Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Dây tơ mành

Tên tiếng Việt: Dây chỉ, Mạng nhện, Dây tơ mành

Tên khoa học:  Hiptage madahlota Gaertn.

Tên đồng nghĩa: Hiptage benghalensis (L.) Kurz.

Họ: Malpighiaceae (Măng rô)

Công dụng: Đắp cầm máu và bó gãy xương, chữa di tinh, cơ thể suy kiệt, ra nhiều mồ hôi, đái rắt, thấp khớp cấp và mạn tính (thân, cành, lá).

 

Mục lục

  • Mô tả cây tơ mành
  • Hình ảnh cây tơ mành
  • Phân bố, sinh thái
  • Bộ phận dùng
  • Thành phần hóa học
  • Tác dụng dược lý
  • Tính vị, công năng
  • Công dụng
  • Bài thuốc có dây tơ mành
Tên gọi “lá tơ mành” xuất phát từ đặc điểm đặc trưng của loại cây này. Khi bẻ một cành hoặc lá của cây tơ mành, bên trong sẽ xuất hiện những sợi nhỏ, mảnh như tơ. Những sợi tơ này tạo thành một mạng lưới nhỏ li ti, giống như những tấm mành mỏng. Chính vì thế, người ta đã đặt tên cho loại cây này là “tơ mành”.

Dây tơ mành 1

Mô tả cây tơ mành

Thân cây: Cây tơ mành nhỏ, mọc thành bụi. Cành vươn dài đưa vào cây khác, có lông mịn và màu xám.

Lá: Lá tơ mành mọc đối, phiến dài đến 13-14cm, chóp có đuôi, có lông trên cả hai mặt, gân phụ 5-6 cặp, cuống 9mm.

Hoa: Cụm hoa tơ mành có hình chùm mọc ở nách lá phần già của nhánh, cao 4-5cm; cuống dài 1-2cm, có lông trắng. Mùa ra hoa vào tháng 2 – 6.

Quả: Quả có 3 cánh mỏng, vàng nhạt, cánh giữa thường dài hơn. Mùa quả chín vào tháng 7 – 11.

Hình ảnh cây tơ mành

Hình ảnh cây tơ mành 1 Hình ảnh cây tơ mành 2 Hình ảnh cây tơ mành 3

Phân bố, sinh thái

Cây này cũng phổ biến nhiều nơi thuộc miền Bắc Việt Nam, thường gặp mọc hoang ở rừng núi. Dây tơ mành thuộc dạng cây bụi, phân bố ở một số tỉnh miền núi phía Bắc từ Nghệ An trở ra. Cây thường mọc ở ven rừng, rừng thứ sinh và đôi khi thấy ở các bờ nương rẫy. Hiện nay chưa quan sát được cụ thể mùa hoa quả và cây con mọc từ hạt. Dây tơ mành có khả năng tái sinh sau khi bị chặt đốn. Có thể thu hái thân lá quanh năm, thường dùng tươi hay phơi khô.

Bộ phận dùng

Thân, lá và cành

Thành phần hóa học

Theo Gorter (1920. Bull. Jard. Bot. Buitenzorg, ser. 3,2: 187) trong vỏ cây tơ mành có một chất glucosid gọi là hiptagin. Khi tác dụng chất kiềm loãng hay axit lên, hiptagin sẽ giải phóng axit xyanhydric.

Tác dụng dược lý

  1. Tác dụng trên huyết áp: Thử tác dụng trên chó hoặc mèo gây mê thấy cao khô dây tơ mành có tác dụng hạ huyết áp. Cao khô được chế bằng cách dùng toàn cây bỏ rễ chiết bằng cồn 50 độ, rồi bốc hơi dưới áp lực giảm đến khô.
  2. Tác dụng trên vận động: Cao khô dây tơ mành làm giảm vận động tự nhiên của chuột nhắt trắng. Tiêm phúc mạc amphetamin liều 2,5 – 5 mg/kg, hoạt động của chuột nhắt trắng tăng lên rõ rệt; cao khô dây tơ mành có tác dụng ức chế sự tăng vận động do amphetamin.
  3. Độc tính: Thử trên chuột nhắt trắng, dùng đường tiêm phúc mạc, liều chết trung bình của cao khô dây tơ mành là 750mg/kg.

Tính vị, công năng

Thân cành và lá dây tơ mành có vị hơi đắng, chát, tính ôn, có tác dụng ôn thận, ích khí, sát trùng, cầm máu.

Công dụng

Công dụng 1

  • Nhân dân Việt Nam thường dùng lá tơ mành tươi giã nát đắp lên vết thương, vết thương gẫy xương, không có liều lượng (dùng ngoài).
  • Nhân dân Ấn Độ dùng lá tươi làm thuốc diệt côn trùng và dùng ngoài chữa những bệnh ngoài da.

Bài thuốc có dây tơ mành

Bài thuốc cầm máu vết thương: 

Lá dây tơ mành, lá quyển bá, rửa sạch, giã nát, dịt vào vết thương, băng lại. Có thể dùng lá dây tơ mành, phơi khô, đốt thành than, tán bột, rắc.

Bài thuốc bó gãy xương:

Cành non và lá tơ mành 30-50g, lá dâu tằm 25-30g, tất cả dùng tươi, giã nát, xào nóng, có thể cho một chút rượu hoặc nước vo gạo vào sau đó lấy hỗn hợp đắp vào chỗ xương rạn, dùng băng quấn lại.

Bài thuốc chữa viêm răng:

Lấy lá tơ mành và lá quyển bá, giã nát, đắp lên vùng chân răng bị viêm.

Bài thuốc chữa lở loét ngoài da:

Lá dây tơ mành 20g, lá bạc thau 20g, lá xuyên tiêu 20g, lá trầu không 10g, lá thuốc lào 2g. Tất cả dùng tươi, rửa sạch, giã nát, xào nóng rồi đắp ngày 1 lần.

Bài thuốc chữa di tinh, cơ thể suy kiệt, ra nhiều mồ hôi, đái rắt, thấp khớp cấp và mạn tính:

Dùng thân hoặc cành lá tơ mành 30-50g sắc uống/ ngày, trẻ em dùng liều thấp hơn.

Bài thuốc chữa bệnh sâu quảng:

Bệnh sâu quảng (còn gọi là loét chân tay nhiệt đới) là một loại bệnh da liễu đặc trưng bởi các vết loét sâu, thường xuất hiện ở chân. Những vết loét này có thể ăn sâu vào thịt, gây đau đớn và khó chữa lành, thậm chí có thể bị hoại tử phải cắt cụt chi. Những người thường xuyên làm việc ở môi trường ẩm ướt, bẩn thỉu, hoặc tiếp xúc với hóa chất độc hại có nguy cơ cao mắc bệnh sâu quảng.

Theo kinh nghiệm dân gian, lá tơ mành được sử dụng để điều trị sâu quảng hiệu quả:

  • Lấy lá tơ mành, đem phơi khô và đốt thành than.
  • Nghiền than thành bột mịn.
  • Rắc bột than này trực tiếp lên vết thương bị sâu quảng.

Cách này khô vết thương, ngăn ngừa viêm nhiễm và hỗ trợ đẩy ấu trùng ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, nếu áp dụng cách này, cần đảm bảo vết thương được làm sạch trước khi rắc bột để tránh nhiễm trùng.

Ngoài ra, còn thường chữa bằng cách: Hái 1 nắm lá trầu không, sắc nước rửa ngày 1 lần. Nếu có điều kiện, có thể thêm lá cứt lợn, kinh giới, lá lấu (bầu giác) – mỗi thứ 1 nắm, lá sòi non 10 lá, cùng nấu nước rửa.

Cập nhật: 10/12/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Hoa giẻ Nam Bộ

Dương kỳ thảo

Cây vọt

Bách xù

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑