Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Nghể trắng

Tên tiếng Việt: Nghể dại, Nghể râu, Nghể trắng

Tên khoa học: Polygonum barbatum L.

Họ: Rau răm (Polygonaceae)

Công dụng: Chưa được dùng làm thuốc trong y học dân gian Việt Nam

 

 

 

Mục lục

  • Mô tả
  • Phân bố, sinh thái
  • Bộ phận dùng
  • Tính Vị, công năng
  • Công dụng

Mô tả

  • Cây thảo, sống lâu năm. Thân mập, rỗng, hơi phình ở các đốt, đôi khi bén rễ ở phần gốc. Lá mọc so le, hình mũi mác, lá ở ngọn hình dải, bẹ chìa hình trụ, dài đến gần 1/2 dóng, mảnh, phủ lông tơ ở mặt ngoài: cuống lá rất ngắn.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành bông dài, đôi khi thành chùm; lá bắc có nhiều lông tơ; bao hoa màu trắng hoặc hồng, nhị 5 – 8 không đều, bầu có 3 cạnh.
  • Quả hình 3 cạnh nhẵn.
  • Mùa hoa: tháng 9 – 10.

Phân bố, sinh thái

Nghể trắng phân bố rộng rãi  ở vùng nhiệt đới nóng và ẩm thuộc Nam Á và Đông Nam Á  bao gồm Ấn  Độ, Srilanca, Malaysia, Lào, Thái Lan. Cây cũng mọc rải rác ở Nhật Bản, Nam Trung Quốc và Australia. Ở Việt Nam, nghể trắng cũng thường gặp ở hầu hết các tỉnh từ đồng bằng đến trung du và vùng núi thấp.

Nghể trắng là loài đặc biệt ưa ẩm và ưa sáng, thường mọc thành đám trên đất lầy, ruộng trũng, bờ các ao hồ lẫn với các loại cây cỏ ưa nước khác. Nghể trắng sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm, ra hoa qua nhiều hàng năm, hạt phát tán nhờ nước, sau chìm xuống bám được vào lớp bùn nhão mới có thể nảy mầm được. Nghể trắng có khả năng tái sinh khỏe sau khi bị cắt cành.

Bộ phận dùng

Toàn cây, rễ và lá.

Tính Vị, công năng

Nghể trắng có vị cay, tính ấm, có độc, có tác dụng tẩy độc, sinh cơ, trừ mủ.

Công dụng

Nghể trắng chưa được dùng làm thuốc trong y học dân gian Việt Nam. Trái lại, ở Ấn Độ, rễ nghể trắng có tác dụng làm săn và làm mát. Nước sắc rễ và chồi non được dùng để rửa các vết loét, dịch ép làm lên sẹo. Hạt có tác dụng tẩy, gây nôn, và được dùng trị cảm cúm, đau bụng, tiêu chảy, kiết lỵ,

Ở Ấn Độ và Malaysia, lá nghể trắng nghiền nát đắp lên vết thương nhiễm trùng do ruồi nhặng của gia súc. Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa nhọt sưng lấy làm mưng mủ, bệnh ngoài da, lở ngứa.

*Nguồn: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Cập nhật: 06/06/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Cây muối

Dây khố rách

Cam đàng hoang

Chiêu liêu nghệ

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑