Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Hoàng tinh hoa trắng

Tên tiếng Việt: Hoàng tinh nhiều hoa, Hoàng tinh hoa trắng

Tên khoa học: Disporopsis longifolia Craib

Họ: Asparagaceae ( Măng tây)

Công dụng: Chữa tỷ vị hư nhược, suy kiệt, mệt mỏi, miệng khô biếng ăn, tinh huyết bất túc, nội nhiệt, tiêu khát; chữa âm hư, tỉnh tủy bất túc, suy lão sóm ở người cao tuổi; chữa lao phổi, ho ra máu

 

Mục lục

  • Mô tả
  • Phân bố, sinh thái
  • Bộ phận dùng
  • Tính năng, Công dụng

Mô tả

  • Cây thảo, sống lâu năm, cao 0,6 – 1 m. Thân rễ mập, mọc thành chuỗi gồm những dóng tròn, trên có sẹo to, lõm nom như cái chén và nhiều ngấn ngang. Thân đứng, nhẵn, không phân nhánh, gốc có những đốm tía. Lá mọc so le, không cuống, hình bầu dục hoặc hình trứng, dài 10 – 16 cm, rộng 5 – 8 cm, gốc tròn, đầu nhọn, hai mặt nhẵn, mép lượn sóng, gân lá hình cung, nổi rõ ở mặt dưới.
  • Hoa mọc tập trung ở kẽ lá, 5 – 10 cái, rủ xuống; bao hoa dài 8 – 10 mm gồm 6 thùy màu trắng dính vào nhau thành hình chén hoặc hình chuông, thùy của bao hoa có phần phụ nạc; nhị 6, chỉ nhị rất ngắn, đính vào chỗ lõm ở đầu phần phụ, bao phấn hình sợi; bầu hình tròn.
  • Quả mọng, hình cầu hơi có 3 cạnh, màu tím đen khi chín.
  • Mùa ra  hoa : tháng 3 – 5; mùa quả: tháng 6 – 8.

Cây dễ nhầm lẫn: Trúc điệp sâm (Disporum calcaratum D.Don var. rubriflorum Gagnep.) cùng họ. Cây có thân rễ mảnh, thân phân nhánh; các thùy của bao hoa rời nhau; quả màu lục khi chín.

Phân bố, sinh thái

  • Trên thế giới, hoàng tinh hoa trắng phân bố chủ yếu ở các tỉnh Nam Trung Quốc, Bắc Việt Nam, Lào và Thái Lan. Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra của Viện Dược liệu (1961 – 2000), hoàng tinh hoa trắng chỉ phát hiện thấy ở các tỉnh vùng núi phía bắc, từ Nghệ An trở ra, bao gồm Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hoà Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ (Thanh Sơn), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Thanh Hóa, Nghệ An. Độ cao phân bố so với hoàng tinh hoa đỏ rộng hơn, từ 500 m đến 1700 m.
  • Hoàng tinh hoa trắng là cây đặc biệt ưa ẩm và ưa sáng, thường mọc rải rác dưới tán rừng núi đá vôi ẩm. Phần trên mặt đất lụi hàng năm vào mùa đông, mọc lại vào đầu mùa xuân. Có lá non rồi ra hoa quả ngay. Cây con mọc từ hạt được thấy vào tháng 3 – 5. Phần thân rễ của cây phân nhánh nhiều và thường tạo nên những khóm lớn.
  • Cũng như loại hoa đỏ, hoàng tinh hoa trắng cũng bị khai thác nhiều. Nạn phá rừng làm nương rẫy càng làm cho vùng phân bố tự nhiên của cây bị thu hẹp. Nhiều vùng rừng ở huyện Quản Bạ – Hà Giang (1969); Đà Bắc – Hoà Bình (1973);… trước kia có nhiều hoàng tinh hoa trắng, nay không còn nữa.
  • Do đó, từ năm 1966, cây cũng được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam để bảo vệ. Cây có thể trồng được bằng hạt hoặc bằng đầu mầm thân rễ, dưới tán rừng ẩm. Tuy nhiên, cây trồng phải sau 4 – 5 năm mới có thể cho thu hoạch (Nguyễn Tập, 1996).

Bộ phận dùng

  • Thân rễ đã được loại bỏ gốc thân và rễ con, rửa sạch, phơi hoặc sấy ở nhiệt độ thấp. Dược liệu dài 5 – 10 cm, mang nhiều đốt, hình chùy hoặc con quay, dính liền với nhau thành một khối. Mặt ngoài màu vàng nâu đến nâu đen, có nhiều vết nhăn nheo. Trên mỗi đốt có một vòng màu nâu, mép có vết tích của thân khí sinh. Ngoài ra, còn có những vết tích rễ con, vết vảy của lá đã rụng.
  • Chế biến: Đun dược liệu với nước để loại chất ngứa, rồi chế như hoàng tinh hoa đỏ.

Tính năng, Công dụng

Hoàng tinh hoa trắng có tác dụng bổ trung, ích khí, nhuận phế, có cùng công dụng như hoàng tinh hoa đỏ

Cập nhật: 15/09/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Cây sê ri

Cây Trương quân (Trung quân)

Vỏ lựu

Thiên lý hương

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑