Mô tả
- Cây thảo, sống nhiều năm, có thân rễ dày, mọc bò dài, bén rễ ở những mấu.
- Lá mỏng, màu lục nhạt, hình lưỡi kiếm, dài 35 – 40 cm, rộng 2,5 – 3,5 cm, hai mặt nhẵn, gần như cùng màu, bẹ lá rộng.
- Cụm hoa mọc ở ngọn thân, bằng hoặc vượt hơn lá, phân nhánh thành chùm, nang nhiều đầu, mỗi đầu 3 – 4 hoa màu tím nhạt, bao bọc bởi một lá bắc rộng khoảng 2 cm, lá đài hình bầu dục rộng 12 – 2 cm, màu vàng ở họng với một mào ở giữa; cánh hoa hơi ngắn, hình thuôn, nở xòe; bầu có vòi nhụy phân nhánh, xẻ ở đỉnh.
Phân bố, sinh thái
Chi Iris L. ở Việt Nam chỉ có một loài hồ điệp hoa (hay còn gọi là cây đuôi diều) kể trên. Hiện tại mới thấy cây phân bố ở 3 điểm là thị trấn Sa Pa (Lào Cai), khu nghỉ mát Tam Đảo (Vĩnh Phúc) và Phó Bảng (Hà Giang). Ở cả 3 nơi này, cây vừa được trồng làm cảnh, vừa thấy cây mọc trong trạng thái hoang dại hoá ở ven đường đi hay bờ nương rẫy nhưng không xa các nơi có người ở. Theo một số người dân sinh sống nhiều năm ở Sa Pa và Tam Đảo thì hồ điệp hoa do người Pháp đem về trồng từ trước kia, nhưng nguồn gốc từ đầu thì không rõ. Loài cây này còn có ở Trung Quốc và Nhật Bản.
Hồ điệp hoa là cây đặc biệt ưa ẩm, ưa sáng và cũng có thể hơi chịu bóng. Cây ưa khí hậu ẩm, mát quanh năm ở vùng núi cao, ra hoa nhiều hàng năm, song chưa rõ về quả và trong quả có kết hạt hay không. Trong khi đó, cây có khả năng tái sinh vô tính khoẻ, từ các đoạn thân rễ (củ) đem vùi xuống đất đều có thể mọc thành cây mới. Vì thế, người ta thường trồng bằng các nhánh con và có thể trồng gần như quanh năm.
Bộ phận dùng:
Toàn cây.
Thành phần hóa học
Toàn cây chứa swertiein, swertisaponin (Phạm Hoàng Hộ, Cây có vị thuốc ở Việt Nam, tr. 619]. Theo các tác giả ở Trung Quốc, cây đuôi diều còn chứa androsin, tectoridin và irigenin (Chem. pharm. Bull (1972) (20) 4, 730). Ngoài ra còn có embinin [Trung được từ hải vol 3, 1448].
Tác dụng dược lý
Tác dụng kích thích sinh u và xác định thành phần gây u: Trong thân rễ và rễ đuôi diều có thành phần kích thích sinh u, nhưng đó không phải là TPA (Takahashi et al., 1993).
Tính vị, công năng
Toàn cây đuôi diều vị đắng, tình hàn, có công năng thanh nhiệt giải độc, mát máu, tiêu viêm hơi độc.
- Về rễ, thân rễ, vỏ rễ, sách “Tứ Xuyên trung dược chí” ghi: rễ đuôi diều vị cay, tính mát, có tiểu độc; sách “Quý Châu thảo dược” ghi: vị đắng, hơi chát, tỉnh mát; sách “Thượng Hải thường dụng trung thảo dược” ghi; vị đắng, tính hàn, có công năng tiêu thực, sát trùng, thanh nhiệt, thống tiện [TDTH, 1996, II: 2092].
- Về toàn cây đuôi diều, sách “Thượng Hải thường dùng trung thảo dược” ghi: toàn cây vị đắng, tính hàn, có tiêu độc; có công năng giải độc, tiêu thũng, chỉ thống.
Công dụng
Rễ, thân rễ và hạt đuôi diều được dùng chữa viêm họng cấp tính, viêm gan vàng da, đái rắt, đái buốt. Rễ, thân rễ, mỗi ngày 10 – 15g sắc uống hoặc tán thành bột chia 2 lần uống. Hạt 8 – 128 sắc uống, hoặc sao lên, tán bột uống.
Toàn cây có thể được dùng thay cho rễ, nhưng còn dùng chữa sưng phù và thấp khớp. Ngày dùng 15 – 20g sắc lấy nước uống. Sách “Toàn quốc trung thảo dược hội biên” khuyên nên dùng liều thấp hơn vị thuốc có tiêu độc. Toàn cấy chỉ nên dùng ngày 6 – 15g, rễ, thân rễ 3 – 6g.
Bài thuốc có đuôi diều
Chữa viêm họng cấp tính:
Dùng hạt cây đuôi diều (hoặc dùng rễ) thăng ma, ngưu bàng vị 8g, sắc uống một thang, phế quản [Perry et al., 1980: 182].
Trị viêm gan, vàng da, đái rắt:
Rễ hoặc thân rễ đuôi diều, mộc thông, mỗi vị 10 – 12g, sắc uống ngày 1 thang.