Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Nàng nàng

Tên tiếng Việt: Nàng nàng, Tử châu, Tu hú, Bạc thau cây

Tên khoa học: Callicarpa candidans (Burm.f.) Hochr.

Họ: Verbenaceae (Cỏ roi ngựa)

Công dụng: Cảm, đầy bụng, kinh nguyệt không đều, khí hư, cầm máu vết thương, mụn nhọt (cả cây). Còn làm thuốc bổ cho phụ nữ mới sinh, chữa bệnh gan, lọc máu, lở loét. Hạt sắc uống làm sáng mắt.

 

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, thu hái và chế biến
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng và liều dùng

Mô tả cây

  • Cây nhỏ, cành vuông phủ đầy lông hình sao màu xám, hay trắng nhạt. Lá mọc đối, hình mác hai đầu nhọn, mép có răng cưa, dài 7-20cm, rộng 2,5-11cm, hai mặt đều có lông, mặt dưới nhiều hơn nên có màu trắng bạc. Hoa rất nhỏ màu hồng mọc thành xim ở kẽ lá thành hình cầu. Quả hình cầu, nhẵn, màu tía, đường kính 2-3mm, móc sát nhau
  • Mùa hoa quả: tháng 5-9

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây mọc hoang dại ở khắp vùng đồi núi miền trung du nước ta, có khi ở ven rừng. Còn thấy mọc ở Philipin, ở các nước nhiệt đới châu Á
  • Người ta dùng thân, lá, rễ gần như quanh năm. Hái về phơi khô hay sấy khô, hoặc hái về (rễ) rửa sạch, thái mỏng phơi hay sấy khô.

Thành phần hoá học

Chưa có tài liệu nghiên cứu

Công dụng và liều dùng

Nàng nàng là một vị thuốc được nhân dân dùng chữa phụ nữ sau sinh kém ăn, da vàng bệnh vàng da và để bồi dưỡng

  • Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu
  • Có thể tán bột uống
  • Dùng ngoài chữa mụn, lở loét: Lá sao cháy đen, tán bột rắc lên nơi lở loét

Ở Ấn Độ, lá, rễ và vỏ dùng trị bệnh ngoài da. Lá làm thuốc dùng trị rối loạn của bụng, dùng đắp vết thương, mụn nhọt và làm thuốc duốc cá.

Cập nhật: 11/06/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Tục tùy tử

Hồng đằng

Đương quy

Cây dung

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Truyền thông Sức khỏe là Vàng

Trụ sở chính: Thôn 3, xã Phù Lưu Tế, Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

  • Email: suckhoevangnguoiviet@gmail.com
  • Số điện thoại: 0243.9901436
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Đàm Thị Xuyến
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑