Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Đơn răng cưa

Tên tiếng việt: Đơn răng cưa, Bách nha, Đơn ăn gỏi, Đơn núi, Đơn trâu, Đơn lộc ớt, Co táp, Tạp lượt (Tày), Ka dơ loang (Kdong), Địa phan (Dao)

Tên khoa học: Maesa indica Wall.

Tên đồng nghĩa: Boebotrys indica Roxb

Họ: Myrsinaceae (Đơn nem)

Công dụng: Thuốc tẩy giun kim. Chữa dị ứng mẩn ngứa, ghẻ lở (Lá).

 

 

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, thu hái và chế biến
  • Thành phần hóa học
  • Công dụng và liều dùng

Mô tả cây

  • Đơn răng cưa là một cây nhỏ, nhẵn, trừ những cành non và cụm hoa hơi có lông. Thân gầy, có gân dọc, có bì khổng.
  • Lá hình thuôn dài 8-13cm, rộng 3-9cm, cuống lá hình máng phía trên dài 1-2cm.
  • Hoa trắng mọc thành chùm đơn hay phân nhánh ở phần ba phía dưới. Quả hình trứng, đường kính 3mm nhẵn hay hơi có những gân dọc nổi, vỏ quả ngoài cứng, rất mỏng. Nhiều hạt, mặt nhăn nheo, nhiều cạnh, dài 0,6mm. Mùa hoa: tháng 2, mùa quả tháng 10.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta, nhiều nhất ở miền Bắc và miền Trung. Còn thấy ở Trung Quốc.
  • Bộ phận dùng: thường dùng lá tươi.

Thành phần hóa học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu, chỉ mới biết trong lá có chất độc đối với cá.

Công dụng và liều dùng

  • Nhân dân thường dùng lá cây này chữa mẩn ngứa dị ứng, mề đay dưới hình thức giã nát xào với mỡ bôi lên những nơi mẩn ngứa dị ứng đã rửa sạch. Còn có thể nấu nước tắm. Thường chỉ dùng ngoài, liều lượng tùy theo nơi mẩn ngứa to hay nhỏ.
  • Một số nơi dùng làm lá gói nem, hay ăn cùng với nem mặc dầu trên thực nghiệm lá độc với cá.

Chú thích: 

Ngoài cây đơn răng cưa nói trên, người ta còn dùng với tên đơn răng cửa hay đơn núi, đơn trâu đok tu pa (Lào) cây Maess balansae Mez, thuộc cùng họ. Cùng một công dụng cà cách dùng.

Cập nhật: 11/04/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Rút dại

Bọt ếch

Lồng đèn

Mã đề

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Bình luận về bài viết

  1. hoàng thị liên đã bình luận

    03/08/2021 at 8:25 sáng

    rễ của cây đơn răng cưa có tác dụng gì ko

    Trả lời
    • Lê Đào đã bình luận

      05/08/2021 at 9:28 sáng

      Chào hoàng thị liên, hiện người dân thường chỉ sử dụng lá của Đơn răng cưa để chữa mẩn ngứa, ghẻ lở. Những bộ phận khác chưa được ghi nhận cách dùng.

      Trả lời

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Truyền thông Sức khỏe là Vàng

Trụ sở chính: Thôn 3, xã Phù Lưu Tế, Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

  • Email: suckhoevangnguoiviet@gmail.com
  • Số điện thoại: 0243.9901436
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Đàm Thị Xuyến
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑