Mô tả
- Cây thảo cứng, cao 20 – 50 cm. Rễ phình thành củ hình thoi, dày khoảng 2 cm. Thân thẳng mọc đứng có rãnh nhỏ và lông màu hung đỏ.
- Lá kép mọc so le, hai lá chét bên tiêu giảm thành vảy nhỏ, chỉ còn lá chét giữa phát triển thành hình mác thuôn, dài 2,5 – 6 cm, rộng 1 – 2 cm, gốc tù, đầu hơi nhọn, hai mặt có lông, mặt trên lông nhỏ mềm, mặt dưới lông rậm màu trắng nhạt, cuống lá ngắn, có lông cứng; lá kèm hình sợi.
- Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm ngắn, hoa nhỏ, 1 – 3, không cuống, màu vàng, đài hình chuông có lông, 5 răng rời nhau; tràng hình bướm, cánh cờ hình bầu dục hoặc hình thoi, có mỏng, cánh bên thuôn, cánh thìa ngắn hơn cánh bên; nhị hai bó, nhị trên rời, những cái khác hợp thành từng túm; bầu có 2 noãn, có lông màu trắng,
- Quả đậu dẹt, hình trái xoan hay bầu dục, có nhiều lông màu hung đỏ; hạt 2, hình thận, màu đen,
- Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.
Phân bố, sinh thái
Chi Eriosema (DC.) G. Don chỉ có 1 loài là cây mao tử tàu ở Việt Nam. Mao tử tàu phân bố ở nhiều địa phương trong cả nước (Nguyễn Đăng Khôi, 2003). Năm 1980, Viện Dược liệu đã thu thập được mẫu của loài này Lạc Dương – Lâm Đồng, sau đó có ghi nhận thêm ở các điểm phân bố ở tỉnh Gia Lai (Pleiku), Kon Tum (Đắc Glei và Tu MơRồng) với độ cao phân bố từ 1.100 đến 1.500m.
Trên thế giới, mao tử tàu có ở Trung Quốc, Lào, Campuchia, Mianma, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippin và Ấn Độ.
Đó là loại cây thảo, sống nhiều năm, có rễ củ nạc dưới mặt đất. Cây ưa sáng, thường mọc lẫn với các loại cây bụi và cỏ thấp ở chân đồi hay các bãi cỏ dưới rừng thông, Cây ra hoa quả hàng năm từ tháng 5 đến tháng 9, quả già tự mở để hạt phát tán ra xung quanh. Cây con mọc từ hạt xuất hiện từ tháng 4 – 5.
Bộ phận dùng:
Rễ củ
Tác dụng dược lý
Mao tử tàu có hoạt tính kháng khuẩn đối với một số chủng vi khuẩn gây bệnh.
Tính vị, công năng
Mao từ tàu có vị ngọt, tính bình, có tác dụng làm mát phổi, hòa đờm, sinh tấn dịch, tiêu khát, mát máu, tiêu sưng, hơi làm se, lợi tiểu và bổ.
Công dụng
Mạo tử tàu được dùng chữa cảm gió, sốt, ho có đờm, ho khan, viêm đường hô hấp trên, phiếu khát, kiết lỵ.
Ngày dùng 15 – 30g thuốc khô sắc uống, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Dùng ngoài, giã thuốc tươi đắp chữa vấp ngã bị thương, dao chém gây thương tích. Cây còn được dùng làm thuốc bổ dưỡng cho trẻ em sau khi ốm bị suy nhược.
- Trong y học cổ truyền Trung Quốc, mao tử tàu được dùng trị bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp và lỵ trực khuẩn.
- Ở Ấn Độ, nước sắc hạt, cho thêm hạt tiêu tán bột là thuốc trị lao hạch và tiêu chảy. Nước sắc hạt được cho phụ nữ uống để thúc đẩy sự xổ khối rau thai, trị khí hư và rối loạn kinh nguyệt. Bột hạt dùng ngoài trị chứng ra mồ hôi lạnh
- Ở các nước Đông Nam Á, củ mạo từ tàu ăn được và là thuốc long đờm, chữa ho và làm giảm nhẹ các bệnh về phổi và thận. Cả mạo từ tàu nâu với thịt, gừng và rượu gạo được dùng làm thuốc chữa ho, để trị kiết lỵ, cho thêm hoa cây gòn.
Bài thuốc có mao tử tàu
Chữa cảm lạnh, ho, viêm đường, hô hấp: Mạo từ tàu, thạch cao, mỗi vị 30g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa kiết lỵ: Mao tử tàu, hoa cây gạo, mỗi vị 15g, nấu với thịt lợn nạc mà ăn.