Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Đậu đỏ

Tên tiếng việt: Đậu đỏ, Xích tiểu đậu

Tên khoa học: Vigna angularis (Willd.) Ohwi et Ohashi

Họ: Fabaceae (Đậu)

Công dụng: Chữa tả, lỵ, phù thũng (Hạt).

 

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, thu hái và chế biến
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng và liều dùng

Mô tả cây

  • Cây loại thảo sống hằng năm, dài 1,5-2m. Lá kép gồm 3 lá chét, lá chét đôi khi lại chia thành ba thuỳ cắt nông, mặt dưới nhiều lông trắng dài. Mùa hạ ở nách lá mọc hoa vàng hình bướm. Quả nhỏ và dài trên mặt có lông, trong chứa hạ nhỏ. Hạt hình bầu dục hai đầu hơi dẹt, dài 2mm, đường kính 1,5mm vỏ màu đỏ nâu, hay tía nâu trơn bong nơi rốn ở phía bên hạt màu tráng vàng lục, chất cứng dòn.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Đậu đỏ mọc hoang, vì cành lá nó ruờm rà, dày kín nên người ta thường trồng nơi nào nhiều cỏ tranh khó trừ thì cành lá rườm rà che rợp nắng làm cho cỏ tranh không mọc lên được, trồng liền vài năm thì có thể diệt được giống cỏ tranh cho nên ở Trung quốc người ta còn gọi là mao sài mễ
  • Đậu đỏ chủ yếu mọc ở những vùng miền Bắc Trung quốc như Hà bắc, Liêu ninh, Sơn đông. Vào màu thu khi quả chín người ta hái lấy quả đem về đập lấy hạt. Có nơi dùng loại phan xích đậu thay, những hạt phan xích đậu rộng, ngắn không có rốn lồi cao còn hạt đậu nhỏ đỏ hẹp dài, có rốn hơi lồi cao. Cũng không nên nhầm với hạt cam thảo dây (tương tư tử) có rốn màu đen, khi dùng phơi hay sấy khô tán nhỏ

Thành phần hoá học

  • Trong đậu đỏ nhỏ có chứa chất protit: chất béo, gluxit, canxi, photpho, sắt, vitamin B và một số chất khác

Công dụng và liều dùng

  • Theo tài liệu cổ đậu đỏ nhỏ có vị ngọt, chua, tính bình vào hai kinh tâm và tiểu trường. Có tác dụng lợi thuỷ, hành huyết, tiêu thũng, bài nũng (loại mủ). Dùng trị thuỷ thũng cước khi tả lỵ ung nhọt sưng tấy
  • Thường dùng hiện nay chữa phù thũng, dùng ngoài giã nát đắp lên nơi mụn nhọt, sưng tấy. Ngày dùng 20-40g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột, dùng ngoài không kể liều lượng
  • Đơn thuốc có đậu đỏ nhỏ
  • Xích tiểu đậu, đương quy tán (Kim quy) dùng chữa đái ra máu: đậu đỏ nhỏ, đương quy hai vị bằng nhau tán bột. Ngày uống 10-20g bột này

Cập nhật: 11/04/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Dây chặc chìu

Hồ điệp hoa

Khế rừng

Ngấy hương

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑