Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Cúc mốc

Tên tiếng Việt: Cúc mốc, Ngải phù dung, Ngọc phù dung, Nguyệt bạch

Tên khoa học: Crossostephium chinense (A. Gray ex L.) Mak.

Họ: Asteraceae (Cúc)

Công dụng: Lá ngậm chữa ho, tiêu đờm, lợi trung tiện, lợi kinh. Lá còn dùng chữa thổ huyết, bệnh sởi gây lở, ù tai và làm thuốc thông hơi, chữa bụng đầy trướng.

 

 

 

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, thu hái và chế biến
  • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hóa học
  • Công dụng và liều dùng
  • Bài thuốc có vị Cúc mốc
    • 1. Bài thuốc chữa ho
    • 2. Bài thuốc điều hòa kinh nguyệt
    • 3. Bài thuốc trị ho ra máu
    • 4. Bài thuốc trị chứng đầy hơi

Mô tả cây

  • Cây nhỡ cao 10-50cm, cành phía gốc nhẵn, cành phía trên non gầy, phủ lông mềm trắng nhạt.
  • Lá phía dưới có 3 thùy nhỏ hình trứng thường hay hình thuẫn. Các lá phía trên nguyên, gần hình trứng có lông trắng ở hai mặt làm cho lá có màu trắng lục nhạt trông như lá mốc do đó có tên cúc mốc.
  • Cụm hoa hình đầu họp thành bông dày đặc. Lá bắc nhiều hàng. Hoa cái ở xung quanh, giữa có nhiều vảy ba cạnh, có phần dưới dính liền với nhau. Tràng hoa cái 2-3 răng, tràng hoa lưỡng tính 5 thùy. Nhị 5, bầu trứng ngược, nhẵn.
  • Quả đóng hình trứng ngược, hơi cong.
  • Mùa hoa quả: tháng 1-3.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cúc mốc được trồng ở Việt Nam chủ yếu làm cảnh. Còn được trồng ở Trung Quốc, Philipin, Làm thuốc, người ta dùng lá và hoa tươi hoặc phơi hay sấy khô trong dâm mát.

Bộ phận sử dụng

Lá và hoa.

Thành phần hóa học

Trong lá và hoa có tinh dầu. Hoạt chất chưa biết.

Công dụng và liều dùng

  • Ngoài công dụng làm cảnh, lá và hoa cúc mốc được nhân dân dùng làm thuốc chữa cảm mạo, nhức đầu, ho, ăn uống không tiêu, đau bụng. Có khi dùng chữa kinh nguyệt không đều. Lá giã nát dùng đắp mụn nhọt.
  • Mỗi ngày dùng 10-16g dưới dạng thuốc hãm hay thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Bài thuốc có vị Cúc mốc

1. Bài thuốc chữa ho

  • Chuẩn bị: Lá húng chanh 20g và lá cúc mốc 15g.
  • Thực hiện: Đem sắc uống, ngày dùng 1 thang trong liên tục 5 ngày.

2. Bài thuốc điều hòa kinh nguyệt

  • Chuẩn bị: Ngải cứu 10g, lá ích mẫu 15g và lá cúc mốc 20g.
  • Thực hiện: Sắc nước còn lại khoảng 180ml, đem chia thành 3 lần uống. Ngày dùng 1 thang cho đến khi kinh nguyệt đều trở lại.

3. Bài thuốc trị ho ra máu

  • Chuẩn bị: Lá huyết dụ 8g, cỏ nhọ nồi 5g và lá cúc mốc 15g.
  • Thực hiện: Đem sắc uống, chia thành 3 lần dùng. Áp dụng bài thuốc liên tục trong 7 – 10 ngày.

4. Bài thuốc trị chứng đầy hơi

  • Chuẩn bị: Gừng 3g, vỏ quýt 8g, lá cúc mốc 15g và hạt mít 10g.
  • Thực hiện: Đem sắc uống ngày dùng 1 thang, chia thành 3 lần uống và dùng khi thuốc còn nóng.

Cập nhật: 27/10/2023

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Quế thanh hóa

Địa Liên Chi

Dạ hợp

Chuỗi tiền

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Bình luận về bài viết

  1. Nguyễn khánh đã bình luận

    26/04/2021 at 11:06 sáng

    Lá cúc mốc hãm uống hàng ngày có được không

    Trả lời
    • Lê Đào đã bình luận

      26/04/2021 at 1:43 chiều

      Chào bạn! Lá Cúc mốc ít dùng để hãm uống hằng ngày. Dược liệu này thường kết hợp với các dược liệu khác trong điều trị ho, đầy hơi, điều hòa kinh nguyệt. Bạn muốn dùng dược liệu hằng ngày, bạn có thể dùng lá trà xanh, lá vối, giảo cổ lam, nụ tam thất, hoa cúc, các loại trà thanh nhiệt,…

      Trả lời

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑