Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Đồi mồi

Tên tiếng việt: Đồi mồi, đại mạo, văn giáp.

Tên khoa học: Eretmochelys imbricata L.

Họ: Vích (Cheloniidae)

Công dụng: Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, an thần, chữa các chứng ngộ độc, suy nhược, kinh phong, sốt cao co giật, kiết lỵ và hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt.

 

Mục lục

  • Mô tả
  • Phân bố, sinh thái
  • Bộ phận dùng
  • Công năng, tính vị
  • Công dụng, liều lượng

Mô tả

  • Loài bò sát có thân hình lớn, có thể dài đến gần 1m, nặng 70 – 80kg, có khi hơn.
  • Đầu và cổ to, có hai đôi vảy trên trán, miệng rộng, có hàm trên phủ lên hàm dưới, răng nhỏ.
  • Mai to và rộng, hình bầu dục, phía trước tròn, phía sau hơi nhọn, phủ bởi những vảy sừng to xếp lợp thành 3 hàng, hàng giữa có 5 vảy, hai hàng bên mỗi hàng 4 vảy; ngoài ra, còn có những vảy nhỏ hơn xếp lộn xộn ở phía sau.
  • Vảy dài 10 – 30cm, dày 1 – 2mm, có đốm trắng vàng hoặc xám đen. Con già có vảy dày, màu tươi sáng, con non vảy mỏng màu xám tro.
  • Bụng màu vàng.
  • Chân biến đổi thành vây dạng bơi chèo, chân trước dài hơn chân sau.
  • Thức ăn của đồi mồi là tôm cá và rong biển. Đến mùa sinh sản (khoảng tháng 3-4) đồi mồi đực và đồi mồi cái giao hợp ở tầng mặt nước biển, sau đó ban đêm con cái lên bãi cát tìm ổ đẻ ở những nơi kín đáo vắng người qua lại và thường xuyên có nước triều ngập khoảng vài giờ trong một ngày. Đồi mồi thường hay tìm đến các bãi đã đẻ cũ. Khi đã tìm được chỗ rồi, đồi mồi dùng cái vây (chân) đào một hố sâu khoảng 50cm làm ổ, rồi đẻ trứng vào đó. Đẻ xong đồi mồi mẹ lấy cát phủ lên trên. Mỗi vụ đẻ, đồi mồi đẻ làm ba đợt: đợt 1: 60-80 trứng, đợt 2: 50-60 trứng, đợt 3: 45-60 trứng. Trứng ở trong ổ được sưởi nóng bằng nhiệt lượng mặt trời, sau chừng một tháng thì nở thành đồi mồi con. Lúc này đồi mồi có đường kính thân khoảng 4-5cm, chúng bỏ ổ trên cạn và bò xuống dưới biển. Khoảng 6 năm sau đồi mồi có thể bắt đầu sinh sản được.

Phân bố, sinh thái

Đồi mồi phân bố ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, nó sống rải rác từ Bắc vào Nam, tập trung nhiều nhất ở các đảo Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo, Thổ Chu, quần đảo Trường Sa, trong các hang hốc dưới biển. Thức ăn của đồi mồi là cá nhỏ, động vật thân mềm, tôm, cua, rong tảo. Đến mùa đẻ (tháng 2 – 5), vào những đêm tối trời, đồi mồi cái bò lên bờ vắng, cách mép nước chừng 4m, đào cát thành hốc tổ, đẻ trứng vào đó, rồi lấp cát cho kín. Mỗi năm đẻ 3 lần, mỗi lần 100 – 150 trứng. Khoảng 2 tháng, nhờ nhiệt lượng của mặt trời, trứng nở. Đồi mồi con tìm đường bò ngay xuống biển. Số lượng đồi mồi con nở rất nhiều, nhưng số sống sót, lớn tại được lại rất ít vì khi chúng từ tổ bò ra biển đã làm mồi cho kẻ thù trên cạn là con kền kền và trong quá trình sinh sống ở nước, chúng lại bị các loài cá dữ ăn thịt.

Người dân vùng biển khai thác đồi mồi bằng cách đánh lưới hay đâm xiên để lấy thịt ăn và vảy làm đồ mỹ nghệ. Họ còn lấy trứng để ăn.

Đồi mồi có đặc tính độc đáo là sau khi bị bóc vảy, nếu tiếp tục được tồn tại hoặc nuôi sống thì chỉ một thời gian sau, một bộ vảy khác sẽ mọc ra.

Để bảo vệ loại động vật quý này, Việt Nam đã có nghề nuôi đồi mồi ở một số vùng biển phía Nam.

Bộ phận dùng

Đồi mồi được dùng với tên thuốc là đại mao gồm vảy, trứng và thịt.

Mai đồi mồi được đun với nước sôi cho mềm, rồi gỡ từng phiến vảy, đem phơi khô. Được liệt to, dày, có hình vuông hoặc hình đa dạng, mép tròn, ở giữa dầy, ngoài mép mỏng hơn. Mặt ngoài có vân màu nâu vàng, nhẵn bóng, mặt trong có vân hoa màu trắng lẫn với những đường ngang dọc lộn xộn. Chất rất cứng, khó bẻ gãy.

Công năng, tính vị

Đồi mồi có vị ngọt, mặn, tính hàn, không độc, vào hai kinh tâm và can, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, an thần.

Công dụng, liều lượng

  • Thịt đồi mồi được dùng chữa ngộ độc, thần kinh suy nhược, đại tiểu tiện bất thường, kinh nguyệt không đều. Dạng dùng thông thường là nấu chín ăn hằng ngày. Thích hợp với người tạng nhiệt.

Những người có tạng hàn, đàn bà có thai và sinh đẻ, không nên dùng.

  • Vảy đồi mồi chữa kinh phong trẻ em, sốt cao co giật, về sảng, đờm dốc, ung nhọt, sốt rét. Ngày dùng 6 – 12g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.
  • Trứng đồi mồi chữa kiết lỵ. Mỗi lần ăn 2 – 3 quả luộc hoặc trứng kèm không cần nêm.

Ghi chú: Hiện nay, số lượng đồi mồi đã giảm rất nhiều do bị săn bắt quá mức để lấy vảy hay làm đồ mỹ nghệ, dùng xuất khẩu và lấy trứng để ăn. Do đó, đồi mồi đã được ghi vào Sách Đỏ quốc gia để bảo vệ triệt để.

Nguồn: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Cập nhật: 02/06/2025

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Thôi chanh

Dương kỳ thảo

Dạ hương

Ba gạc

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Bình luận về bài viết

  1. ??????? đã bình luận

    17/09/2021 at 9:55 sáng

    Đồi Mồi là động vật quý hiếm!,không nên săn bắt!

    Trả lời

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Truyền thông Sức khỏe là Vàng

Trụ sở chính: Thôn 3, xã Phù Lưu Tế, Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

  • Email: suckhoevangnguoiviet@gmail.com
  • Số điện thoại: 0243.9901436
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Đàm Thị Xuyến
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑