Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Lốm đốm vàng

Tên tiếng Việt: Cô tòng đuôi lươn, Đuôi lươn, Ngũ sắc

Tên khoa học: Codiaeum variegatum (L.) Blume var. pictum Muell.- Arg.

Họ: Euphorbiaceae (Cà phê)

Công dụng: Bó gãy xương (Lá tươi giã đắp).

 

 

 

Mục lục

  • Mô tả
  • Phân bố sinh thái:
  • Bộ phận dùng
    • Thành phần hóa học
  • Tính vị công năng
  • Công dụng

Mô tả

  • Cây bụi nhỏ. Thân cành nhẵn, có nhựa mủ. Lá mọc so le, cứng, hình dài hẹp, bầu dục hoặc hình trứng, dài 15 – 20 cm, rộng 5 – 8 cm, gốc tròn, đầu nhọn, có khi phần giữa lá hẹp lại, mép nguyên, mặt trên màu lục sẫm có những chấm hoặc đốm vàng, đỏ hoặc trắng, mặt dưới nhạt; cuống lá dài 3 – 5 cm.
  • Cây đơn tính cùng gốc hoặc khác gốc; cụm hoa mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá thành chùm nhiều hoa, dài 10 – 20 cm; hoa đực có cuống nhỏ, dài 5 răng nhẵn, tràng 5 cánh rộng, nhị thường 30, chỉ nhị hơi dẹt, bao phấn hình cầu; hoa cái có cuống mập, dài và tràng cùng mẫu 5, bầu hình cầu, nhẵn, 3 ô, mỗi ô chứa một noãn.
  • Quả nang, nhẵn, hình cầu, gốc và đỉnh hơi dẹt, hạt có vân nhiều màu.
  • Mùa ra hoa: tháng 3 -5

Phân bố sinh thái:

  • Cây lốm đốm vàng có nguồn gốc ở vùng bán đảo Malaysia, sau được nhập trồng làm cảnh ở khắp các vùng nhiệt đới. ở việt nam, cây cũng được trồng rộng rãi khắp các địa phương, đặc biệt ở các đô thị, vườn hoa, công viên. Cây đặc biệt ưa sáng và chỉ nhưng cây trồng ở nơi được chiếu sáng nhiều, màu sắc của lá mới trở nên sặc sỡ. Lốm đốm vàng có thể sống được trên nhiều loại đất, ưa  khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm. Cây không chịu được nhiệt độ thấp của mùa đông kéo dài.
  • Lốm đốm vàng trồng ở các tính phía nam ra hoa quả nhiều hàng năm. Hiện chưa thấy cây con mọc từ hạt, song cây lại có khả năng tái sinh dinh dưỡng rất khỏe. Cây trồng được bằng cành giâm.

Bộ phận dùng

Rễ và lá.

Thành phần hóa học

Lá lốm đốm vàng chứa nhiều hợp chất phenol như acid clorogenic, acid protocatechic, acid phydroxybenzoic, các acid cis – và trans-p-coumaric, các acid cis – và trans – ferrulic và acid vanilic.

Tính vị công năng

Cây lốm đốm vàng có vị đắng, tính hàn, hơi độc, có tác dụng tán  ứ, tiêu thũng, thanh nhiệt, lý phế.

Công dụng

Lá lốm đốm vàng được dùng tươi giã nát đắp bó gãy xương. Ở Ấn Độ, Malaysia, lá giã nát đắp lên bụng trẻ em chữa rối loạn đường tiết niệu. Ở Indonesia, nước sắc cây lốm đốm vàng dùng để tắm làm ra mồ hôi. Rễ giã nát với nhựa cây Euphorbia neriiflolia L. được dùng làm thuốc tẩy, còn dùng chữa dạ dày co thắt. Ở Guinea, Solomon, cây lốm đốm vàng là thuốc sẩy thai, lá nhai và nuốt có tác dụng ngừa thai. Ở Trung Quốc, lá dùng chữa ho, vết thương.

Cập nhật: 26/10/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Bạch đầu ông

Tước sàng

Ngũ gia bì hương

Củ nâu trắng

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑