Mô tả
Loài thú lớn, thân dài có thể đến 1,5m, dáng cục mịch. Đầu to, mõm dài, miệng rộng, mắt nhỏ, tai tròn, đuôi ngắn, chân vòng kiềng có móng to, sắc. Bộ lông đen, rậm và dài, đặc biệt ở ngực có một khoang (yếm) trắng to, hình chữ V ở gấu ngựa và hình chữ U ở gấu chó.
Có hai loài ở Việt Nam là Gấu ngựa (Ursus thibetanus G.Cuvier hoặc U. thibetanus G.Cuvier) và gấu chó (Ursus malayanus Raffles hoặc U. malayanus Raffles). Gấu ngựa lớn nhất trong các loài gấu, có thể nặng đến 150-200kg.
Phân bố, sinh thái
Gấu phân bố ở Nepal, Mianma, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Triều Tiên, Lào, Campuchia…Ở Việt Nam, gấu có ở các tỉnh Tây Bắc, Việt Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.
Gấu sống ở miền núi cao có rừng cây cây rậm, hoạt động chủ yếu trên mặt đất , chỉ leo cây khi kiếm mồi. Ban đêm , đi kiếm ăn, ngày ngủ trong hang. Thức ăn chủ yếu của gấu là quả, chồi cây, măng , củ, trứng chim, cá và đặc biệt là mật ong. Sống đơn độc , chỉ ghép đôi trong mùa động dục.
Gấu luôn là đối tượng săn bắn như các thú hoang khác. Trước đây, gấu được nuôi dạy để làm xiếc, nuôi làm cảnh ở vườn thú. Những năm gần đây, người ta nuôi gấu để làm mật làm thuốc với kết quả rất tốt. Theo kinh nghiệm của người dân Quỳnh Lưu, Nam Đàn ( Nghệ An) sau khi nuôi gấu được 3 năm, có thể bắt đầu khai thác mật. Mỗi năm, một con gấu cho trung bình từ 50 đến 70 ml mật.
Bộ phận dùng
Mật gấu được dùng chủ yếu với tên thuốc là hùng đởm. Mật gấu ngựa tốt và có tính phổ biến hơn. Xương gấu và mỡ gấu cũng được sử dụng.
Cách lấy mật gấu: Kích thước của túi mật tương ứng với độ lớn hay nhỏ của loài gấu. Mùa lấy mật phụ thuộc vào khối lượng và chất lượng của mật. Theo kinh nghiệm của nhân dân, lấy mật vào mùa đông thì được nhiều , nhưng mật thu hoạch vào mùa xuân, lại có phẩm chất tốt hơn.
Khi bắt được gấu , người ta cắt ngay lấy túi mật, buộc chặt miệng túi để nước mật khỏi chảy mất, bỏ phần mỡ bám ở ngoài túi , để nguyên , treo trên giàn bếp cho khô hoặc lấy hai bản gỗ mỏng kẹp túi cho dẹt lại, treo ở chỗ thoáng gió, râm mát cho khô, rồi bảo quản trong hộp kín dưới đáy hộp có vôi cục để hút ẩm. Tuyệt đối không phơi túi mật ra nắng hoặc sấy khô. Nếu lấy nước mật ra khỏi túi (dạng mật gấu tươi) thì phải làm đông khô hoặc cho ngay vào rượu hoặc mật ong để bảo quản, không nên để quá lâu vài tuần.
Cách lấy mật gấu nuôi ở Nghệ An có phần hiện đại hơn. Người ta dùng siêu âm soi và định vị túi mật, rồi lấy xi lanh chọc qua da để hút nước mật mà không phải mổ. Người ta cũng nghiên cứu và thấy rằng không nên lấy mật lúc gấu vừa ăn Xong vì lúc này, lượng dịch mật được ít và hàm lượng muối mật tauro. desoxycholat cũng giảm nhiều.
Cách nhận dạng mật gấu (Theo Dược điển đông y Trung Quốc):
- Túi mật. Có hình trứng dẹt, to nhỏ không đều, phần miệng thuôn nhỏ hẹp, phần đáy phình to, thường dài 10- 20cm, rộng 5- 8cm. Mặt ngoài nhẵn, màu nâu xám hoặc đen xám, có những nếp gấp còn bám 1 όρ màng mỏng mỡ thịt. Khi soi túi ra ánh sáng, thấy phần trên trong suốt, phần giữa và phần đáy có màu sẫm. Nếu cắt mở túi sẽ thấy nước mật khô gọi là “đởm nhân” ở dạng cục khối, dạng hạt lổn nhổn hoặc dạng sánh đặc màu sẫm nhạt không đều, óng ánh, mùi thơm dịu
- Chất mật: Thứ “đởm nhân” trong, màu vàng kim loại, óng ánh như hổ phách, chất xốp giòn, vị đắng. sau ngọt, gọi là “kim đởm” hay “đồng đởm”. Thứ màu đen, chất chắc giòn hoặc ở dạng sánh đặc là “mặc đởm” hay “thiết đởm”. Thứ màu lục vàng, ít óng ánh, chất kém giòn là “thái hoa dởm”.
Dược liệu tốt là thứ túi to, “đởm nhân” màu vàng kim loại óng ánh, vị đắng, sau ngọt. “Đởm nhân” màu lục vàng, vị đắng, sau không thấy ngọt là loại kém,
Cách thử mật gấu để phân biệt thật, giả.
- Dùng phương pháp hoá học để phân lập acid ursodesoxycholic, rồi thử các tính chất đặc trưng của acid này như độ chảy (202°), độ quay cực (+5707). phản ứng màu (đỏ với dung dịch acid ursodesoxycholic trong nước, đường và acid sulfuric đặc, xanh lục với dung dịch acid ursodesoxycholic trong cloroform, acetic anhydrid và acid sulfuric đặc).
- Lấy ít mật gấu nghiền nát, cho vào cốc nước, mật sẽ quay tròn và lắng dần thành những sợi màu vàng thòng thẳng xuống đáy cốc mà không lan toả ra.
- Láng qua nước lã cho ướt lên mặt một cái đĩa, rồi lấy một ít mật gấu đặt vào giữa đĩa, nước sẽ tách ra khỏi mật.
- Nếm mật gấu lúc đầu thấy đắng, sau ngọt, mát và dính lưỡi, ngậm lâu sẽ tan hết, mùi thơm nhẹ. không tanh.
- Đem mật gấu đốt lửa, không thấy cháy, chỉ thấy sủi bọt.
Thành phần hoá học
Mật gấu chứa sắc tố mật bilirubin, cholesterol. muối mật, protein, glucid, acid desoxycholic và đặc biệt là chất acid ursodesoxycholic chỉ có trong mật gấu. Acid này ở dạng tinh thể màu trắng, tan trong nước và rượu tạo thành dung dịch trong suốt, không màu. Phần lớn acid ursodesoxycholic trong mật ở dạng liên kết tạo thành muối mật tauroursodesoxycholat làm cho chất mật càng sáng bóng óng ánh.
Muối mật tauro; tursodesoxycholat là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của mật gấu và phân biệt thật, giả.
Mật gấu ngựa có hàm lượng muối mật tauroursodesoxycholat cao nhất. Hàm lượng này. Ở gấu trưởng thành cao hơn ở gấu còn nhỏ.
Tính vị, công năng
Mật gấu là vị thuốc quý đứng đầu trong các loại mật động vật, có vị đắng, ngọt mát, mùi thơm dịu, tính hàn, không độc, vào kinh tâm, can, vị, có tác dụng đặc hiệu giảm đau, tán ứ, hoạt huyết, tiêu viêm, bình can, diệt khuẩn. Chất acid ursodesoxycholic trong mật gấu làm giảm sưng đau nhanh và mạnh.
Xương gấu có vị mặn, hơi cay, tính ôn, có tác dụng mạnh gần xương, bớt đau mỏi, trừ thấp, an thần
Mỡ gấu có vị ngọt, tính ôn, không độc, sát khuẩn , nhuận cơ.
Công dụng
Giá trị chữa bệnh của mật gấu đã được biết đến cách đây khoảng hơn 1000 năm ở phương đông. Nhiều nước châu Á đã tiêu thụ để làm thuốc một số lượng lớn mật gấu từ Ân Độ, Trung Quốc. Riêng Nhật Bản đã nhập khoảng 8000 túi mật gấu hàng năm.
Ở Việt Nam, mật gấu cũng được sử dụng làm thuốc từ xa xưa. Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) đã dùng mật gấu bôi để chữa trĩ lâu ngày. Theo kinh nghiệm dân gian, mật gấu được dùng phổ biến để chữa viêm tấy, đau nhức, tụ máu bầm tím do ngã hay chấn thương, hoàng đản, mụn nhọt, lở loét. Mỗi lần 4 lần. Hoặc 0,5-1g hoà vào 10ml rượu 45° để xoa bóp.
Để chữa mất đau sưng đỏ, mắt có màng mộng, lấy 1- 2g mật gấu khô mài với nước đun sôi để nguội, lọc, dùng nhỏ mắt hàng ngày. Tỷ lệ khỏi 76%. Dung dịch nước cất chứa 2-3% mật gấu dùng nhỏ mất còn làm tan máu nhanh trong 2– 3 ngày đối với trường hợp xuất huyết dưới kết mạc do chấn thương hoặc do biến chứng của bệnh sởi, cúm, ho gà.
*Chú ý:
Các dạng bào chế mật gấu nhỏ đều phải được tiệt khuẩn. Chỉ dùng từ 5 đến đối với dạng pha chế đơn giản. Muốn bảo quản lâu dài, cần đóng ống như thuốc tiêm. Gần đây, mật gấu đã được ứng dụng điều trị bệnh xơ gan có kết quả tốt ở Anh, Pháp, Đức bằng biệt dược Urso của hãng Axcan Pharma ở Mỹ. Mật gấu nuôi tại Viện Công nghệ sinh học Hà Nội cũng đã chữa khỏi nhiều bệnh nhân xơ gan, làm sức khoẻ hồi phục nhanh, tăng cân và không gây tác dụng phụ nào.
Ngoài ra, mật gấu còn chữa viêm loét dạ dày, mật và tuy hoạt động kém, sỏi mật, viêm khớp, viêm xoang, đái đường, bệnh phụ khoa (phối hợp với nhiều Vị thuốc khác). Một số trường hợp ung thư cũng đã được điều trị bằng uống mật gấu, kết hợp với các phương pháp trị liệu khác như hoá trị liệu, chiếu xạ, phẫu thuật. Kết quả bước đầu là mật gấu có tác dụng làm tăng sức khỏe và tăng hiệu lực của các phương pháp trị liệu khác. Mật của gấu nuôi theo đúng phương pháp khoa học và được khai thác đúng tiêu chuẩn kỹ thuật cũng có tác dụng chữa bệnh tốt không kém mật gấu rừng. Gần đây, Viện Công nghệ sinh học còn dùng một lượng nhỏ mật gấu khô bố sung cho khẩu phần thức ăn mới của gấu nuôi còn nhỏ, làm cho chúng tăng trưởng với tốc độ nhanh so với đối chứng. Tài liệu khoa học đã chứng minh muối mật tauro- ursodesoxycholat có tác dụng mạnh và bền hơn acid ursodesoxycholic
Do hiếm gặp và lại có hiệu quả chữa bệnh cao, nên mật gấu thường hay bị giả mạo. Xương gấu (thường là xương cẳng chân) được nấu cao như các loại xương dê. xương hổ, xương khỉ… để chữa tê thấp, đau lưng, mỏi gối, với liều 6– 10g dưới dạng ngâm rượu uống.
Mỡ gấu rán lấy nước , bôi hàng ngày chữa trĩ. Mỡ gấu trộn với bột hạt mạn kinh và giấm, chải tóc làm tóc đen, bóng (Nam dược thần hiệu). Ở nước ngoài mỡ gấu được dùng bôi làm thuốc mọc tóc chữa hói đầu.
Người H’Mông có kinh nghiệm dùng bộ phận sinh dục của gấu đực ngâm rượu, uống mỗi ngày 20-30m để chữa liệt dương với hiệu quả cao.
Bài thuốc có gấu
А- Dùng ở Việt Nam
Chữa bong gân, sai khớp: Mật gấu phối hợp với mật trăn, huyết lình, nghệ trắng, rễ ô đầu, nhân hạt gấc ngâm rượu dùng xoa bóp hàng ngày
B – Dùng ở Trung Quốc
- Chữa sốt cao, sợ gió: Mật gấu (0.3g) hòa với nước sôi, uống làm 3 lần trong ngày.
- Chữa kinh phong trẻ em: Mật gấu (0.2g) chia làm hai lần uống trong ngày
- Chữa phù nề, phong thấp: Thịt gấu (200-300g) ướp với hành, gừng , muối,nấu ăn vào lúc đói
- Thuốc bổ dưỡng sống lâu, cường tráng, kích thích sinh dục mạnh: Bàn chân trước của gấu (Y học Trung Quốc gọi là bàn tay gấu hay hung chưởng) đem cạo sạch lông , ngâm vào mỡ gấu đã đun sôi trong 5-10 phút , bôi nhựa quả đu đủ để một ngày một đêm , rồi ngâm nước tro một ngày. Sau đó rửa bằng rượu và chặt nhỏ , hầm với các vị thuốc như đại táo, kỷ tử, hạt sen. Ăn cả cái lẫn nước
- Thành phần hóa học của thịt bàn chân gấu gồm 55,23% protid, 43,90% lipid. Thủy phân protid được các acid amin cần thiết cho cơ thể như leucin, histidin, prolin,…
Ghi chú: Do bị săn lùng ráo riết để lấy mật, nên hiện nay, gấu trở thành một đối tượng thuộc diện quý hiếm, có nguy cơ bị tuyệt chủng trong thiên nhiên, được ghi vào sách đỏ Quốc gia để bảo vệ triệt để.
*Nguồn: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam