Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Chanh dây

Tên tiếng Việt: Dây mát, Chanh leo, Chùm bao trứng, Mác mát (Tày), Chi pha kỳ (Hmông), Mác nọt

Tên khoa học: Passiflora edulis Sims.

Họ: Passifloraceae (Lạc tiên)

Công dụng: Bổ dưỡng, làm cường tráng và hưng phấn, chữa đau bụng kinh và giải nhiệt (Quả).

 

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, sinh thái
  • Bộ phận dùng
  • Thành phần hoá học
  • Tính vị, công năng
  • Công dụng

Mô tả cây

  • Dây leo. Lá có 3 thuỳ, có răng, không lông; cuống có 2 tuyến ở đỉnh; lá kèm nhọn.
  • Hoa trắng hồng; cánh hoa dài 2-2,5cm; tràng phụ do 4-5 hàng sợi trắng, gốc tím; cuống nhuỵ dài 1,5cm.
  • Quả mọng, to bằng quả trứng gà, 4-6 cm, màu tím; hạt nhiều có áo hạt màu cam.
  • Mùa hoa quả: tháng 3-5.

Phân bố, sinh thái

  • Gốc ở Brazin, được nhập trồng ở các tỉnh vùng Tây Nguyên: Kontum, Gia Lai và Lâm Đồng (Đà Lạt).
  • Dây mát thuộc loại cây ưa sáng và mọc nhanh, có biên độ sinh thái khá rộng và có thể trồng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình 15-30 độ C, lượng mưa 2000-3000mm/năm. Ở Nam Phi cây có thể trồng được ở nơi có lượng mưa 900mm/năm. Cây sống được trên nhiều loại đất, nếu được chăm bón sẽ sinh trưởng phát triển tốt hơn. Trồng được bằng hạt, sau khoảng 2 tuần, hạt nảy mầm và sau 5-6 tháng, cây có hoa quả. Cây trồng bằng cành sẽ nhanh hơn.

Bộ phận dùng

Quả, lá.

Thành phần hoá học

Dịch quả chứa các acid hữu cơ tự do; acid citric và các acid khác có liên quan chiếm khoảng 95% tổng số các acid. Trong các aminoacid tự do của dịch quả có proline.

Tính vị, công năng

Nạc quả có vị chua, ngọt; có tác dụng hưng phấn, cường tráng.

Công dụng

Ở Brazin, nạc quả được dùng như một chất kích thích và bổ. Quả được dùng ăn và chế nước giải khát. Dầu ép từ hạt ăn được, và cũng dùng để chế sơn. Ở Trung Quốc, quả được dùng cho người cơ thể suy nhược và đau bụng kinh.

Cập nhật: 30/10/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Xương sông

Sa Kê

Cây tầm sét

Liên

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Truyền thông Sức khỏe là Vàng

Trụ sở chính: Thôn 3, xã Phù Lưu Tế, Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

  • Email: suckhoevangnguoiviet@gmail.com
  • Số điện thoại: 0243.9901436
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Đàm Thị Xuyến
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑