Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Mùi tây

Tên tiếng Việt: Mùi tây, Ngò, Rau mùi tây, Phiắc chì (Tày)

Tên khoa học: Petroselinum crispum (Mill.) Nym.

Tên đồng nghĩa: Apium crispum Mill.

Họ: Apiaceae (Hoa tán)

Công dụng: Nhức đầu, lợi tiểu, lợi trung tiện, kích thích sinh dục; thấp khớp thống phong, đau bụng kinh, căng sữa, đắp vết thương sưng tấy, đau mắt, tàn nhang mặt (cả cây sắc uống).

 

Mục lục

  • Mô tả
  • Phân bố, sinh thái
  • Bộ phận dùng
  • Thành phần hóa học
  • Tác dụng dược lý
  • Tính vị, công năng
  • Công dụng
  • Bài thuốc có mùi tây

Mô tả

  • Cây thảo, sống hai năm, cao 30 – 80cm. Rễ phát triển thành củ hình trụ, mọc thẳng. Thân có rãnh dọc. Lá kép 2 – 3 lần lông chim, các lá chét khía răng không đều, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới nhạt.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành thành tán kép; hoa nhiều màu vàng lục nhạt; đài 5 răng nhỏ; tràng 5 cánh nguyên hoặc chẻ đôi.
  • Quả bế, hình cầu.
  • Toàn cây có mùi thơm dễ chịu.

Phân bố, sinh thái

Mùi tây có nguồn gốc ở vùng tây Địa Trung Hải. Từ xa xưa, người La Mã và Hy Lạp cổ đại đã sớm biết sử dụng và trồng loại cây gia vị này. Vào khoảng 1500 năm trước Công nguyên, mùi tây bắt đầu được trồng ở vùng Bắc Đức. Ngày nay, cây đã trở thành cây trồng phổ biến ở tất cả các nước xung quanh Địa Trung Hải, ở châu Âu, Bắc Mỹ, một số nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Mùi tây cũng được trồng ở Việt Nam, nhưng chưa rõ nguồn gốc và thời gian nhập nội. Tuy nhiên, gần như toàn bộ khối lượng mùi tây được sử dụng ở các nhà hàng cao cấp và khách sạn, đều do nhập thẳng từ nước ngoài.

Mùi tây là cây ưa ẩm và sinh trưởng phát triển tốt ở vùng ôn đới ấm; nhiệt độ tối thích từ 7 đến 16°c hoặc có thể tới 24°c đối với những giống mùi tây trồng ở vùng cận nhiệt đới hay ở vùng núi cao nhiệt đới (khoảng 2000m ở Malaysia). Mùi tây thích nghi với các loại đất tơi xốp, dễ thoát nước và có giới hạn rộng về độ pH (4,9 – 8,2) (I. B. Ipor & L.P.A Oyen, 1999). Cây trồng từ hạt sau 75 – 80 ngày, cao trên 20cm và có thể cho thu hoạch lá. Mùi tây ra hoa quả nhiều, hạt rất nhỏ (1000 hạt nặng khoảng 1,5g); Vòng đời của cây kéo dài từ 3,5 – 4,0 tháng.

Bộ phận dùng

Lá, rễ và hạt.

Thành phần hóa học

Hạt mùi tây chứa 2 – 7% tinh dầu; 13 – 22% dầu béo gồm acid petroselinic (= acid cis – 6 – octodecenoic) là chủ yếu, các acid palmitic, acid myrisũc, acid stearic, acid oleic, acid linoleic, acid myristolic, acid 7 – octadecenoic; các flavonoid apiin (= apigenin ‘ 7 – apiosylglucosid), luteolin – 7 – apiosyl glucosid và bergapten (vết), các apiosid (heterosid flavonoid).

Dầu hạt mùi tây còn chứa apiol, myristicin, tetramethoxyalylbenzen và a – pinen, acid petroselinic và acid béo bay hơi.

Lá mùi tây chứa 0,05- 0,30% tinh dầu; furocoumarin gồm chủ yếu bergapten 0,02%, xanthoioxin 0,003% và isopimpinellin; flavonoid (apiin, luteolin – 7 – apiosylglucosid, apigenin – 7 – glucosìd và luteolin – 7 – diglucosid; 2 – 22% protein; 4% chất béo: nhiều vitamin (chủ yếu là A và C); đường. Oxypeucedanin là furocoumatin chính. Tuy nhiên có tài liệu nói là không có.

Tinh dầu lá mùi tây chứa chủ yếu nyristicin (có thứ đạt 85%) ß – phelandren, 1, 3, 8 – p – menthatrien, myrcen, apiol, terpinolen và 1 – methyl – 4 – isopropenylbenzen. Ngoài ra, còn có a và ß – pinen, trans – ß – ocìmen, Y – terpinen, methyldisulfid, a – terpineol, a – copaen, caryophylen và carotol. Có tài liệu cho biết các thành phần chính là 1, 3, 8 – p – menthatrien 68%, myristicin 60%, ß – phelandren 33%, apiol 22%, myrcen 16%, terpinolen và 1 – methyl – 4 – iso – propenylbenzen 13%, thymol.

Mùi của cây là do chất 1, 3, 8 – p – menthatrien.

Tác dụng dược lý

  1. Tác dụng lợi tiểu: Apiosid là một heterozid flavonic trong quả mùi tây có tác dụng lợi tiểu mạnh. Paris và Gueguen (1953) đã chứng minh là apiosid không độc đến mức như một số người đã nêu.
  2. Tác dụng trên cơ trơn tử cung: Apiol, cũng là một chất có trong quả mùi tây, có tác dụng kích thích cơ trơn, nhất là cơ trơn của tử cung, chỉ với liều nhỏ. Do đó, apiol có ảnh hưởng đến kinh nguyệt phụ nữ.

Tính vị, công năng

Mùi tây có vị hơi đắng, chát, mùi thơm, có tác dụng kích thích chung, kích thích hệ thần kinh, giúp khai vị, dễ tiêu hóa, lợi tiểu, giải độc, lọc máu.

Công dụng

Mùi tây được dùng chữa thiếu máu, suy nhược thần kinh, rối loạn dinh dưỡng, ăn không ngon, khó tiêu, đầy hơi, bệnh gan mật, đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, mất kinh. Rễ có tác dụng tốt cho thận, chữa thấp khớp, thống phong. Hạt khô có tác dụng kích thích chung và lợi tiểu. Liều dùng hàng ngày của toàn cây hoặc lá: 25 – 50g, đun sôi 5 phút, hãm 15 phút, rồi uống; hạt hoặc rễ 4 – 6g, sắc uống.

Dùng ngoài, lá mùi tây rửa sạch, giã nát, đắp hoặc nấu lấy nước rửa chữa căng sữa, sưng vú, vết thương đụng giập, vết đốt sâu bọ. Để chống khô mắt lấy lá mùi tây tươi, rửa sạch, giã nát, đắp lên mắt.

Trong nhân dân, lá mùi tây được dùng làm gia vị và là nguồn Vitamin A.

Bài thuốc có mùi tây

Chữa mất kinh kèm sốt và sốt rét:

Apiol (chiết từ mùi tây) 0,02g, quinin sulfat 0,12g, kali permanganat 0,015g làm thành viên tròn để uống – Ngày 1 lần (tài liệu Ấn Độ).

*Nguồn: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Cập nhật: 11/06/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Bán hạ nam

Đuôi chuột

Dứa bà

Hồng đằng

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑