Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Tục tùy tử

Tên gọi khác: Thiên kim tử

Tên khoa học: Euphorbia lathyris L.

Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae)

Công dụng: chữa thủy thũng, trướng mạn, huyết kết làm kinh bế tắc, nên được dùng để thông kinh, trị phụ nữ bế kinh, máu tích ứ, trị mẩn ngứa.

Mục lục

  • Mô tả
  • Phân bố, sinh thái
  • Thành phần hoá học
  • Tác dụng dược lý
  • Tính vị, công năng
  • Công dụng

Mô tả

  • Cây thảo, sống một năm hoặc hai năm, cao 1 – 1,2m. Rễ cắm sâu, hình trụ. Thân rỗng, màu lục.
  • Lá mọc đối, không cuống, hình bầu dục hoặc mũi mác, gốc hình tim, đầu có mũi nhọn, hai mặt nhẵn, gân giữa khá rõ. Lá ở gần ngọn nhỏ và mọc sít hơn.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu ngọn thành tán gồm nhiều nhánh lưỡng phân; hoa nhỏ hình chén; lá bắc 5 hàn liền ở gốc, giữa các lá bắc có tuyến; hoa đực nhiều, chỉ có 1 nhị; hoa cái độc nhất ở đầu một cuống dài, lúc đầu mọc thẳng sau uốn cong; bầu có 3 ô.
  • Quả nang, có 3 mảnh vỏ; hạt 3, hình cầu, màu nâu, nháp, có mồng.
  • Mùa hoa: tháng 6 – 7; mùa quả: tháng 8 – 9.

Phân bố, sinh thái

Tục tuỳ tử có nguồn gốc ở vùng ôn đới ấm phía Bắc. Cây đã từng được nhập nội vào Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ trước. Hạt giống của Trung Quốc đem gieo trồng ở trại thuốc Sa Pa (Viện Dược liệu) đã nảy mầm và sinh trưởng, phát triển tương đối tốt. Hạt gieo đầu mùa xuân, sau 1 năm đã cao khoảng 40 – 45 cm. Cây trồng ở Sa Pa có hiện tượng bán tàn lụi vào mùa đông, nhưng chưa thấy hoa.

Tục tuỳ tử là loại cây tra ẩm, tra sáng và ưa vùng có khí hậu mát quanh năm. Cây có khả năng chịu được nhiệt độ thấp về mùa đông. Nguồn gen này hiện đã bị mất, cần có kế hoạch nhập lại giống để nghiên cứu thêm.

Bộ phận dùng:

Hạt.

Thành phần hoá học

  • Nhựa mủ chứa 3, 4 – dihydrophenylatanin
  • Hạt chứa B – sitosterol và 1 – hentriacontan. cuphorbetin, isoeuphorbetin cùng với dẫn chất tetramethyl ether.
  • Dầu hạt chứa một diterpen 3 vòng là 6, 20 – epoxylathyrol dưới dạng phenyl acetat – diacetat.
  • Dầu hạt và nhựa chứa lathyrol diacetat – benzoat và diacetat nicotinat và ingenol 2, 4, 6, 8, 10 – tetradecapentaenoat.
  • Thân chứa hentriacontan, taraxeron, taraxerol và betulin.

Tác dụng dược lý

Tác dụng trên u, ung thư và kích thích da:

Dịch chiết từ hạt cây tục tuỳ có tác dụng chống u trên mô hình gây u báng bằng tế bào Sarcoma – 180 ở chuột nhắt trắng.

Tác dụng trên virus:

Sử dụng phối hợp n – butyrat với cao dầu của hạt tục tùy làm tăng rõ rệt trên sự cảm ứng kháng nguyên của virus Epstein – Barr (VEB) giai đoạn sớm (I) và kháng nguyên và virus (II) của dòng tế bào nguyên bào lympho của người mang bộ gen của VEB.

Tính vị, công năng

Hạt tục tuỳ vị cay, tính ấm, hơi có độc; vào hai kinh can và thận; có công năng hành thuỷ, phá huyết, tán ứ.

Công dụng

Hạt cây tục tuỳ còn gọi là tục tuỳ tử hoặc thiên kim tử là loại thuốc công hạ mạnh, thường được dùng chữa thủy thũng, trướng mạn, huyết kết làm kinh bế tắc, nên được dùng để thông kinh, trị phụ nữ bế kinh, máu tích ứ. Dùng ngoài lấy bã hạt đắp lên chỗ mẩn ngứa.

Cập nhật: 27/06/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Móng tay

Dương cam cúc

Thóc lép

Bưởi bung

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑