Mục lục
Mô tả
- Cây thảo mọc đứng, sống hàng năm, cao 30 – cm. Thân hình trụ, có rễ chính phát triển.
- Lá mọc so le, 3 lá chét hình trái xoan ngược, dài 1 – 3,5 cm, rộng 0,5 – 1,5 cm, gốc thuôn hẹp, đầu tròn, mép khía răng ở gần đầu lá; cuống lá dài 1,5 – 2 cm; lá kém nhọn.
- Hoa mọc riêng lẻ hoặc đổi một ở kẽ lá, có lông, màu vàng nhạt hoặc trắng, đài có lông và răng nhọn; tráng dài gấp đôi đài.
- Quả hình trụ, thẳng rồi hơi cong ở đầu thành mũi nhọn, dài 10 – 12 cm, rộng 4 – 5 mm, nhẵn; hạt nhiều, hình thoi dẹt, màu nâu nhạt, có mùi thơm.
- Mùa hoa quả: tháng 5 – 8.
Phân bố, sinh thái
Chi Trigonella L. ở Việt Nam chỉ có một loại hồ lô ba trên. Hồ lô ba vốn mọc tự nhiên ở vùng Địa Trung Hải (Châu Âu) và Bắc Phi, sau người ta đưa vào trồng thêm làm thức ăn cho gia súc, đồng thời cũng để phủ đất và cải tạo đất. Cây được nhập nội vào Việt Nam từ Liên Xô năm 1978. Qua trồng thử nghiệm ở Đà Lạt (Trạm NC. Dược liệu Lâm Đồng) và Trại thuốc Văn Điển (Viện Dược liệu) đã cho thu hoạch hạt. Song về sau không rõ lý do gì mà không đưa ra phát triển. Hiện nay loài cây này đã bị mất giống ở Việt Nam.
Hồ lô ba là cây ưa sáng, tra khí hậu ẩm mát ở vùng núi. Cây trồng ở Trại thuốc Văn Điển trước kia cũng nằm trong thời vụ Đông – Xuân với nền nhiệt độ thấp, đến mùa hè – khi nhiệt độ lên cao đã có quả già. Được biết ở Trung Quốc cũng trồng nhiều hồ lô ba để làm thuốc.
Bộ phận dùng
Hạt.
Thành phần hóa học
Lá và hạt đều chứa dầu thơm, mùi hơi nặng, dễ bay hơi. Hạt chứa 20 – 25% protein, 70% lipid. Hạt non chứa các đường có phần tử lượng thấp như: glucose, fructose, galatinol, myoinositol, stachyose, galactose và raffinose [The wealth of raw material in Indian, 1976]. Theo Bailey R. (Phytochem, 1970) trong hạt còn hai chất đường có phân tử lượng lớn là verbascosa (6G – 6α – galactosyl – 3 – sucrose và gigalactosyl myoinositol và 15% galactomannam thuộc nhóm polysaccharid.
Thành phần protein bao gồm: lysin, histisin, arginin, tyrosin, alanin, phenylalanin, leucin, acidaspartic, acid glutamic, serin, glycin, threonin và prolin. Các acid béo có vị hơi đắng bao gồm: acid palmitic, acid stearic, acid arachidic, acid behenic, acid oleic, acid linoleic và linolenic.
Theo Phạm Hoàng Hộ (2006), toàn cây chứng acid p – cumarie, luteolin và một số chất có tác dụng hạ đường huyết như: fenugreekin, scopoletin, coumanin và trigoforin.
Tác dụng dược lý
Tác dụng chống đái tháo đường:
Hạt hồ lô ba đã được nghiên cứu nhiều với tác dụng hạ glucose huyết ở động vật cũng như đái tháo đường trên lâm sàng ở người (AI – Habbori ct al, 1998).
Tác dụng hạ glucose huyết của hạt và lá hồ lô ba đã được nghiên cứu ở thỏ bình thường và dùng nghiệm pháp dung nạp glucose và thấy phân đoạn alcaloid thể hiện tác dụng hạ glucose huyết có ý nghĩa (Jain et al., 1987).
Cao nước và cao methanol từ hạt hồ lô ba cho chuột nhắt trắng với liều 1g/kg gây ra tác dụng hạ glucose huyết rõ (Zia et al., 2001). Sàng lọc 45 cây thuốc vẫn được dùng chữa đái tháo đường ở Ấn Độ (Grover et al., 2002) cũng như tổng quan các nghiên cứu trong giai đoạn 2001 – 2005 (Jung et a, 2006) cho thấy hồ lô ba làm hạ glucose huyết ở con vật có glucose huyết bình thường và chống tăng glucose huyết ở động vật hoặc người bị đái tháo đường típ 2.
Tác dụng hạ cholesterol huyết và lipid huyết: Nhiều nghiên cứu đã xác định được hạt hồ lô ba có tác dụng hạ cholesterol huyết.
Tác dụng chống oxy hóa: Dịch chiết giàu polyphenol của hạt hồ lô ba có tác dụng bảo vệ chống sự oxy hóa của H2O2 trên hồng cầu của người bình thường và người bị đái tháo đường.
Tác dụng chống ung thư thực nghiệm: Tác dụng chống ung thư của cao ethanol hạt hồ lô ba đã được nghiên cứu trên mô hình u báng ở chuột nhắt. tiêm phúc mạc cao này vào trước và sau khi cấy u báng đã ức chế u báng phát triển 70% so với lô đối chứng.
Tác dụng giảm đau: Cao chiết lá hồ lô ba có tác dụng giảm đau rõ rệt.
Tác dụng trên hệ tiêu hóa: Hạt hồ lô ba và saponin steroid chiết từ hạt hồ lô ba làm tăng tiêu thụ thức ăn.
Tính vị, công năng
- Hồ lô ba vị đắng, tính ấm, có công năng ôn thận, trừ hàn thấp.
- Riêng về quy kinh, sách “Ngọc thu được giải” ghi: hồ lô ba nhập túc dương minh vị kinh và túc thiếu âm thần kinh: sách “Lôi công bào chế dược tính giải” ghi: vào kinh thận và bàng quang: còn sách “Bản thảo tái tân” lại ghi: vào hai kinh can và thận [TDTH, I: 522]
Công dụng
Hạt hồ lô ba được dùng làm thuốc bổ dưỡng chung, nhất là bổ thận để chữa phù. Ngày dùng 3 – 6g sắc nước uống, nhưng thường rang thơm lên rồi ăn. Dùng ngoài, lấy bột hạt luyện với nước làm thuốc đắp ngoài da để chữa mụn nhọt, áp xe.
Để chữa chín mé, lấy ngọn cánh tươi có hoa, hơ lửa cho bốc hơi nước để lá và hoa mềm ra, dịt vào chỗ chín mé khi còn nóng, rồi băng lại, có thể dùng hạt khô, tán bột, luyện với nước, đắp vào chỗ chín mé rồi băng lại.
Lá được dùng để ăn thay rau, hoặc để chăn nuôi gia súc.
- Ở Trung Quốc, người ta dùng hồ lô ba trị tạng thận hư yếu, đau dạ dày, đau ruột, rối loạn tiêu hóa, đi lại khó khăn [Dược tài Đông y, 1999; 516], làm mềm và dịu tay và mỗi khi bị nứt nẻ. Mới đây, còn được dùng để làm giảm cholesterol trong huyết tương và hỗ trợ chức năng gan, thận, để kích thích tiết sữa và làm cho vú có dáng tròn đẹp [Kee, 199: 126].
- Ở Ấn Độ, hạt được dùng để trung tiện, chữa đau bụng, đầy hơi, trĩ, lỵ, đa chảy, đặc biệt dùng chữa ia chảy tốt cho phụ nữ độ tuổi sinh sản, để tẩy giun cho trẻ em, chữa khó tiêu, chán ăn, làm cho ăn ngon, chữa bệnh đậu mùa, họ mạn tính, phù, gan to, lách to; làm thuốc bổ, chữa gầy còm, kích dục, làm nước uống mát [Kirtikar, 1998, 1; 700: Chopra, 2001: 248).
Bài thuốc có hồ lô ba
Chữa ho: Bột hạt hồ lô ba, mỗi lần 3 – 5g trộn với dầu ô liu rồi ăn, ngày 2 – 3 lần.
Để giải nhiệt: Hạt hồ lô ba và hạt lúa mì, hai vị bằng nhau, rang lên, tán bột rồi hãm uống như cà phê là một loại nước mát [Nadkarni, 1999: 1240].
Ghi chú: cây có độc cần chú ý sử dụng.