Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Quỳnh

Tên tiếng Việt: Quỳnh, Hoa quỳnh

Tên khoa học: Epiphyllum oxypetalum (DC.) Haw.

Tên đồng nghĩa: Cereus oxypetalus DC.

Họ: Cactaceae (Xương rồng)

Công dụng: Làm mát phổi; chữa lao phổi, ho ra máu, hen, xuất huyết tử cung, viêm hầu họng (Hoa hấp mật ong uống). Thân tươi giã đắp chữa đinh nhọt. Toàn cây chữa đòn ngã tổn thương, đau tâm vị, phổi kết.

 

Mục lục

  • Mô tả
  • Bộ phận dùng
  • Nơi sống và thu hái
  • Tính vị, tác dụng
  • Công dụng, chỉ định và phối hợp
  • Đơn thuốc

Mô tả

  • Cây bụi mọng nước mọc đứng, có thân cứng cao 2-3m, các nhánh dẹp, mỏng, khía tai bèo. Hoa to, màu trắng, dài 30cm, mọc thòng xuống, mùi thơm. Phiến hoa nhiều, xếp theo đường xoắn ốc, các phiến trong màu trắng, nhị xếp hai dãy, màu trắng, vòi và đầu nhuỵ màu trắng.
  • Hoa vào tháng 6-8.

Bộ phận dùng

Hoa và thân – Flos et Caulis Epiphylli Oxypetali.

Nơi sống và thu hái

Gốc ở Trung và Nam Mỹ (Mêhicô đến Brazin), được trồng chủ yếu làm cảnh, có hoa đẹp và nở về đêm. Thu hái hoa khi nở, dùng tươi hoặc phơi khô. Thu hái thân quanh năm, dùng tươi.

Tính vị, tác dụng

Hoa có vị ngọt, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, cầm máu. Thân có vị chua và mặn, tính mát;, có tác dụng tiêu viêm. Toàn cây có tác dụng thanh phế, trừ ho, hoá đàm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

  • Hoa thường được dùng chữa: Lao phổi với ho ra máu; Tử cung xuất huyết; Viêm hầu. Dùng 3-5 hoa, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị đinh nhọt, giã thân và đắp lên chỗ đau.
  • Ở Vân Nam (Trung Quốc) toàn cây được dùng trị đòn ngã tổn thương, đau tâm vị (tâm vị khí thống), thổ huyết, phổi kết hạch.

Đơn thuốc

  1. Lao phổi với ho, ho ra máu: Hoa Quỳnh 3-5 hoa, đường 15g, sắc uống.
  2. Tử cung xuất huyết: Hoa Quỳnh 2-3 cái, nấu với thịt lợn chưng cách thủy làm thức ăn.

Cập nhật: 09/06/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Ngô đồng

Thuốc phiện

Cây đào

Lan hoa sâm

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑