Mục lục
Mô tả
- Cây thảo sum sê, sống hằng năm, cao 10 – 50 cm. Cành non có 4 cạnh, có lông mềm, cành già gần tròn, nhẵn.
- Lá mọc đối, hình trứng hay thuôn, dài 2 – 8 cm, rộng 1 – 4 cm, gốc thuôn, đầu nhọn, hai mặt có lông rải rác.
- Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành sim co; tổng bao gồm những lá bắc không bằng nhau, hình trứng thuôn, lá bắc con hình chỉ, đài có răng đều, rời nhau, hình dải hẹp, trang chia hai mối, mối dưới hơi xẻ ba thuỳ, mỗi trên hình trứng nguyên, nhị hai đính ở họng tràng, bao phấn hai ô; bầu nhẵn.
- Quả nang ngắn, có lông tơ ở đầu, hạt dẹt.
- Mùa ra hoa: tháng 12 – 5.
Phân bố, sinh thái
Phân bố:
Cây diễn tàu phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Bangladesh, Đông Bắc Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á.
Tại Trung Quốc, loài cây này mọc nhiều ở các tỉnh như:
- Phúc Kiến: Khu vực Long Nham.
- Đài Loan.
- Quảng Đông: Gồm các vùng như Tùng Hóa, Hoa Huyện, Thanh Viễn, Cao Yếu, Đại Bửu, Hoài Tập, Quảng Châu, Đài Sơn, Thâm Quyến.
- Đảo Hải Nam: Bảo Đình, Tam Á, Trừng Mại.
- Quảng Tây: Khu vực Quế Lâm, Long Châu.
- Hong Kong và Macau.
- Vân Nam: Xuất hiện tại Dịch Môn, Mông Luân, Tiểu Mông Dưỡng.
- Quý Châu: Khu vực phía Nam tỉnh Quý Châu.
- Tứ Xuyên: Các vùng Nga Mi, Nga Biên.
Chi Dicliptera Juss. ở Việt Nam hiện có 4 loài, trong đó loài lá diễn trên được biết đến nhiều hơn cả, do cây phân bố tương đối phổ biến ở các tỉnh thuộc vùng núi thấp và trung du phía Bắc gồm Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên… Ở Cao Bằng (Thạch An) và Lạng Sơn (Văn Quan) còn gặp cây mọc lẫn các loại cỏ dại trên các bãi đất hoang gần các làng bản.
Đặc điểm sinh thái:
Cây diễn tàu thường mọc ở những khu vực có độ cao dưới 1800 mét, như dưới tán rừng thưa, ven suối và ven đường. Cây có khả năng chịu bóng râm, chịu hạn, chịu lạnh, chịu ẩm, thích nghi với cả đất màu mỡ lẫn đất khô cằn. Tuy nhiên, cây phát triển tốt nhất trong môi trường nửa râm mát, đất ẩm và giàu dinh dưỡng.
Bộ phận dùng
Cây có thể thu hái quanh năm, có thể dùng tươi hoặc phơi khô để bảo quản và sử dụng lâu dài.
Thành phần hóa học
Toàn cây chứa acid hữu cơ, acid amin và đường [Trung được từ hải, vol. II, 997].
Thành phần chính: n-hexatriacontol, axit stearic, lupenone, lupeol, sitostane-4-ene-3-one, stigmastan-5-ene-7-one-3β palmitate, β-sitosterol, axit oleanolic, 3β,6β-stigmastan-4-ene-3,6-diol, 6p-hydroxy-stigmastan-4-ene-3-one, 3β-hydroxy-stigmastan-5-ene-7-one, stigmastanol khử hydro và stigmastanol.
Tính vị, công năng
Tính vị: Vị ngọt, hơi chát, tính mát.
Sách “Lục xuyên bản thảo” ghi: vị nhạt, tính mát; sách “Lĩnh nam thảo dược chí” ghi: vị hơi ngọt, tính mát; sách “Lĩnh nam thái dược lục” ghi: tính mát, hơi hàn; còn sách “Nam Ninh thị dược vật chí” lại ghi: vị đắng, tính hàn. Can thái có công năng thanh nhiệt, lương huyết, lợi niệu, giải độc [TDTH, II: 997].
Công dụng:
- Thanh nhiệt, giải độc.
- Làm mát máu, lợi tiểu.
Diễn tàu thường được sử dụng để điều trị:
- Cảm mạo, sốt.
- Viêm họng, sưng đau họng.
- Ho do phổi nóng.
- Viêm gan, viêm ruột, tiêu chảy, kiết lỵ.
- Viêm thận, tiểu buốt do nhiệt.
- Cao huyết áp.
- Viêm kết mạc, đau mắt đỏ.
- Bệnh zona thần kinh, nhọt, mụn viêm.
- Hỗ trợ điều trị tiểu đường và một số bệnh viêm nhiễm khác.
Cách dùng:
- Dùng uống: Sắc 15 – 30g cây khô với nước và uống.
- Dùng ngoài da: Giã nát cây tươi và đắp lên vùng bị tổn thương.
Công dụng trong ẩm thực
Ngoài tác dụng chữa bệnh, diễn tàu còn là một loại rau bổ dưỡng.
- Lá non và ngọn có thể dùng để nấu canh, luộc, xào, hoặc làm gỏi.
- Lá và thân già thường được dùng để pha trà thảo dược giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể.
Một số món ăn phổ biến trong dân gian như:
- Canh diễn tàu nấu với đậu phụ.
- Canh diễn tàu hầm thịt nạc.
- Nước uống từ thân và lá giúp giải nhiệt vào mùa hè.
Nhờ đặc tính thanh mát, cây diễn tàu không chỉ giúp giải nhiệt mà còn hỗ trợ chức năng gan, cải thiện tiêu hóa và làm đẹp da.
Bài thuốc từ lá diễn tàu
Chữa phong thấp, viêm khớp, giảm niệu, đái ra dưỡng chấp: Ngày 30 – 60g dược liệu là toàn cây khô hoặc 60 – 120g cây tươi, sắc lấy nước uống.
Dùng ngoài trị lở, sưng, rôm sẩy, mụn nhọt, phỏng ra; dùng lá tươi, giã nát, xoa lên hoặc đắp.
Chữa cảm mạo và sốt: Lá cây lá diễn tàu, đơn kim (toàn cây bỏ rễ), rau má, mỗi vị 45g, sắc lấy nước uống trong ngày.
Trị bệnh zona thần kinh: Dùng cây diễn tàu tươi, thêm chút muối, giã nát rồi trộn với nước vo gạo, lấy nước bôi lên vùng da bị tổn thương.