Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Ếch đồng

Tên khoa học: Rana tigrina rugulosa Weigmann

Tên gọi khác: Éch ruộng

Họ: Ếch nhái (Ranidae)

Công dụng: chữa lao, thổ huyết, chảy máu cam, ra mồ hôi, ho suyễn, đau thắt tim, phù tim

Mục lục

  • Mô tả
  • Phân bố, sinh thái
  • Bộ phận dùng
  • Thành phần hoá học
  • Tính vị, công năng, công dụng
  • Công dụng

Mô tả

  • Loài lưỡng cư sống được trên cạn và dưới nước. Thân dài 8 – 10 cm.
  • Đầu tròn dẹt, mắt to lồi có 2 mí, mõm tù, miệng rộng. Da trơn nhẵn, có nhiều nốt sần hay tuyến chất nhờn chạy dọc sống lưng.
  • Lưng màu xanh, xanh – vàng hoặc đen bẩn, lốm đốm những mảng sẫm nhạt.
  • Bụng trắng vàng.
  • Đôi chân sau (làm nhiệm vụ bật nhảy và đẩy nước khi bơi) mập và dài hơn đôi chân trước (dùng để giữ thăng bằng và làm bánh lái khi bơi). Bàn chân trước có 4 ngón, bàn chân sau 5 ngón, giữa các ngón có màng da.

Phân bố, sinh thái

Ếch đồng phân bố ở nhiều nước châu Á. Ở Việt Nam, ếch sống ở khắp các đồng ruộng từ đồng bằng đến vùng đồi núi trong cả nước, kể cả những ao đầm. Về mùa đông, ếch đồng ngừng hoạt động và ẩn mình trong các hang hốc (hiện tượng ngủ đông). Đến mùa hè, thời tiết ấm áp, nhất là những ngày mưa, ếch ra khỏi tổ đi kiếm thức ăn từ chập tối đến đêm khuya. Ban ngày, lại vào hang ẩn nấp. Thức ăn của ếch đồng gồm châu chấu, cào cào, chuồn chuồn, giun đất, dế mèn. Kẻ thù của ếch đồng là rắn, chim nước như cò, vạc…

Mùa sinh sản của ếch đồng vào tháng 3 -7, Đẻ trứng nội thành chùm ở trong hoặc gần nước.
Trứng nở thành nòng nọc có đuôi sống trong nước. Sau một thời gian biến thái, nòng nọc rụng đuổi trở thành ếch trưởng thành. Hoạt động bắt mồi của ếch rất tích cực và nhanh nhạy.

Ếch đồng là động vật có ích, thường diệt trừ các loài côn trùng gây hại cây trồng và các vật ký chủ trung gian truyền bệnh cho người và gia súc.

Bộ phận dùng

  • Cả con ếch đồng, tên thuốc trong y học cổ truyền là điền oa, điền kế hay trường cổ, (ếch xanh là thanh kế), lột da, bỏ nội tạng, dùng tươi, phơi hay sấy khô.
  • Nòng nọc của ếch đồng, tên thuốc là khoa đầu, để nguyên con.

Thành phần hoá học

Ếch đồng chứa 16,4 – 20% protein, 0,3 – 1,1% lipid, 18 – 22 mg% Ca, 147 – 159 mg% P, 1,1 – 1,3 mg% Fe, các vitamin: 0,04 – 0,14 mg% B1, 0,22 – 0,25 mg% B2, 2,1 mg% PP. Các thành phần trong chất béo là acid myristic, palmitic, oleic, stearic…

Thịt ếch đồng cung cấp 92 calo/100g (Viện Dinh dưỡng).

Tính vị, công năng, công dụng

Trong y học thực nghiệm, ếch đồng là động vật được dùng để nghiên cứu tác dụng sinh học của thuốc chữa bệnh.

Thịt ếch đồng (giống như thịt gà) có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, cường tráng, an thai, lợi tiểu, chữa cam tích ở trẻ em, suy dinh dưỡng, phiền nhiệt, hư lao, ngứa lở. Dạng dùng thông thường là chế biến thành món ăn – vị | thuốc hoặc sấy khô, tán bột, uống hàng ngày.

Công dụng

Chữa lao, thổ huyết, chảy máu cam, ra mồ hôi, ho suyễn:

Thịt ếch nấu chín nhừ, thêm hành và muối đủ đậm, ninh kỹ thêm, ăn trong ngày. Dùng nhiều ngày.
Theo kinh nghiệm gia truyền của Trung Quốc, ếch đồng được dùng phổ biến dưới dạng thức ăn vị thuốc trong những trường hợp sau:

Chữa đau thắt tim, phù tim:

Thịt ếch đồng (2 con), hẹ (3 – 5 cây gồm cả lá và rễ). Tất cả thái nhỏ, nấu chín với nửa bát nước. Ăn trong ngày.

Chữa ghẻ lở lâu ngày không khỏi:

Thịt ếch (2 con) chặt nhỏ, trộn đều với dầu lạc và muối ăn. Lấy gạo tẻ thổi cơm, khi nước cạn còn một nửa thì cho thịt ếch vào, nấu chín mà ăn.

Dược liệu khác

Quất

Cần hôi

Sa sâm bắc

Ngưu tất

Câu hỏi của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Mục lụcĐặc điểm mô tảPhân bốThành phần hóa họcTác dụng dược ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Mục lụcMô tả câyPhân bốBộ phận dùngThành phần hóa họcTính vị...
Sâm cau

Sâm cau

Là cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 30 cm, có khi hơn. Thân ...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Góc chia sẻ

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat với chuyên gia

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑