Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Cỏ chân vịt

Tên tiếng Việt: Cỏ chân vịt, Cỏ chân vịt ấn

Tên khoa học: Sphaeranthus indicus L.

Họ: Asteraceae (Cúc)

Công dụng: Rễ và hạt làm thuốc trị giun, dưới dạng bột, với liều 2-8g. Cây tươi giã ra cùng với bơ, bột, đường làm bánh ăn bổ, đồng thời ngăn bạc tóc và rụng tóc.

 

 

Mục lục

  • Mô tả
  • Bộ phận dùng
  • Nơi sống và thu hái
  • Thành phần hoá học
  • Tính vị, tác dụng
  • Công dụng, chỉ định và phối hợp
 

Mô tả

  • Cây thân thảo, mọc đứng, thường rất sum suê, cao 0,5-1m. Thân cành có mặt cắt tam giác, có cạnh nhăn nheo do đường men của phiến lá.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục hoặc mác thuôn, dài 2,5-7cm, rộng 1,5-2cm, gốc bè ôm lấy thân, đầu tù, mép nguyên hoặc khía răng nhỏ.
  • Cụm hoa mọc đối diện với lá thành đầu kép hình cầu hoặc hình trứng, màu hồng hoặc màu tím nhạt, dài 1-3cm; cuống hoa có cánh; hoa cái nhiều, tràng hẹp, hình ống có 3 răng, hoa lưỡng tính 1-3 cái ở giữa, tràng hình trứng ngược; 5 thùy; nhị 5 có tại nhọn.
  • Quả bế, hình trụ, có khía rãnh, có lông.
  • Mùa hoa quả: tháng 12-2.

Bộ phận dùng

Toàn cây – Herba Sphaeranthi Indici

Nơi sống và thu hái

Cây mọc ở ruộng nơi ẩm vùng đồng bằng Nam bộ: Đồng Tháp, Cần Thơ. Còn phân bố ở Campuchia, Lào, Ấn Độ, Malaixia, Inđônêxia, Úc châu.

Thành phần hoá học

Có alcaloid sphaeranthin và 0,01% tinh dầu nhớt màu vàng sẫm, trong. Hoa tươi chứa tinh dầu.

Tính vị, tác dụng

Vị đắng, mùi thơm; có tác dụng bổ, khai thông, lợi tiểu, kích dục. Rễ và hạt trị giun. Dầu hoa có mùi tinh dầu thông có tác dụng giải nhiệt, bổ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

  • Lá non cỏ chân vịt luộc ăn dùng cho phụ nữ đẻ chóng lại sức.
  • Cả cây phơi khô, tán bột, rây mịn được dùng chữa ho, ho có đờm.

Ở Ấn Độ, người ta dùng cây, chủ yếu là rễ và hạt làm thuốc trị giun, dưới dạng bột, với liều 2-8g. Cây tươi giã ra cùng với bơ, bột, đường làm bánh ăn bổ, đồng thời ngăn bạc tóc và rụng tóc. Hạt chiên trong dầu vừng hoặc rễ nấu nước uống được xem như là thuốc kích dục mạnh. Nước sắc cây cũng dùng chữa rối loạn đường tiết niệu. Hoa dùng nhai nuốt để điều trị viêm màng kết. Người ta còn dùng cây, nhất là vỏ quả làm thuốc duốc cá.

Cập nhật: 24/08/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Dây chiều

Râu ngô

Mã đề nước

Dâu

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑