Mục lục
Mô tả
Loài thân mềm, có kích thước lớn, dài 15 – 25 cm, hình bầu dục dài hoặc tam giác. Toàn thân có hai mảnh vỏ dày và cứng, mép lượn sóng, vỏ trước lớn bám chặt vào vật bán, lõm, chứa toàn bộ phân thị mềm màu trắng, vỏ phải nhỏ hơn và phẳng, cơ khép của vỏ sau phát triển lệch về phía lưng, cơ khép vỏ trước thoái hóa. Mặt ngoài của vỏ màu vàng sẫm, có từng lớp vân cong xếp như ngói lợp, mặt trong màu trắng, vàng hoặc tím, óng ánh.
Nhiều loài khác cũng được sử dụng như hàu ống (Ostrea gigas), hàu sú (O. glomerata), hàu đá (O. nordax), hàu mū (O. cucullata)
Phân bố, sinh thái
Hàu sông phân bố ở nhiều nước trên thế giới, nhất là những nước có bờ biển. Ở Việt Nam, hàu sông có ở các tỉnh Thiên duyên hải như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa, là những nơi có nhiều hầu hơn cả.
Hàu sông sống ở nước lợ của những cửa sông thông ra biển, bám vào các rạn đá ngầm, dải san hô và mạn tàu thuyền. Thức ăn của hầu gồm động vật và thực vật trôi nổi, nhất là các loài tảo. Nhiều loài tạo thành quẩn thể dày dạc nhiều tầng. Hầu sông sinh sản hữu tính. Trứng nở ra ấu thể sống trôi nổi trong nước khoảng 10 – 15 ngày, sau đó dựa vào vật bám để phát triển thành hầu trưởng thành
Người ta đã tổ chức nuôi hàu sông từ khá lâu, nhất là ở Trung Quốc và Nhật Bản. Ở Việt Nam, hầu sông được nuôi thí nghiệm ở Hà Tiên, Vũng Tàu, huyện Cẩm Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) với kết quả tốt nhưng chưa mở rộng diện
Bộ phận dùng
Vỏ hàu có tên thuốc trong y học cổ truyền là mẫu lệ. Người ta khai thác hàu sông vào tháng 12-5 (tránh mùa sinh dê: tháng 7 – 10). Dùng một dụng cụ sắc nhọn lách vào phần vỏ bám rồi nạy ra. Đem hàu về, rửa sạch , tách vỏ lấy thịt, rồi chế biến vỏ hàu theo cách sau:
Cho vỏ vào nồi cùng với cát, trát kín, nung khoảng 12 giờ, đến khi vỏ có màu xanh nhạt và bóp vụn ra là được. Có thể nung khô hoặc tẩm giấm, rồi tán
Dược liệu nguyên mảnh có hình bầu dục hoặc tam Láo, dài to, nhỏ, dày, mỏng không đều kích thước, chúng thường dài 15 – 25 cm, rộng 5 – 10 cm, dày 1. 3 mm. Mặt ngoài màu xám nhạt hoặc xám pha tía, vân cong hằn rõ, mép cong queo. Mặt trong màu trắng sữa, nhẵn bóng. Chất cứng, chắc nặng, khó đập vỡ.
Khi ăn thịt hầu sông, người ta thường vứt bỏ vỏ, có khi chất thành đống. Có thể thu nhặt vỏ này để dùng.
Thịt hàu là mẫu lệ nhục.
Thành phần hóa học
Vỏ hàu sông chứa calci với hàm lượng cao dưới dạng muối carbonat, phosphat và sulfat; magnesium, sắt, nhôm và chất hữu cơ.
Thịt hàu chứa 68 – 78% nước, 7 – 11% protid, 2% lipid, các vitamin nhóm B và C, 70 – 100 mg% kẽm và od
Tính vị, công năng
Vỏ hàu sông có vị mặn, chát, tính hơi lạnh, không độc, vào kinh can và thận, có tác dụng thanh nhiệt, hóa đờm, cố sáp, làm dịu, giảm đau.
Thịt hàu có vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng hạ áp, giải độc, lợi tiểu, trừ nóng khát, hư tổn.
Công dụng
Vỏ hàu sông được dùng chữa di tính, bạch đới, đái nhất, đau dạ dày, bang huyết. Ngày uống 12 – 20 g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột. Để chữa mồ hôi trộm, chứng nổi hạch, mỗi ngày uống 8 g, bột vỏ hầu với nước ấm. Có thể phối hợp với lá dâu non làm thành viên. Dùng nhiều ngày.
Dùng ngoài, vỏ hầu sông chữa mụn nhọt, lở loét dưới dạng thuốc bột rắc hoặc võ hầu nung đỏ, tán nhỏ, trộn với dào nhân giã nát (lượng bằng nhau) thêm nước cho nhão, đắp chữa sưng đau ngọc hành ở trẻ em (Nam dược thần hiệu).
Người ta còn dùng vỏ hàu sông làm thức ăn bổ sung chất calci cho gia súc.
Thịt hàu sông ngon và ngọt thường được dùng dưới dạng thức ăn – vị thuốc như nướng chín rồi tẩm giấm. lá chanh, gừng, gia vị. Hiện nay, thịt hầu sông đã trở thành món đặc sản trong những nhà hàng ở thành phố Hồ Chí Minh, được các thực khách nhất là người nước ngoài rất ưa chuộng. Nó còn được chế biến đóng hộp để xuất khẩu với giá trị thương phẩm cao. Gần đây, các nhà nghiên cứu Nhật Bản dã chiết dược từ thịt hầu sông một chất đem tiêm cho những con chuột bị tổn thương gan và có nhiều mỡ trong máu với kết quả là đã làm giảm lượng cholesterol của gan và giảm mỡ trong máu.
Chú ý: Những người có chứng hư hàn không được dùng thịt hàu sông.
Bài thuốc có hàu sông
- Chữa mộng tinh, di tỉnh: Vỏ hàu sông đã chế biến (50 g), lộc giác Sương (50g), trộn đều, tán nhỏ, uống mỗi ngày 8 – 16 g với nước sắc dây tơ hồng (30 g).
- Chữa khí hư: Võ hàu sông đã chế biến (40 g), phèn chua phi (40g) tấm đồng tiện, phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, mỗi lần uống 4 g (Nam dược thần hiệu).
- Chữa đau dạ dày, ợ chu: Bột vỏ hàu sông (8 g), bột cam thảo (8 g). Trộn đều, uống với nước ấm. Dùng nhiều ngày.
- Chữa cao huyết áp, nhức đầu, chóng mặt, gan suy: Thịt hầu Sông (50 g), thịt trai (50 g), gạo tẻ (100g), nấu nhừ thành cháo, ăn làm hai lần trong ngày (Tài liệu nước ngoài).
- Chữa đái nhất, đái són: Bột vỏ hàu sông (40 g) nhồi vào bong bóng lợn rồi nấu nhừ. Bỏ bột vỏ hầu, thái nhỏ, ăn trong ngày.
*Nguồn: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam