feed 0
Xương hổ https://tracuuduoclieu.vn/xuong-ho.html https://tracuuduoclieu.vn/xuong-ho.html#respond Mon, 07 May 2018 23:55:57 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/dl/xuong-ho/ Mô tả con vật
  • Trong họ Mèo, con hổ là loài động vật to khỏe nhất. Đầu to tròn, cổ ngắn, tai nhỏ, ngắn; 4 chân to khỏe, móng rất sắc và nhọn, đuôi dài bằng nửa thân. Một con hổ trung bình nặng 150- 200k.g, thân dài 1,5m-2m đuôi dài 1m. Hổ đông bắc Trung Quốc có thể nặng tới 300kg. Da hổ màu vàng, có vằn đen, phía bụng và phía trong chân có lông trắng.
  • Hổ thường sống một mình ở những vùng rừng núi nhiều cỏ tranh. Tuy nhiên trong thời kỳ giao cấu hoặc thời kỳ nuôi con, con đực con cái và hổ con thường sống quây quần với nhau. Chỗ ở của nó không cố định. Ban ngày nằm phục tại một chổ, ban đêm mới hoạt động tìm ăn. Thức ăn của nó là hươi nai, sơn dương hay loài ăn cỏ khác như lợn rừng, đặc biệt có thể tìm bắt những súc vật nuôi trong nhà như chó, trâu, bò, lợn, có khi ăn cả người. Mỗi con có thể đẻ 2-4 con; sau 3-4 năm thì trưởng thành.
  • Con hổ có giá trị kinh tế rất lớn, thịt hổ ăn ngon và bổ, da hổ thuộc để trang trí hay nhồi thành con hổ; xương hổ dùng để làm thuốc.

 Phân bố, săn bắt, chế biến xương hổ và cao hổ cốt

Tại miền rừng núi nước ta không thấy mấy nơi không có hổ nhưng nổi tiếng có hổ Hòa Bình, Hà Tây, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Cạn, Thái Nguyên và miền núi Trường Sơn, Trung Bộ.

Săn hổ có thể dùng bẫy bắt sống hay dùng tên độc, súng săn. Mùa săn quanh năm. Tùy theo con to con nhỏ mà bộ xương to nhỏ: Nếu hổ nhỏ quá vừa ít thịt, xương nấu cao hiệu suất và phẩm chất cũng kém hơn. Trung bình một bộ xương hổ nặng 10-12kg, có thể tới 15-16kg, con nhỏ chỉ cho 4-5kg. Căn cứ vào sức nặng của một bộ xương, người ta xác định giá trị và phẩm chất của cao và do đó giá mua có khác, ví dụ theo thời giá năm 1960, một con hổ cho bộ xương nặng 2-5kg chỉ mua với giá 25 đồng 1kg xương, nếu nặng 5-7kg, giá mua lên tới 50 đồng một kg, và nếu bộ xương nặng trên 7kg coi là tốt trị giá tới 65 đồng 1kg. Bộ xương hổ nặng dưới 4kg được coi vào loại xấu.

Toàn bộ xương hổ đều tốt, nhưng xương 4 chân và xương đầu được coi quý hơn cả, đặc biệt xương cánh chân trước được coi là không thể thiếu được, một là vì tỷ lệ những xương đó chiếm phần chủ yếu. hai là vì xương cánh chân trước (bumerus) có một lỗ hổng đặc biệt gọi là mắt phượng có thể dùng để phân biệt thực giả. Ví dụ trong một bộ xương hổ nặng hơn 6kg thì: Xương đầu nặng 1kg chiếm 15% toàn bộ trọng lượng bộ xương. Xương 4 chân nặng 3,390kg chiếm 52%. Xương sống (kể cả xương cổ) nặng 0,900kg chiếm 14%. Xương sườn (13 đôi) nặng 0,355kg chiếm 5,5% (không có xương ức). Xương chậu nặng 0;355kg (cả 2 mảnh) chiếm 5,5%. Xương bả vai nặng 0,260kg chiếm 4%. Xương đuôi nặng 0,146kg (kể cả xương cùng) chiếm 2,2%. 2 xương bánh chè nặng 0,039kg chiếm 0,45%. Người ta dùng nguyên xương hổ đã lọc bỏ hết cán thịt hoặc dùng xương đó nấu thành cao hổ cốt mà dùng.

Cách nấu cao hổ cốt:

Xương hổ toàn bộ, số lượng tùy theo có nhiều ít. Nước vừa đủ để nấu theo kỹ thuật giới thiệu ở sau đây: Việc nấu cao hổ cốt trước đây thường chỉ nấu ở miền rừng núi vì ở miền đồng bằng người ta mê tín cho rằng nấu cao hổ trong nhà thì sẽ có nhiều sự không may. Hiện nay các xí nghiệp đã có dịp nấu như thường.

  • Tại miền núi cũng như theo kinh nghiệm trong nhân dân ít khi người ta chỉ dùng xương hổ, mà phối hợp với xương của nhiều con vật khác và các vị thuốc thảo mộc khác.
  • Người ta cho rằng khi nấu tốt nhất kiếm đủ 5 bộ xương hổ, một bộ xương khỉ, một bộ xương sơn dương (một loại dê rừng) vì xương hổ là vị chủ yếu (quân) có kèm theo hai vị thần nghĩa là có vua có quan.
  • Nếu xương vừa lấy ở con hổ ra thì cần đem cạo hết thịt rồi cho vào một cái rỗ lớn bàng tre thật chắc: Đem ngâm trong một dòng suối nước chảy trong vòng 15-20 hôm. Trong thời gian này thịt còn sót lại sẽ thối rữa ra và trôi theo dòng nước. Sau đó người ta treo dò xương lên cành cây cho khô. Trước đây người ta cho làm như vậy để “khu phong” nghĩa là loại bỏ các khí xấu.
  • Thực tế chỉ là loại bỏ mùi hôi thối của thịt bị rữa nát khi ngâm trong suối. Thời gian cũng kéo dài chừng 15-20 ngày.
  • Chế như vậy xương sẽ sạch không có mùi hôi. Lấy chày đập thành mảnh nhỏ để dễ rửa cho sạch hết tủy. Ngâm trong 24 giờ (một ngày mội đêm) vào nước luộc rau cải (loại rau ta vẫn luộc ăn hay muối dưa) chưa rõ rau cải cho vào đây làm gì.
  • Ngày hôm sau lại lửa xương bằng nước rồi lại ngâm xương vào rượu có ngâm gừng (có lẽ để cho đỡ mùi tanh).
  • Cuối cùng lấy ra, cho vào thùng đợi cho khô mới đem ra cho vào nồi đồng to, đổ nước vào cho đủ ngập chừng vài cm rồi nấu nhiều lần như nấu cao ban long (xem vị cao ban long).
  • Hiệu suất trung bình là 100kg xương cho chừng 30kg cao. Vì xương hổ hiếm và đắt cho nên giá thành của cao hổ cốt thường rất cao, tới 400-600 đồng; 1kg (thời giá năm 1960).

Trên đây chỉ mới là phương pháp nấu cao hổ trong nhân dân. Vì không có sách nào quy định, xương hổ lại hiếm cho nên mỗi nơi nấu có khác nhau, ví dụ có nơi lại ngâm xương bằng nước lá dâu, lá trầu không; có nơi nấu lẫn với nhiều thứ xương khác; lại có người săn được hổ nấu dùng riêng còn nấu xương khác bán giả làm cao hổ. Việc xác định còn gặp rất nhiều khó khăn.

  • Tại nước ta ít khi thấy dùng xương hổ làm thuốc, nhưng tại Trung Quốc người ta còn dùng xương 4 chân, xương đầu và xương cổ của hổ. Nhũng loại xương màu vàng là tốt. Khi dùng lấy chày đập vỡ, cạo bỏ tủy, đổ bằng rượu hay bằng dấm. Rồi nướng trên than thành màu vàng nhạt dùng để sắc uống hay dùng ngay xương này để ngâm rượu.

Thành phần hóa học

Trong xương hổ có canxi photphat và protit. Trong cao hổ cốt nguyên chất có 14,93 đến 16,66% nitơ toàn phần, 0,58-0,74% axit amin, 19.88-26,16% độ ẩm, 2,6% độ tro, clo tính bằng axit clohydric 0,67%, asen 5 phần triệu, canxi 0,08%, phôtpho tính bằng axit photphoric (theo số liệu của Lê Văn Trinh và Trần Trinh Thục, Xí nghiệp dược phẩm 1 -Tập san dược học 4-1963).

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu sâu hơn.

Công dụng và liều dùng

Tính vị, công năng:

  • Theo tài liệu cổ, xương hổ có vị cay tính hơi ôn, vào 2 kinh can và thận.

Tác dụng:

  • Có tác dụng khu phong làm hết đau, mạnh gân cốt , trấn kinh.
  • Dùng chữa gân cốt đau nhức, đi lại khó khăn, chân tay co quắp. Nếu hồi hộp lo phiền thì nên dùng xương: đầu, chân tay đau nhức nên dùng xương chân.

Công dụng:

  • Xương hổ và cao hổ cốt là một vị thuốc rất được tín nhiệm trong nhân dân, chủ yếu dùng trong những bệnh đau xương, tê thấp, đi lại khó khăn, đau nhức. Còn dùng trong những bệnh cảm gió, điên cuồng. Có khi dùng làm thuốc bổ, nhưng thường hay dùng trong bệnh tê thấp nhức mỏi. Việc xác định giá trị chữa bệnh gặp khó khăn vì ít khi người ta chỉ dùng riêng xương hổ mà thường dùng nó phối hợp với nhiều vị thuốc khác. Xương hổ lại hiếm, cao hổ cũng thường nấu lẫn với xương nhiều động vật khác.

Lưu ý:

  • Những người huyết hư hóa thịnh không dùng được.

Liều dùng

  • Liều dùng trung bình của xương là 10-30g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hay ngâm rượu. Nếu dùng cao mỗi ngày dùng 4-6g hay hơn.

Đơn thuốc có xương hổ và cao hổ cốt

Rượu hổ cốt chữa yếu xương viêm xương. Có nhiều cách chế biến khác nhau:

  • Theo kinh nghiêm cổ truyền ghi lại trong “Hiện đại thực dụng trung dược” của Diệp Quyết Tuyền: Xương hổ sao vàng tán nhỏ 200g, rượu cốt 700ml. Ngâm trong vòng 10-15 ngày lọc lấy rượu. Thêm vào bã 300ml rượu nữa. Lại ngâm 10 ngày nữa. Lọc, trộn đều hai mẻ rượu đó với nhau, thêm rượu nữa vào cho đủ 100ml. Ngày uống 4 lần. Mỗi lấn 10-15ml rượu này, uống sau bữa cơm để chữa bệnh yếu xương, viêm xương.
  • Cao hổ cốt 40-60g. Ngâm vào một lít rượu. Trước khi ăn cơm hâm nóng mà uống mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 10-15ml.
  • Cao hổ cốt 4-6, thiên niên kiện 10g, cốt toán bổ 10g, đỗ trọng 10g, rượu tốt 1 lít. Ngâm trong 10-15 ngày. Lọc lấy rượu để uống. Ngày 2 lần. mỗi lần 15ml trước bữa ăn.
  • Rượu hổ cốt ghi trong Dược điển Trung Quốc 1963 có hai loại: Hổ cốt tửu và hổ cốt mộc qua tửu. Trong 1 lít hổ cốt tửu chỉ có hơn 1g có hổ cốt; trons hổ cốt mọc qua tửu cũng vậy. Ngoài ra hổ cốt tửu có tới 45 vị thuốc khác: Hổ cốt mộc qua tửu ngâm thêm với 13 vị thuốc khác. Xem như vậy, xương hổ và cao hổ cốt chỉ chiếm lượng rất nhỏ trong các thuốc có xương và cao hổ (chi tiết các đơn rượu này xem ở vị mộc qua).
  • Một hình hình thức dùng cao hổ cốt làm thuốc bồi dưỡng . Làm thịt một con gà giò vừa một người ăn. Mổ bỏ ruột. Cho vào bụng con gà này một miếng cao hổ cốt nặng khoảng 10-20g. Rồi đặt con gà có cao hổ cốt trong bụng vào một cái liên sứ hay ca tráng men có nắp. Thêm vào đó chừng một chén rượu nhỏ. Không cho một tí nước nào cả. Đặt tất cả vào nồi nước đổ đun cách Ihủy. Nước trong thịt của gà bốc lên sẽ làm chín con gà và hòa tan cả cao và các chất trong thịt gà. Đun cho đến khi con gà chín dừ. Chỉ lấy chất nước tiết ra mà cho người yếu ăn. Có thể ăn cả thịt nhưng thịt rất bã, không ngon.
  • Cách dùng cao hổ cốt này thường dùng cho những người mới ốm dậy ăn cho chóng lại sức.
  • Có người nói ăn cao hổ cốt khi còn ít tuổi người sẽ nứt ra, nhưng đó chỉ là một tin không có cơ sở.

Chú thích:

  • Ngoài cao hổ cốt và cao ban long, trong nhân dân còn dùng xương của những con vật khác để nấu cao làm thuốc bổ như xương khỉ (chỉ dùng xương) hoặc toàn bộ cả xương và thịt gọi là cao khỉ toàn tính, xương gấu (Selanartos thibetanus Cuvier và Ursus artos L.-thuộc họ Ursidơe), xương con sơn dương, xương con báo Phanthera pardus (có lông với những đốm đen) hoặc báo Panthera marmolata (có đuôi rất dài) hoặc báo Panthera malas (có lông đen tuyền)
  • Tính chất và công dụng cũng gần như nhau, nhưng thường cao khỉ hay dùng cho phụ nữ, cao hổ cốt dùng trong bệnh tê thấp, đau xương còn những cao khác thường coi là những vị thuốc bổ toàn thân. Hoạt chất khác chưa rõ nhưng đây là một nguồn đạm và axit amin rất đáng chú ý của các vị thuốc nhân dân.
  • Dược sĩ Trần Lâm Huyền có cho phân tích một số cao đó kết quả như sau (trích trong bài Cao động Vật-Dược học, 4-1963).
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/xuong-ho.html/feed 0