Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Cổ bình

Tên tiếng Việt: Cổ bình, Hồ lô trà, Cây mũi mác, Cây cổ cò, Thóc lép

Tên khoa học: Desmodium triquetrum (L.) DC.

Họ: Fabaceae (Đậu)

Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, hóa đờm, tiêu tích, sát trùng.

 

 

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, thu hái và chế biến
  • Thành phần hóa học
  • Công dụng và liều dùng

Mô tả cây

  • Cây nhỡ hóa gỗ ở gốc, cao 0,50-2m. Thân cành ba cạnh, có vài lông cứng trên các cạnh.
  • Lá một lá chét, có hai mũi nhọn cong thành hình kim ở gốc của lá chét, lá chét hình ba cạnh, dài, cụt, hình tim ở gốc, lá kèm hình ba cạnh nhọn, dạng vẩy. Cụm hoa ở nách hay ở ngọn thành chùm làm thành một chùy ở ngọn. Hoa màu hồng, xếp 1-2 cái một. Đài nhẵn chia 4 thùy. Cánh cờ hình mắt chim, cánh bên hình trái xoan ngược, cánh thìa nhỏ hình mỏ cong. Nhị một bó, bầu có lông mềm, quả thẳng có lông màu tro mềm hơi cong ở các mép, chia 6-8 đốt.
  • Mùa hoa: Tháng 6-9.

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang dại phổ biến trên các đồi cỏ và đồi sim mua khắp mọi nơi ở nước ta. Còn thấy ở Trung Quốc, Ấn Độ. Người ta thu hái toàn cây vào mùa hạ và thu. Dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô mà dùng.

Thành phần hóa học

Trong cây có cumarin, hợp chất phenol axit hữu cơ và tanin (Quảng Châu thị dược phẩm kiểm nghiệm sở, Nông thôn trung thảo dược chế tế kỹ thuật, 1971, 250).

Công dụng và liều dùng

  • Cây thuốc này hầu như chưa thấy ghi trong những tài liệu cổ mà chỉ thấy trong nhân dân người ta dùng cây này với tính chất một vị thuốc có vị đắng, tính hơi mát, tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, hóa đờm, tiêu tích, sát trùng.
  • Trẻ con tiêu hóa kém, cam tích: Dùng riêng hay phối hợp với bạch mao căn, cam thảo, tất cả tán bột cho uống. Ngày dùng 10-20 g dưới dạng thuốc sắc.
  • Chữa phế ung (ho có đờm xanh (mủ): Ngày dùng 10-15g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với xạ can, qua lâu.
  • Chữa viêm gan viêm thận, thủy thũng, viêm ruột, đi ỉa lỏng.

Cập nhật: 22/11/2023

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Mía dò

Rau ngổ trâu

Xuyên tâm liên

Ngấy tía

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Truyền thông Sức khỏe là Vàng

Trụ sở chính: Thôn 3, xã Phù Lưu Tế, Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

  • Email: suckhoevangnguoiviet@gmail.com
  • Số điện thoại: 0243.9901436
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Đàm Thị Xuyến
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑