Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Lan điền

Tên tiếng Việt: Lan điền

Tên khoa học: Justicia fragilis Wall.

Họ: Acanthaceae (Ô rô)

Công dụng: Cầm máu, chữa vết thương chảy máu (Lá).

 

 

Mục lục

  • Mô tả
  • Phân bố, sinh thái
  • Bộ phận dùng
  • Thành phần hóa học:
  • Công dụng

Mô tả

  • Cây nhỏ, thân cành gần hình trụ, có lông nhỏ thành 4 đường dọc, sau nhẵn.
  • Lá mọc đối, hình mác thuôn, dài 1.5 – 5 cm, gốc tù, đầu nhọn.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thân hoặc đầu cành, đôi khi ở kẽ lá thành chùm dài 2 – 7 cm; lá bắc hình mác hoặc thuôn, có lông; hoa mọc đơn độc ở kẽ lá bắc, đôi khi thành xim ngắn, ít hoa màu trắng, đài 5 răng gần đều có lông; tràng đài khoảng 1.5 cm, mặt ngoài có lông rải rác.

Phân bố, sinh thái

  • Lan điền phân bố ở vùng nhiệt đới thuộc Ấn Độ, Lào và Việt Nam. Ở Việt Nam, cây mọc rải rác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ như Vĩnh Phúc (huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường); Hải Phòng và ngoại thành Hà Nội.
  • Lan điền là cây ưa sáng, thường mọc trên đất ẩm ở vườn, ven đường đi hay các bãi hoang quanh làng. Cây con mọc từ hạt vào cuối mùa xuân hay đầu mùa hè và sớm phân cành. Sau khi có hoa và quả già, cây thường lụi vào đầu mùa thu. Quả lan điền khô tự mở, hạt được gieo giống quanh cây mẹ và tồn tại cho đến mùa xuân năm sau mới nảy mầm. Cây trồng được bằng hạt.

Bộ phận dùng

Lá và rễ.

Thành phần hóa học:

Trong các loài Justicia, người ta đã chiết và phân lập được 25 hợp chất lignan.

Công dụng

  • Lá và rễ của nhiều loài Justicia được dùng phổ biến trong y học cổ truyền các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc để điều trị viêm phế quản, hen, ho, sốt và vàng da. Lá tươi dùng tại chỗ dưới dạng thuốc đắp nóng hoặc thuốc sức để điều trị sưng tấy, ban da, thấp khớp và làm thuốc an thần.
  • Lá lan điền được nhân dân ở một số địa phương dùng uống trị tiêu chảy và đắp để cầm máu, làm vết thương mau lành.

Cập nhật: 01/11/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Lươn

Thôi chanh

Âm hành thảo

Khoai tây

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑