Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Dương cam cúc

Tên tiếng Việt: Dương cam cúc

Tên khoa học: Matricaria chamomilla L.

Họ: Asteraceae (Cúc)

Công dụng: Chữa đầy bụng khó tiêu, bụng đau trướng, ỉa chảy, buồn nôn, viêm đường tiết niệu, thống kinh (Hoa). Dùng ngoài rửa vết thương lâu lành, đinh nhọt, chống viêm ởhọng, miệng và mắt.

 

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố sinh thái
  • Bộ phận dùng
  • Thành phần hoa học
  • Tính vị, công năng
  • Công dụng
  • Tác dụng phụ khi dùng dương cam cúc
  • Liều dùng
Dương cam cúc (Matricaria chamomilla – Cúc La Mã) thuộc họ Cúc (Asteraceae), có nguồn gốc từ khu vực Nam và Đông Âu. Hiện nay, loài cây này đã được tìm thấy trên khắp các châu lục.

Mô tả cây

  • Cây thảo hàng năm, cao tới 60cm. Thân mọc đứng và phân nhánh, bề mặt nhẵn, cao từ 15 – 60cm.
  • Lá kép lông chim 2 lần với các đoạn hình dải nhọn như gai. Lá nói chung hoàn toàn nhẵn.
  • Hoa mọc thành cụm, tạo thành các đầu hoa. Đường kính của đầu hoa là 1-1,5cm, với 1 vòng đơn các hoa hình lưỡi trắng và ở giữa rất nhiều hoa hình ống màu vàng xếp trên mặt đế hoa phồng lên thành dạng nón nhọn sau khi hoa nở. Đế hoa rỗng, phình to và không có vảy, giúp phân biệt cam cúc với một loài tương tự là Anthemis arvensis (cúc ngải)
  • Quả là những quả bế màu vàng trăng trắng dạng nón ngược, nhẵn ở mặt ngoài, khía 5 cạnh ở mặt trong.
  • Mùa ra hoa: tháng 5-9.

Mô tả cây 1 Mô tả cây 2

Phân bố sinh thái

  • Dương cam cúc là loài cây có nguồn gốc ở Châu Âu được nhập vào trồng ở Đà Lạt. Gieo trồng bằng hạt vào cuối mùa thu và đầu mùa xuân.
  • Trồng cam cúc không yêu cầu loại đất đặc biệt, nhưng sẽ phát triển tốt nhất trên những loại đất cân bằng và có lớp đất mặt (topsoil) giàu dinh dưỡng.
  • Cây ưa sáng, ưa ẩm và ưa khí hậu mát của những vùng có khí hậu á nhiệt đới núi cao như Đà Lạt, Sapa… Cây được gieo trồng từ hạt, sau 5-6 tháng bắt đầu có hoa. Từ năm thứ 2-3 số lượng hoa trên mỗi cây càng nhiều hơn.
  • Cúc la mã có thể được trồng như cây hàng năm, gieo vào mùa thu hoặc mùa xuân. Ngoài ra, cây cũng có thể được xem như cây lâu năm nhờ khả năng tự gieo hạt.
  • Trong quá trình trồng dương cam cúc, rệp là loài sâu bệnh phổ biến nhất gây hại. Tại châu Âu, các bệnh thường gặp ở cây gồm bệnh sương mai, bệnh phấn trắng, và bệnh gỉ sắt.
  • Cam cúc thường nở hoa từ 2–3 lần mỗi năm, vì vậy người ta thường thu hoạch hoa nhiều lần trong năm. Thời gian nở hoa kéo dài khoảng 50–65 ngày, và mỗi bông hoa cần khoảng 20–25 ngày để phát triển hoàn thiện.
  • Thu hái khi các đầu hoa đã nở hết hoàn toàn. Phơi trong râm ở nhiệt độ 35oC.

Bộ phận dùng

Bộ phận dùng 1

Nụ hoa phơi hoặc sấy khô, ít khi dùng toàn cây.

Đầu hoa cam cúc được ép chiết tinh dầu. Tinh dầu từ hoa dương cam cúc mang lại mùi thơm đặc trưng và nhiều đặc tính thú vị. Màu xanh đặc biệt của tinh dầu là nhờ hợp chất chamazulene.

Thành phần hoa học

Hoa cúc la mã chứa từ 0,3 đến 1,5% tinh dầu, được chiết xuất chủ yếu bằng phương pháp chưng cất, sử dụng hoa tươi và cuống hoa. Thành phần chính của tinh dầu là bisabolol, chiếm tới 33% tổng lượng tinh dầu.

Hoa cúc la mã có hơn 120 hợp chất hóa học đã được xác định, phần lớn nằm trong tinh dầu. Các hợp chất nổi bật bao gồm:

  • Bisabolol
  • Farnesene
  • Chamazulene
  • Apigenin
  • Quercetin
  • Patuletin
  • Luteolin
  • Coumarin

Tính vị, công năng

Tính vị, công năng 1

Dương cam cúc có mùi thơm dễ chịu và vị đắng, có tác dụng chống co thắt, long đờm, gây trung tiện, diệt giun sán, an thần, lợi tiểu, sát trùng, chống viêm.

Công dụng

Từ xa xưa, Dương cam cúc (Matricaria chamomilla L.) đã được sử dụng rộng rãi trong cả y học dân gian lẫn y học chính thống. Loài cây này là một dược liệu chứa tinh dầu nổi tiếng, phổ biến tại châu Âu, châu Á, và châu Mỹ. Cam cúc thường được tiêu thụ dưới dạng trà hoặc cồn thuốc, và tinh dầu từ hoa là thành phần của nhiều loại thuốc truyền thống và vi lượng đồng căn.

Hiện nay, các chế phẩm galenic từ cúc la mã được dùng để điều trị các bệnh da nhẹ, viêm nhiễm, co thắt cơ, và có tác dụng giảm lo âu, an thần. Tuy nhiên, bằng chứng khoa học về khả năng giảm đau và hỗ trợ giấc ngủ của loại dược liệu này còn hạn chế. Cúc la mã cũng hữu ích trong điều trị các vấn đề khác như:

  • Đầy hơi
  • Đau bụng co thắt
  • Loét dạ dày
  • Vết thương ngoài da
  • Rối loạn tâm lý (hysteria, trầm cảm)

Vào năm 2000, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã xếp cúc la mã vào danh mục thực phẩm bổ sung không kê đơn (OTC). Tinh dầu, chiết xuất và dịch cất từ cúc la mã được đánh giá là an toàn khi sử dụng trong thực phẩm. Hiện nay, dược điển của 26 quốc gia công nhận cúc la mã như một loại thuốc chính thống.

Chữa rối loạn dạ dày:

Dương cam cúc thường được dùng trong chữa các rối loạn của dạ dày, kèm theo đau, chữa trướng bụng, khó tiêu hoá, trị ỉa chảy và buồn nôn.

Chống các viêm nhiễm đường tiết niệu và trị chứng thống kinh:

Thường dùng dưới dạng thuốc hãm (chỉ giữ được 10-15% tinh dầu hiệu hữu trong dầu hoa) hoặc chế thành thuốc (cồn chiết, siro) với liều 1 thìa xúp dược liệu trong 1 lít nước.

Trị các vấn đề ngoài da:

Dùng ngoài, hãm và rửa hoặc dùng bột để trị các vết thương lâu lành, trị các bệnh về da như zona, đinh nhọt, phát ban, trĩ, chống các viêm nhiễm ở miệng, họng và mắt.

Kinh nghiệm chữa bệnh với cam cúc tại một số quốc gia:

  • Người Đức và các nước Trung Âu dùng nhiều trong điều trị đầy hơi, đau bụng, khó tiêu hoá. Người ta dùng Dương cam cúc cùng với các chiết xuất và tinh dầu của nó để chế các pomat và các thuốc xúc rửa dùng tiêu viêm và làm lành sẹo.
  • Ở Tuynidi, có nơi dùng hoa làm thuốc lọc máu sau khi sinh đẻ và làm thuốc dịu đau trước khi sinh. Người ta còn dùng Dương cam cúc làm thuốc trị cơn đau sỏi thận.

Ứng dụng trong mỹ phẩm:

Trong mỹ phẩm, người ta dùng nó chế nước gội đầu, làm gel chống nắng; tinh dầu được dùng trong hương liệu và chế xà phòng thơm.

Tác dụng phụ khi dùng dương cam cúc

Tác dụng phụ khi dùng dương cam cúc 1

Dương cam cúc có họ hàng với cây ragweed (một loại cỏ phấn hương), nên có thể gây ra các triệu chứng dị ứng ở những người nhạy cảm với phấn hoa của loài này. Sự có mặt của lacton ở những chế phẩm có nụ hoa dương cam cúc có thể gây phản ứng ở những ngày nhạy cảm và có báo cáo về viêm da tiếp xúc do dương cam cúc gây nên. Tuy vậy, có rất ít trường hợp dị ứng do dương cam cúc. Có báo cáo về vài trường hợp phản ứng phản vệ do uống nụ hoa dương cam cúc.

Ngoài ra, khi sử dụng trà cúc la mã, cần cẩn thận vì nó có thể tương tác với các loại thuốc chống đông máu.

Liều dùng

Người lớn ngày dùng trung bình 2-8g nụ hoa chia làm 3 lần; cao lỏng 1:1 trong cồn 45% với liều 1-4ml, 3 lần một ngày. Trẻ em dùng 2g nụ hoa, 3 lần một ngày; cao lỏng (ethanol 45-60%) một liều 0,6-2ml. Không dùng cho trẻ em dưới 3 tuổi.

Dùng ngoài: Để đắp hoặc súc miệng, nước hãm 3-10% nụ hoa (30-100g/lít), cao lỏng 1% hoặc cồn thuốc 5%. Để tắm, nụ hoa 5g/lít nước. Đối với những chế phẩm bán lỏng: cao nước – cồn tương đương với 3-10% (dương cam cúc 30-100g/lít). Để hít hơi: 6g dương cam cúc, hoặc 0,8g cao cồn trong 1 lít nước nóng.

Cập nhật: 10/12/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Bèo cái

Cúc kim tiền

Táo rừng

Ráy

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑