Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Cỏ tháp bút

Tên tiếng Việt: Cỏ tháp bút

Tên khoa học: Equisetum arvense L.

Họ: Cỏ tháp bút (Equisetaceae)

Công dụng: Phù thũng mà thiểu niệu, ho ra máu, băng huyết, chảy máu dạ dày, kinh nguyệt quá nhiều, Lao phổi.

 

 

Mục lục

  • Mô tả
  • Bộ phận dùng
  • Nơi sống và thu hái
  • Thành phần hóa học
  • Tính vị, tác dụng
  • Công dụng, chỉ định và phối hợp

Mô tả

  • Cây thân thảo sống lâu nhờ thân rễ, thân khí sinh thuộc hai loại. Các thân không sinh sản, có khi mọc nằm rồi đứng lên, có màu lục, khía rãnh dọc và có chiều dài 20-60cm, chúng mang những vòng các nhánh mảnh, trải ra rồi mọc đứng lên. Ở các mấu có 8-12 lá dạng vẩy tạo thành một bẹ màu nâu. Các cành sinh sản cao 10-20cm, không phân nhánh và tận cùng ở đỉnh là một khối hình trứng kéo dài tức là các bông lá bào tử gồm các vẩy có dạng đinh mang các túi bào tử ở mặt dưới.
  • Có cơ quan sinh sản vào tháng 10-12.

Bộ phận dùng

Toàn cây – Herba Equiseti Arvensis, thường gọi là Vấn kinh.

Nơi sống và thu hái

Cây rất phổ biến ở châu Âu và các nước ôn đới, trong các đồng ruộng. Ở nước ta, cây mọc ở các chỗ ẩm ướt, núi cao, chỉ mới tìm thấy ở Sapa, tỉnh Lào Cai. Người ta thường thu hái các chồi màu lục (không sinh sản) vào cuối hè, rửa sạch, phơi khô.

Thành phần hóa học

Cây chứa một hỗn hợp alcaloid gọi là equisetin; nicotin, palustrin; một phytosterol; một saponoside là equisetonosid hay equisetonin; 3. heterosid flavonic; galuteosid (galuteolin), isoquercitrosid (isoquercitrin) equisetrosid. Còn có vitamin C, flavoxanthin, xanthophylle…

Tính vị, tác dụng

Vị ngọt hơi đắng, tính bình; có tác dụng lợi tiểu cầm máu, làm se và tiếp khoáng, điều kinh, làm liền sẹo.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường dùng chữa:

  • Phù thũng mà thiểu niệu;
  • Ho ra máu, băng huyết, chảy máu dạ dày, kinh nguyệt quá nhiều;
  • Lao phổi.

Dùng ngoài làm tăng sự thành sẹo của mụn nhọt chậm lành. Cũng dùng trị đau mắt, giải cảm cho ra mồ hôi.

Thường dùng dưới dạng bột hoặc nước hãm hay chiết xuất hoặc có thể sắc uống. Dùng ngoài lấy cây tươi giã đắp.

 

Cập nhật: 23/08/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Kiến cò

Tỳ bà

Cây Bã Thuốc

Quýt

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑