Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Giáng hương

Tên tiếng Việt: Giáng hương, Giao bát, Mắt chim

Tên khoa học: Pterocarpus indicus Willd.

Họ: Fabaceae (Đậu)

Công dụng: Chữa trúng độc, đau dạ dày, ruột, mụn nhọt (Vỏ). Nhựa chữa ỉa chảy mạn tính, xuất huyết, lậu, thấp khớp và sốt rét.

 

 

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, sinh thái
  • Bộ phận dùng
  • Thành phần hoá học
  • Tính vị, công năng
  • Công dụng

Mô tả cây

  • Cây gỗ lớn, cao 10-13m, nhánh sà. Lá dài 20-25cm, mang 5-9 lá chét mỏng hình trái xoan, dài 4,5-10cm, rộng 2,5-5cm, không lông. Chùm hoa ở nách lá có nhánh hay không; đài có lông, cánh cờ rộng 9mm. Quả dẹp, rộng 5cm, vòi nhuỵ ở ngang hột, chứa 3 hạt.
  • Mùa hoa quả: tháng 5-9

Phân bố, sinh thái

  • Cây của miền Nam Ðông Dương, bán đảo Malaysia, Java, Sumatra, mọc hoang ở rừng các tỉnh phía Nam.
  • Cây thường mọc trong các kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới, còn nguyên sinh hay mới trở nên thứ sinh do khai thác gỗ. Ở một số nơi, giáng hương mọc tương đối tập trung và trở thành loài cây ưu thế của rừng. Giáng hương là cây ưa sáng, có thể sống được trên nhiều loại đất có tầng đất thịt sâu; ra hoa kết quả nhiều hàng năm; tái sinh tự nhiên từ hạt.

Bộ phận dùng

Nhựa trích từ cây, có màu đỏ, sẽ đông cứng sau vài giờ, thường được gọi là kino. Còn dùng vỏ cây, gỗ thân, lá và hạt.

Thành phần hoá học

Nhựa kino chứa một tanin riêng biệt là acid kino-tannic và một chất màu đỏ. Nếu chưng cất khô, nó cho chất pyrocatechin và acid protocatechinic.

Tính vị, công năng

  • Nhựa của cây có tác dụng như chất chát, không mùi và làm săn da.
  • Vỏ quả gây nôn.

Công dụng

Dùng uống trong trường hợp ỉa chảy mạn tính, xuất huyết, bạch đới, lậu và dùng trám răng. Ở Malaysia, dùng chữa đau dạ dày, tim hồi hộp, thấp khớp, bạch đới, thường dùng phối hợp với những vị thuốc khác có mùi thơm để tăng hiệu lực. Ở Campuchia, nhựa cây dùng chế thuốc trị sốt rét, làm thuốc lợi tiểu và chống lỵ và còn dùng để trám răng.

 

Cập nhật: 16/04/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Hạ khô thảo

Diếp cá

Muồng nước

Mặt quỷ

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑