Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Mộc nhĩ trắng

Tên gọi khác: Ngân nhĩ, bạch mộc nhĩ, nấm ruột gà, tuyết nhĩ

Tên khoa học: Tremella fuciformis Berk.

Họ: Ngân nhĩ (Tremellaceae)

Công dụng: chữa suy nhược sau khi ốm dậy, khô miệng, khô cổ, ho khan, đờm, táo bón, chữa huyết áp cao, xơ cứng động mạch.

Mục lục

  • Mô tả
  • Phân bố, sinh thái
  • Bộ phận dùng:
  • Thu hái, chế biến
  • Bảo quản
  • Thành phần hóa học
  • Tác dụng dược lý
  • Tính vị, công năng
  • Công dụng
  • Bài thuốc dân gian từ mộc nhĩ trắng
  • Câu hỏi thường gặp về mộc nhĩ trắng

Mô tả

  1. Quả thể có dạng bản mỏng, màu trắng – trong, phân nhánh không theo quy luật nhất định, với các thùy mỏng, lượn sóng, kích thước các thủy lớn có thể tới 3 – 6 cm về chiều ngang (rộng) và 2 – 3 cm về chiều cao (dọc).
  2. Toàn bộ thịt nấu (thực chất là quả thể) là dạng chất keo. Sợi nấm dưới kính hiển vi thấy có vách mỏng, bề ngang sợi 2,5 – 3um với nhiều “khóa” trên vách ngăn ngang.
  3. Đảm (túi bào tử) hình trứng hoặc gần hình cầu, kích thước 10 – 12 x 9,5 – 10,5um; đảm bảo tử hình cầu, không màu, đường kính 4 – 6um.
  4. Mùa có quả thể và bào tử: rải rác trong mùa.

Phân bố, sinh thái

Chi Tremella Pers trên thế giới có khoảng vài chục loài. Ở Trung Quốc đã biết khoảng ba chục loài, riêng ở Đài Loan có 26 loài (Chen C. J., 1998). Ở Việt Nam có 4 loài, trong đó có loài mộc nhĩ trắng trên phân bố ở Hà Tây cũ (Ba Vì), Vĩnh Phúc (núi Tam Đảo), Ninh Bình (Cúc Phương), Nghệ An (Pù Mát) và Thừa Thiên – Huế (Bạch Mã). Loài nấm này cũng có ở Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan), Nhật Bản và ở một vài nước khác ở Đông Nam Á.

Mộc nhĩ trắng là loại nấm hoại sinh, thường mọc trên gỗ mục của nhiều loài cây lá rộng ở rừng kín thường xanh ẩm. Điều kiện sinh thái quan trọng nhất để loài nấm này có thể sinh trưởng và phát triển được là môi trường ẩm ướt, ít ánh sáng trực xạ (dưới tán rừng hoặc được che bóng) và nhiệt độ không khí trung bình năm dưới 20°C.

Tuy nhiên, đây cũng là loài nấm hiếm gặp và có quần thể nhỏ trong tự nhiên. Vì thế, đã có người đề nghị đưa mộc nhĩ trắng vào Danh lục Đỏ và Sách đỏ Việt Nam (Đoàn Văn Vệ, 2010).

Bộ phận dùng:

Thể quả (toàn bộ cây nấm)

Thu hái, chế biến

Mộc nhĩ trắng có thể được dùng tươi hoặc sấy khô, phơi khô để dùng lâu dài.

Thu hái, chế biến 1

Hình ảnh mộc nhĩ trắng lúc còn tươi và khi đã phơi khô

Bảo quản

Bảo quản trong túi kín ở nơi khô ráo, thoáng mát, chống ẩm mốc, mối mọt, phòng độc

Thành phần hóa học

Theo “Trung được đại từ điển” (1993) vol.I, 1631, mộc nhĩ trắng chứa các nhóm chất sau: tremelan I, reinelan, ergosterol (16,8%), ergosta – 7-en – 3β – ol (28,5%), phosphatidylethanolamin, phosphati – dylcholin, phosphatidylglycerol, phosphatidylserin phosphatidylinositiol, manosidase, N – acetyl – d – hexosaminidasa và các nguyên tố đa, vi lượng.

Tác dụng dược lý

Tác dụng kích thích miễn dịch:

Đã xác định được tác dụng kích thích miễn dịch của dịch chiết mộc nhĩ trắng (Wang et al., 1983), polysaccharid (PS) chiết từ mộc nhĩ trắng đối kháng với tác dụng ức chế miễn dịch do cyclosporin (Ma et al., 1992).

Tác dụng hạ cholesterol huyết:

Tác dụng dược lý 1

Mộc nhĩ trắng có tác dụng làm hạ cholesterol huyết. Nguyên nhân có thể là do mộc nhĩ trắng có chứa một chất nhựa, có thể liên kết được với cholesterol và acid mật ở trong ruột và thải trừ theo phân, làm giảm tái hấp thu cholesterol và acid mật vào tuần hoàn [Kee, 1999: 117].

Tác dụng hạ glucose huyết:

Glucuronoxylomannan (GM), một polysaccharid acid được phân lập từ quả thể của mộc nhĩ trắng, khi tiêm vào phúc mạc, có tác dụng hạ glucose huyết có ý nghĩa ở chuột nhắt trắng bình thường và chuột đái tháo đường do streptozotocin (STZ).

Tác dụng hỗ trợ chống u:

Nghiên cứu này cho những thông tin có ích về các đại phân tử mang thuốc trong hệ giải phóng thuốc (Ukai et al., 1992). Cũng có nghiên cứu cho thấy, chính polysaccharid của mộc nhĩ trắng cũng có tác dụng chống u trên tế bào sarcoma 180 (Ukai et al., 1992).

Tính vị, công năng

Mộc nhĩ trắng có vị ngọt, tính bình, có công năng bổ chung, dưỡng phế, tăng tiết nước bọt.

Công dụng

Mộc nhĩ trắng được dùng để chữa suy nhược sau khi ốm dậy, khô miệng, khô cổ, ho khan, đờm, táo bón. Còn chữa huyết áp cao, xơ cứng động mạch. Liều dụng mỗi ngày 3-10g sắc lấy nước, thêm đường rồi uống, có thể ngâm với nước cho nó nở hết cỡ rồi xào với thịt.

Bài thuốc dân gian từ mộc nhĩ trắng

Bài thuốc dân gian từ mộc nhĩ trắng 1

– Chữa suy nhược sau khi ốm: Mộc nhĩ trắng 6g, linh chi 6g, mộc nhĩ Auricularia auricula 15g, táo tàu 30g, gừng vài lát. Nấu chín ăn. Thường thêm 50 g thịt lợn nạc, nấu ăn trong ngày.

– Chữa ho khan không có đờm: Mộc nhĩ trắng 40g, bạch mao căn 40g, tỳ bà 20g, đường phèn vừa đủ. Tỳ bà bỏ lông, sắc với ngân nhĩ và bạch mau căn, gan lấy nước và thêm đường phèn vào, chia uống trong ngày.

– Chữa ho khan, triều nhiệt, đầu váng tai ù: Mộc nhĩ trắng 40g, bách hợp 50g, đường phèn hoặc mật ong đủ dùng. Bách hợp ngâm 5 tiếng, rửa sạch; thêm mộc nhĩ trắng và đường trắng vào ninh nhừ, ăn trong 5 ngày.

– Chữa ho ra máu, đổ mồ hôi trộm, mặt đỏ hay bốc hỏa: Ngân nhĩ 25g, đường phèn 25g. Mộc nhĩ trắng ngâm nước ấm cho nở hết rồi rửa sạch, cắt bỏ chân, cho vào bát cùng với đường phèn và nước. Sau đó, đem chưng cách thủy trong 30 phút, chia ăn vài lần.

– Chữa ho ra máu hoặc trong đờm có máu: Ngân nhĩ và bách hợp mỗi vị 40g, sa sâm 25g, mạch môn đông. Đem các vị thuốc sắc uống, ngày một thang.

– Bổ phổi, chữa khô cổ, khàn tiếng, ho khan ít đờm: Ngân nhĩ và đại táo mỗi vị 15g. Sắc uống trong ngày, sắc đặc, có thể thêm đường và uống cách nhật.

– Chữa họng khô, miệng khát, mệt mỏi, mất ngủ, ăn uống kém và vô lực: Ngân nhĩ 20g, đường phèn 50g, hạt sen 30g. Đem mộc nhĩ trắng và hạt sen ngâm trong nước ấm khoảng 30 phút, cho vào nồi đun mộc nhĩ trắng gần an hết, nước sánh đặc, cho đường phèn vào dùng.

Bài thuốc dân gian từ mộc nhĩ trắng 2

Ngân nhĩ nấu hạt sen, đường phèn

– Chữa tiểu đường: Ngân nhĩ 20g, rau chân vịt tươi 20g. Rửa sạch rau chân vịt, cắt khúc; ngân nhĩ nấu nhừ rồi cho rau chân vịt vào đun sôi, cho gia vị vào ăn trong ngày.

– Chữa bệnh đường tiêu hóa, thúc đẩy tuần hoàn máu, giải độc gan: Ngân nhĩ 20g, câu kỷ tử 25g, trứng gà 2 quả, đường phèn vừa đủ. Ngân nhĩ làm sạch, đập trứng lấy lòng trắng. Câu kỷ tử và ngân nhĩ nấu chín, cho lòng trắng trứng và đường phèn vào đun thêm 1 lúc, ăn lúc còn nóng.

– Chữa các chứng thận hư đau lưng mỏi gối, đầu váng tai ù, mất ngủ mỏi mệt: Các vị thuốc ngân nhĩ 10g, đỗ trọng tẩm mật nướng 10g, đường phèn 50g. Làm sạch ngân nhĩ, đỗ trọng sắc bỏ bã rồi cho ngân nhĩ vào nấu chín, thêm đường phèn và ăn nóng.

– Chữa khản tiếng, các chứng phù nề, tiểu tiện sẻn, đại tiện táo kết: ngân nhĩ 20g, gia vị đủ dùng. Làm sạch ngân nhĩ, thái sợi nhỏ, nấu chín cho gia vị vào là được.

Câu hỏi thường gặp về mộc nhĩ trắng

Có cấm kỵ gì khi dùng mộc nhĩ trắng không?

  • Người bị cảm cúm, cảm phong hàn… không được dùng mộc nhĩ trắng.
  • Người đại tiện lỏng khi dùng phải thận trọng.
  • Không nên ăn quá nhiều mộc nhĩ trắng, để tránh tình trạng tiêu hóa không hết.

Mộc nhĩ trắng có dùng chế biến món ăn được không?

Mộc nhĩ trắng (hay ngân nhĩ) là thực phẩm bổ dưỡng, phục hồi sức khỏe sau các bệnh lý truyền nhiễm, sốt cao, suy nhược cơ thể… Vì vậy, nó được sử dụng trong các bài thuốc hoặc chế biến các món ăn tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có một số trường hợp không nên sử dụng.

Làm gì để nhận biết mộc nhĩ trắng đã biến chất?

Không sử dụng mộc nhĩ trắng đã biến chất với các biểu hiện màu ngả vàng, không đàn hồi, kém tuôi, có vết mốc hoặc bị dính lại với nhau. Nếu dùng loại này có thể dẫn tới ngộ độc, tổn thương các cơ quan trọng cơ thể như ruột, gan, thận, trung khu thần kinh, thậm chí có thể dẫn tới suy thận gây tử vong.

Cập nhật: 01/11/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Củ dền

Dâu

Đại

Thị đế

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑