Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Da voi

Tên tiếng Việt: Da voi, tượng bì

Tên khoa học: Corium Elephatis

Họ: Voi Elephantidae

Công dụng: Da voi chỉ thấy dùng trong đông y chủ yếu để chữa những bệnh mụn nhọt lở loét lâu ngày không liền miệng.

 

Nguồn gốc vị thuốc

  • Da voi nói ở đây có thể là loài voi ở châu Á Elephas maximus L. hoặc loài voi châu Phi Elephas africanus capensis đều thuộc họ Voi Elephantidae.
  • Cả hai con đều là những con vật to lớn, sống ở những vùng nhiệt đới chỉ khác nhau ở chỗ voi châu Á thì có tai nhỏ hơn, lưng cong vòng lên còn voi châu Phi có tai to phù lên hai bên bả vai, lưng cong võng xuống. Tại Việt Nam chỉ có loài voi ỏ châu Á, loài này còn gặp ở Ấn Độ, Lào, Thái Lan, Miến Điện, Campuchia.
  • Sau khi thịt voi, người ta lột da, cạo bỏ hết thịt và gân màng, cắt thành từng miếng vuông hoặc không thành hình nào phơi khô hay sấy khô là được. Da voi dày chừng 0,5-2cm, mặt ngoài màu tro đen, mấp mô không nhẵn, đôi khi có lông dìa màu tro đen, mặt trong tro trắng hay tro nâu. Chất cứng chắc, khi cắt vết cắt màu tro trắng hay vàng nâu, hơi trong, vị hơi tanh.

Thành phần hóa học

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu; chỉ mới biết có chất protit. Hoạt chất khác chưa rõ.

Công dụng và liều dùng

  • Da voi chỉ thấy dùng trong đông y chủ yếu để chữa những bệnh mụn nhọt lở loét lâu ngày không liền miệng. Tính vị của da voi theo tài liệu cổ là vị ngọt, mặn tính âm (ôn), có tác dụng sinh cơ, liễm sang dùng chữa kim sang hạ cam.
  • Dùng ngoài không kể liều lượng. Thường người ta ngâm nước 2-3 ngày cho mềm rồi thái mỏng 1-2mm mà dùng hoặc đốt ra than mà bôi lên mụn hoặc sao với hoạt thạch cho vàng giòn rồi tán bột rắc lên vết loét.

Chú thích:

  • Ngoài da voi ra, người ta còn dùng ngà voi, tượng nha-(Dens Eìephatis). Vì ngà voi đắt và dùng vào nhiều việc khác cho nên thường người ta nhặt những vụn hay mạt cưa khi cưa hay dũa ngà voi làm thuốc. Tính chất của ngà voi theo tài liệu cổ là vị ngọt, tính hàn, không độc thường có tác dụng cầm máu, tiêu độc, sinh da non, làm thuốc sốt, chữa các chứng hồi hộp, lo sợ, sốt quá hóa cuồng, mụn nhọt lâu liền miệng. Dùng trong ngày uống 6-12g, dùng ngoài không có liều lượng.
  • Trong trường hợp không có da voi, nhiều khi người ta dùng cả da của lợn rừng Susscrofa L. thuộc họ Suidae hoặc da của tê giác (xem vị này).

 

Cập nhật: 10/11/2023

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Chim sẻ

Lươn

Chim Cút

Lợn

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu