Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Dầu rái trắng

Tên tiếng Việt: Dầu rái, Dầu nước, Dầu trai, Dầu rái trắng

Tên khoa học: Dipterocarpus alatus Roxb. ex G. Don

Họ: Dipterocarpaceae

Công dụng: Chữa lậu, viêm gan (Vỏ). Bệnh ngoài da khác (Dầu bôi).

 

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, thu hái và chế biến
  • Thành phần hóa học
  • Công dụng và liều dùng

Mô tả cây

  • Cây dầu rái hay dầu con rái trắng là một cây to, cao tới 30-40m. Đường kính phía gốc đạt tới 2m hay hơn.
  • Cành non và búp có lông mịn.
  • Lá mọc so le, hình trứng rộng, đầu hơi nhọn, phía cuống hẹp hơi nhọn, phiến lá rộng 7-15cm, dài 10-20cm, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông, cuống dài 3-4cm, có mang lông.
  • Hoa lá lớn, không cuống, mọc thành chùm đơn hay phân nhánh, dài 12cm. Ống dài không dính vào quả, có 2 cánh mỏng dài 11-14cm, rộng 2-3cm, trên có 5 gân rõ.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây dầu rái mọc hoang và được trồng nhiều ở Việt nam, nhưng nhiều nhất ở miền Trung Bộ, miền Nam Trung Bộ, có mọc ở cả Nam Bộ, từ ven biển đến núi cao, sự phân bổ lên tới những nơi cao 500-600m
  • Người ta trồng nó để trích lấy một thứ nhựa dùng đánh bóng đồ gỗ và sạp thuyền làm cho bà hến khỏi bám vào thuyền.
  • Thường khai thác nhựa cây này vào mùa khô ở Việt Nam, từ tháng 11-tháng 4. Người ta đẽo trên thân cây những miếng vát dài từ 2-2,5m, sâu tới gỗ đệ nhất và thứ cấp (có khi tới 1/3 đường kính của thân) phía dưới đẽo phẳng, sau đó đào một lỗ để làm chỗ hứng dầu. Trông nghiêng vết đẽo giống miệng sáo, Để cho nhựa chóng chảy, có khi người ta đốt một ít rơm rạ vào nơi hõm hứng nhựa, nhưng động tác này phải cẩn thận để tránh nạn cháy rừng. Dầu chảy vào chỗ hõm, dùng thìa múc cho vào thùng to sức chứa khoảng 20kg
  • Có nơi, người ta không đẽo cây mà khoan vào thân cây một lỗ nghiêng 450, sâu tới gỗ là nơi tập trung những ống bài tiết dầu. Dầu chảy ra được hứng vào thùng. Trung bình mỗi cây cho 30kg dầu trong một năm, có khi tới 40-50kg, có tác giả nói hiệu suất có thể tới 130-150kg.
  • Thường một cây 20-30 năm trở lên mới bắt đầu khai thác, thời gian khai thác kéo dài 60 năm. Theo số liệu cũ, hàng năm miền Nam khai thác trên 1.000 tấn. Miền Trung không rõ (năm 1920 có người nói khoảng 55 tấn), Cam puchia hàng năm khai thác 800 tấn

Thành phần hóa học

  • Dầu rái trắng là một thứ nhựa dầu. Sau khi thu hoạch, để lắng một thời gian, dầu nhựa sẽ phân thành hai lớp có tỷ trọng khác nhau: lớp lỏng ở trên có màu nhạt hơn, lớp đặc ở dưới. Dầu hơi sền sệt, có huỳnh quang, màu nâu dỏ, nhìn thẳng có màu sẫm, nhìn nghiêng có ánh mành xanh xám. Mùi hơi thơm, gần giống mùi dấm
  • Trong dầu này có 79,10% tinh dầu và 20,90% nhựa. Theo Laurent P.A (1952, Bull Soc. Chim France 5(6); 615-617) trong tinh dầu gồm chủ yếu là chất sesquitecpen
  • Tinh dầu cất từ dầu rái không màu hay hơi có màu vàng nhạt, mùi hơi thơm, tỷ trọng 0.915-0,930, độ sôi 255-256o, không hoàn toàn tan trong cồn 900 thành phần chủ yếu gồm các chất sesquitecpen, không chứa các hợp chất oxy, thường dùng để giả mạo tinh dầu hoa hồng, tinh dầu geranium.

Công dụng và liều dùng

  • Trong nhân dân dầu này chủ yếu được dùng trong kỹ nghệ làm bóng gỗ, sạp thuyền cho sò, hến, ốc khỏi bám vào. Muốn làm bóng gỗ, người ta đun sôi và cô lớp dầu trong còn chừng 1/2, sau đó bôi lên gỗ 2 hay 3 lớp, mỗi lần bôi cách nhau 24 hay 48 giờ đợi cho lớp cũ thật khô mới bôi lớp mới. Nếu muốn có màu, thì trộn dầu với màu rồi bôi . Muốn sạp thuyền, người ta vít những khe thuyền bằng vỏ cây, sau đó trộn dầu rái thô với nhựa cây chai (Shorea vulganis) rồi bôi vào. Cuối cùng nấu dầu cho nóng và cô chừng ¼ rồi quét lên vỏ thuyền.
  • Về công dụng làm thuốc, năm 1962, bác sĩ Đặng Vũ Hỷ đã dùng dầu rái bôi lên chân những người làm việc dưới nước để đề phòng bệnh sán vịt.
  • Có nơi người ta dùng thay bôm Copahu, một thứ nhựa dầu lấy ở nhiều loại cây thuộc chi Copaifera (chưa thấy ở Việt Nam) để chữa bệnh lậu với liều 2-4g một ngày.
  • Dầu rái còn được dùng đắp chữa các vết loét.
  • Có nơi còn dùng cây dầu rái trộn với gỗ vang (Caesalpinia sappan ) ngâm nước tiểu vài ngày rồi cho bò ngựa biếng ăn.

Chú thích: 

Ngoài dầu rái trắng người ta còn dùng dầu nhựa của nhiều loại Dipterocarpus khác như Dipterocarpus angustifolius Wigh et Arn. ..v.v dưới tên Baune de Gurrjun hay Huile de bois (Pháp)

Cập nhật: 30/10/2023

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Cần thăng

Chùm ruột

Cỏ tỹ gà

Mỏ quạ

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑