Cho đến nay, chúng ta vẫn phải nhập vị thuốc này của Trung Quốc. Tại đây người ta xác định long cốt có thể do nhiều động vật cổ đại khác nhau như loài tê giác Trung Quốc Rhinoceros sinensis Owen hay một loại tê giác khác Rhinoceros indet, loài hươu Cervidae indet. loài trâu Bovidae Indet v.v…
Thu hoạch, chế biến
Long cốt có thể thu hoạch quanh năm. Khi đào được cần bọc kỹ ngay vì ra khí trời thường dễ tã rời ra.
Thành phần hóa học
Năm 1958, hệ dược của Viện y học Bắc Kinh đã nghiên cứu phân tích loại long cốt tiêu thụ trên thị trường Bắc Kinh thấy có rất nhiều Ca2+, CO32-, PO43- , một lượng nhỏ Fe3+, Fe2+, Al3+, Mg2+ và SO42-, Cl-.
Công dụng và liều dùng
- Long cốt mới chỉ thấy dùng trong đông y.
- Theo đông y long cốt có vị ngọt, sáp, tính bình, có khả năng trấn kinh, an thần, sáp tinh và làm hết mồ hôi, dùng chữa trường hợp hồi hộp mất ngủ, thần trí không yên, mồ hôi trộm, xích bạch đới, tả lỵ lâu ngày, vết loét lâu ngày không lành.
- Ngày dùng 20-40g, có người chỉ dùng có 2-10g một ngày dưới dạng thuốc bột hay thuốc sắc.
Đơn thuốc có long cốt
- Chữa mồ hôi trộm: Ôn phấn (trong sách Thiên kim phương), Long cốt nung, mẫu lệ nung, sinh hoàng kỳ, mỗi vị 12g, bột tẻ 40g. Tất cả tán nhỏ thành bột, cho vào lụa thưa gói lại. Xoa lên da để chữa bệnh ra mồ hôi trộm, tự ra mồ hôi.
- Bột cầm máu: Long cốt 30g, ô tặc cốt 30g. Cả hai vị tán nhỏ, khi có vết loét chảy máu rắc bột này lên (kinh nghiệm nhân dân).
Chú thích:
Cùng loại long cốt này còn có loại long sỉ – Dens Draconis (Fossiiia Denlis Mastodi) cùng thành phần hóa học và cùng một công dụng, cùng nguồn gốc như long cốt. Khi dùng hoặc để sống hoặc nung lên rồi mới tán bột.