Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Dây đòn gánh

Tên tiếng Việt: Dây gân, Dây đòn gánh, Dây con kiến, Dây xà phòng, Đơn tai

Tên khoa học: Gouania leptostachya DC.

Họ: Rhamnaceae ( Họ Táo )

Công dụng: Chữa tổn thương do đòn ngã sưng tấy, tụ máu, bỏng, tê thấp (cả cây). Còn chữa sốt (lá giã đắp vào trán và gan bàn tay.

 

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, sinh thái
  • Bộ phận dùng
  • Thành phần hóa học
  • Tác dụng dược lý
  • Tính vị, công năng
  • Công dụng

Mô tả cây

  • Cây bụi leo, dài bằng mết. Thân cành nhẵn, màu nâu sau đỏ xám nhạt.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục, dài 4–10 cm, rộng 2–6 cm, gốc tròn hoặc hình tim, đầu thuôn nhọn, mép khía răng; lá non ở ngọn cành biến thành tua cuốn. Hai mặt nhẵn, mặt dưới rất nhạt, có gân nổi rõ; lá kèm to bên, bao thân, khía răng; cuống lá dài 1–2 cm.
  • Cụm hoa mọc thành chùy ở kẽ lá hoặc đầu cành, dài 10–20 cm; hoa nhỏ, đơn tính, màu trắng lục; lá bắc hình tam giác nhọn; hoa đực có 5 lá đài có lông ở mặt ngoài, 5 cánh hoa có móng hẹp, nhị 5, dài bằng tràng, bao phấn nhỏ; hoa cái có bầu hạ, 3 ô.
  • Quả khô có 3 cánh dày, khuyết ở hai đầu, màu nâu vàng sáng.
  • Mùa hoa: tháng 7–8; mùa quả: tháng 9–12.

Cây có hai thứ nữa:

  • Thứ macrocarpa Pitard, có quả to, dài 10-12mm, rộng 13-15mm, đen nhạt có cành dày. Mùa quả: tháng 12.
  • Thứ tonkinensis Pitard, có lá răng cưa nhỏ, lá kèm hình lá rất rộng, ôm lấy thân ở phía dưới, tồn tại. Hoa dưới của hoa tự đính trên những trục khá dài và kèm theo lá bắc. quả nâu vàng nhạt

Phân bố, sinh thái

Chi Gouania Jacq. chỉ gồm ít loài dây leo, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á. Ở Việt Nam, chi này có 2 loài, trong đó dây gân được coi là loài phân bố hẹp ở châu Á.

Dây gân thuộc loại dây leo ưa sáng, thường mọc lẫn trong các quần thể rừng thứ sinh, đôi cây bụi, đôi khi gặp cả ở vùng núi đá vôi, thuộc các tỉnh vùng núi thấp và trung du. Cây mọc ở nơi nhiều ánh sáng, ra hoa quả hàng năm. Sau khi bị chặt, phần gốc và thân còn lại đều có khả năng tái sinh. Chưa quan sát được tái sinh cây con từ hạt.

Bộ phận dùng

Lá, thân, thu hái quanh năm. Dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hóa học

Lá dây gân có alcaloid và saponin. Vỏ thân có saponin.

Tác dụng dược lý

Trong một nghiên cứu sàng lọc hàng loạt tác dụng ở Ấn Độ, cao khô chiết cồn toàn cây bỏ rễ dây gân có tác dụng trên tần số và biên độ hô hấp, hạ huyết áp và tăng co bóp hồi tràng chuột lang cô lập. Một tài liệu xác định sơ bộ, thấy LD₅₀ tiêm trong màng bụng của cao khô dây gân là 500 mg/kg, nhưng một tài liệu khác lại ghi đã thử đến 1000 mg/kg chuột nhắt trắng, không thấy chuột chết.

Tính vị, công năng

Thân và lá dây gân vị chua chát, se, hơi đắng, tính mát, có tác dụng lương huyết, giải độc, thư càn huyệt lạc, thanh nhiệt, tiêu viêm.

Công dụng

Dây gân thông mạch, làm tan máu ứ, tiêu sưng, giảm đau, chữa sưng tấy, đau nhức do đòn đánh, chỗ bị thương do ngã, đau người, đau ngang lưng, gánh vác nặng đau sụn xương sống, cơ lưng. Ngày 8–16g sắc uống hoặc ngâm rượu uống.

Dùng ngoài, giã nhỏ cầy và lá, thêm rượu hoặc giấm xoa bóp vào những nơi sưng tấy, mụn nhọt, đinh độc, hoặc đắp vào vết bỏng, vết thương, lở ngứa.

Lá giã nát đắp vào trán, gan bàn tay để giảm sốt, sài giật, cảm gió, rắn cắn.

Bài thuốc có dây gân:

1. Chữa sưng tấy, tụ máu, đau nhức do chấn thương:

Lá dây gân 10g, lá nàng hoa trắng 10g, lá bạc thau 8g. Tất cả dùng tươi, giã nát, thêm ít rượu, đắp, bó. Ngày làm một lần.

2. Chữa bỏng nhạt lả bỏng vôi:

Lá cây dây gân tươi giã nát, quả bồ kết phơi khô tán bột. Trộn 2 thứ lại, bôi ngày vài lần.

Thân và lá giã nát, cho một ít nước sôi để nguội vào ngâm. Lấy dịch bôi vào vết bỏng.

3. Chữa sốt cao gây co giật ở trẻ em: Lá dây gân 10g, vỏ núc nác hay quả khế 10g, lá ngải cứu 8g, lá nho nồi 8g, rễ trúc 8g. Tất cả phơi khô sao vàng, sắc với 400ml nước, còn 100ml chia 2 lần, uống trong ngày.

4. Chữa rắn cắn: Lá dây gân tươi, giã nát, thêm ít nước gạn uống, hạ độc.

5. Diệt chấy: Rễ dây gân nấu với nước, gội đầu.

Nguồn: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Cập nhật: 26/06/2025

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Sung ngọt

Găng trâu

Bông tai

Ké hoa đào

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Truyền thông Sức khỏe là Vàng

Trụ sở chính: Thôn 3, xã Phù Lưu Tế, Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

  • Email: suckhoevangnguoiviet@gmail.com
  • Số điện thoại: 0243.9901436
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Đàm Thị Xuyến
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑