Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Hương bài

Tên tiếng việt: Hương bài, Lưỡi đòng

Tên khoa học: Dianella ensifolia (L.) DC.

Họ: Phormiaceae

Công dụng: Chữa cảm sốt, sởi, thuốc ra mồ hôi, bệnh về gan, mật, tiêu hóa kém (cả cây).

 

Mô tả cây

  • Cây hương bài sở dĩ có tên như vậy là do rễ cây này được dùng làm hương đốt trong những ngày tết, dáng cây trông giống như cỗ bài
  • Là một loài cỏ sống dai, có thân rễ nằm ngang, thân cao chừng 40-50cm, có thể tới 1m. lá mọc so le, ôm lấy thân theo hai bên thân hình nan quạt giấy trông như chiếc quạt hay quân bài, do đó có tên rẻ quạt hay hương bài.
  • Lá hình mác dài 40-70cm, rộng 1,53,5cm, không cuống, phía dưới dài, ôm lấy thân.
  • Cụm hoa tận cùng, dài 10-20cm (không kể cuống) mọc thành thuỳ xim ngắn. hoa màu vàng nhạt hay hơi tím nhạt, khi còn là nụ có hình trứng, 3 lá đài, 3 cánh tràng, 6 nhị, bầu hình cầu, 3 ngăn, quả mọng màu đỏ tía sẩm hay xanh đen, hình cầu đường kính 8-9mm ngăn có 1-3 hạt hình trứng

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây hương bài được trồng và mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta: tại các tỉnh miền Bắc, trồng chủ yếu ở các làng quanh vùng Tiền Hải – tỉnh Thái Bình để lấy rễ làm hương thắp, còn trồng nhiều ở Thanh hoá, Nghệ an, Hà tĩnh
  • Chưa được trồng trên quy mô lớn, thường chỉ thấy mỗi gia đình trồng vài khóm để dùng trong dịp tết, cây có thể trồng trong bong râm và có thể trồng ngoài nắng. mùa hoa tháng 6-7. Đất trồng là đất mùn, đất vườn
  • Vào cuối mùa thu, đào lấy rễ và thân rễ, rửa sạch phơi khô

Công dụng và liều dùng

  • Chúng tôi chưa thấy nhân dân ta dùng cây hương bài làm thuốc, chỉ mới thấy dùng rễ phơi khô trộn với nhiều vị thơm khác như hồi, quế chi và bã mía để làm hương thắp
  • Tỷ lệ các vị đại để như sau: rễ hương bài phơi khô 1kg, nẩy cây bưởi (vỏ thân cây bưởi tự bong ra) 1kg, bạch đàn và đại hồi mỗi thứ 300g, quế chi 300g, trầm 1kg, mía thái mỏng, giã và vắt bỏ nước đi 5kg. tất cả sấy khô tán nhỏ, cuộn vào giấy bản, trong có lõi que nứa để làm chân hương
  • Tại các nước khác, người ta dùng lá giã nát đắp lên các mun nhọt. cây có độc không dùng làm thuồc uống được, súc vật ăn có thể chết. Tại Nghệ an và một số tỉnh Hoa nam Trung quốc, người ta dùng rễ cây này chỉ vắt lấy nước, dùng nước này tẩm gạo, phơi khô, gạo khô lại tẩm, làm như vậy 3 lần, rang gạo thơm, chuột ăn sẽ chết.

Cập nhật: 24/11/2023

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Trà tiên

Nghể bông

Cỏ lá tre

Cây rau mát

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu