Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Địa du

Tên tiếng việt: Địa du

Tên khoa học: Sanguisorba officinalis L.

Họ: Rosaceae (Hoa hồng)

Công dụng: Chữa suy nhược, lợi tiểu hoá, mồ hôi trộm, di tinh.

 

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, thu hái và chế biến
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng và liều dùng
  • Đơn thuốc có địa du

Mô tả cây

  • Loài cây sống dai. Cao 0,3-1,5m, có khi đạt 2m. Thân rỗng, mọc thẳng đứng, nhẵn, mang ít lá. Lá dài 30-40cm, kép lông chim lẻ, 5-15 lá chét, hình trứng, mép răng cưa to, tù. Hoa màu đỏ sẫm, lưỡng tính, nhỏ, tụ thành cụm hình trứng, ra hoa suốt mua hè (từtháng 7-9), quả nhẵn, màu nâu, hơi bốn cạnh, chứa một hạt. Rễ bò ngầm dưới đất, màu nâu

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Vốn không mọc ở nước ta. Nhập trồng nhưng chưa nhiều. Dùng làm thuốc: toàn cây và rễ (thu hoạch trước khi cây ra hoa)

Thành phần hoá học

  • Thành phần chủ yếu trong địa du là tannin, saponosit, flavon. Người xưa dựa vào màu đỏ của hoa, liên hệ đến tác dụng cầm máu, chảy máu đường tiêu hoá, đường tiểu, thận, còn dùng trong ỉa chảy, khí hư. Có lẽ chất tannin là thành phần chủ yếu trong địa du

Công dụng và liều dùng

  • Địa du được dùng trong cả đông và tây y. Tây y dùng tính chất cầm máu, giúp sự tiêu hóa, rửa vết loét, khí hư. Y học cổ truyền đánh giá tính chất địa du vị đắng, tính hơi hàn (lạnh), không có độc. có tính chất mát huyết, cầm máu. Dùng trong những trường hợp phụ nữ tắc sữa, khí hư, thấy kinh đau bụng, còn dùng chữa nôn ra máu, cảy máu cam, đại tiện ra máu, ỉa chảy, kinh nguyệt ra nhiều, mọi chứng huyết của phụ nữ sau sinh. Ngày uống 5-10g dưới dạng thuốc sắc. dùng ngoài không kể liều lượng

Đơn thuốc có địa du

  • Dùng trong mọi trường hợp băng huyết, chảy máu cam, đi ngoài ra máu…Địa du 7g, a giao 3g, đại táo 50g, cam thảo 2g. Nước 600ml sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày (đơn của Diệp Quyết Tuyền).
  • Trị lao phổi ho ra máu: Địa du sao 12g, Bạch mao căn 80g, Sanh cam thảo, Bách thảo sương đều 8g, cho nước sắc chia uống nhiều lần trong 1 ngày (Trung y tạp chí 1966, 4:31).
  • Trị bỏng nước sôi: Dùng rễ Địa du rửa sạch phơi khô, sao thành than tồn tính tán bột mịn, trộn dầu mè thành cao mềm 50%, trực tiếp bôi vào vết bỏng, nhiều lần trong ngày.

Cập nhật: 26/10/2023

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Mướp khía

Lưỡi cọp đỏ

Thiến thảo

Cây mào gà trắng

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑