Mục lục
Mô tả
- Dây leo bằng thân quấn.
- Thân to có cạnh, vặn vẹo, khi non màu lục, sau màu xám, nứt nẻ theo chiều dọc, lá mọc so le, hình mác rộng, dài 16 – 17cm, rộng 7,5 – 7 cm, gốc hình tìm khía sâu, chia thành 2 thùy tròn song song, đầu thuôn nhọn, hai mặt nhẵn, mặt trên sần, gân gốc 5 – 7 hình chân vịt, cuống lá dài 3 – 6 cm.
- Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm dài 2 – 3 cm, lá bắc nhỏ, mọc đối diện với hoa, hoa màu nâu tía, bao hoa có lông, hàn liền thành ống hẹp và cong, tận cùng bằng một phiến hình lưỡi liềm kéo dài thành môi thuôn nhọn.
- Quả nang, hình trứng, dài 8 – 10 cm, rộng 2,5 – 3cm, nứt thành 6 mảnh ở đầu cuống, hạt nhiều, hình tam giác, mỏng, dẹt, mép có cánh.
- Mùa hoa quả: tháng 3 – 5.
Phân bố, sinh thái
- Dây khố rách là một trong số ít loài thuộc chi Aristolochia L phân bố rộng rãi trên thế giới. Cây phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cả cận nhiệt đới bao gồm Ấn Độ, Bangladesh, Srilanca, Mianma, Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, đảo Solomon và vùng Queensland của Australia. Ở Việt Nam, dây khố rách cũng là loài có vùng phân bố tương đối rộng và được gặp nhiều hơn các loài khác cùng chi. Các điểm phân bố đã được xác định là xã Sơn Thủy, Sơn Trung của huyện Sơn Hà, xã Sơn Tịnh, Sơn Lang huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi), huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam): vùng rừng Rào Mác huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh), đảo Hòn Me (tỉnh Thanh Hóa): xã Thanh Tương huyện Nà Hang (Tuyên Quang), xã Lương Nang huyện Vân Quan (tỉnh Lạng Sơn) và một số địa điểm khác.
- Dây khố rách là loại cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc ở ven rừng ẩm, bờ nương rẫy hay chân đồi cây bụi, nhưng gần nguồn nước. Độ cao phân bố từ 300 đến 1000 m, dây khố rách được trồng ở Thái Lan ở độ cao 1050 m và ở Papua New Guinea là 1350 m. Cây sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm, thời gian ra hoa kéo dài khoảng 15 ngày, hoa tự thụ phấn hay nhờ côn trùng nhỏ. Quả dây khố rách khi già tự mở làm 5 mảnh, hạt phát tán nhờ gió. Trong tự nhiên, đã thấy vài trường hợp, cây có quả già từ năm trước tồn lại đến đầu mùa xuân năm sau. Cây gieo giống tự nhiên chủ yếu từ hạt, sau khi bị chặt, phần còn lại có khả năng tái sinh.
Bộ phận dùng
- Rễ, thân, dây, lá và hạt. Rễ(được dùng chủ yếu) thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, đào về rửa sạch, thái mỏng, phơi khô.
Thành phần hóa học
- Dây khố rách chứa acid aristolochic và glucosid.
Tác dụng dược lý
Acid arιstolochic A cό tác dụng ức chế một số vi khuẩn gram dương như tụ cầu, liên cầu, phế câu, Bacillus, Sarcina và Mycobacterium ở nồng độ 50 – 200 g/ml. Nồng độ acid aristolochic A trên 200 g/ml ức chế các vị khuẩn gram âm và các vi nấm. Tiêm phúc mạc acid aristolochic A với liếu 50 g/kg đã có tác dụng bảo vệ chuột nhắt gây nhiễm Staphylococcus aureus. Diplococcus pneumoniae hoặc Streptococcus pyogenes khỏi bị bệnh Hoạt tính thực bào của các đại thực bào phúc mạc được kích thích rõ rệt. Điều trị trước chuột nhắt đã gây nhiễm phế cầu khuẩn với acid aristolochic A pha trong dung dịch Na bicarbonat làm tăng tỷ lệ chuột sống sót nhiều hơn so với lô chứng chỉ điều trị trước với dung dịch Na bicarbonat.
Chuột nhắt mang u báng sarcoma – 37 được điều trị với acid aristolochic A tiêm phúc mạc liều hàng ngày 1,25 – 5 mg/kg trong 5 ngày có thời gian sống kéo dài rõ rệt. Việc ủ với acid aristolochic A ức chế hoàn toàn sư tăng trưởng của tế bào sarcoma – 37 ở chuột nhất trắng. Sau khi cấy dưới da chuột nhắt trắng tế bào sarcoma – 3.1, việc điều trị với acid aristolochie A với liều tiêm phúc mạc hàng ngày 2,5 – 5 mg/kg trong 3 ngày đã ức chế tăng trưởng khối u 40 – 50%. Acid aristolochie A, cho uống làm giảm số lượng các khối u gây bởi methylcholanthren ở chuột nhắt trắng, tác dụng chống ung thư bằng đường uống tốt hơn bằng đường tiêm.
Acid aristolochic A làm tăng tiêu thụ oxy một cách phụ thuộc vào liều trong tế bào gan và tế bào đơn nhân lách chuột nhắt, và cũng làm tăng hoạt tính chuyển hóa của đại thực bào phúc mạc chuột lang và bạch cầu người, được chứng minh bằng cách do sự tiêu thụ oxy. Sau khi cho acid aristolochic A cho chuột lang được tạo miễn dịch với kháng nguyên bệnh sốt Q. Sự giảm tế bào lympho tủy xương gây bởi kháng nguyên được phục hồi trở về mức bình thường nhanh hơn nhiều so với chuột lang tạo miễn dịch đối chứng không điều trị. Sau khi tạo miễn dịch với bệnh sốt Q cho thỏ, độ chuẩn kháng thể không khác nhau giữa động vật điều trị và đối chứng, nhưng do chuẩn kháng thể ở thỏ tạo miễn dịch được điều trị với acid aristolochic A và prednisolon có độ chuẩn kháng thể cao hơn có ý nghĩa..Acid aristolochilc A có LD. = 14.3 mg/kg tiêm phúc mạc, và 48 mg/kg cho uống trên chuột nhắt trắng.
Acid aristolochic A được chứng minh là một chất gây đột biến trực tiếp trên các chủng Salmonella typhimurium TA 1537 và TA 100. Acid aristolochic A không gây đột biến trên các chủng TA 1535, TA 1538 hoặc TA 98. Hoạt tính gây ung thư của acid aristolochic A đã được chứng mình trên động vật thí nghiệm Chuột cống đực và cái được uống acid aristolochic A với liều hằng ngày 0,1; 1.0 hoặc 10mg/kg đã phát triển một tỷ lệ cao các trường hợp có ung thư, tùy thuộc vào liều và thời gian. Chuột cống trắng điều trị trong 3 tuần với 1,0 hoặc 10 mg/kg acid aristolochic A phát triển bệnh u nhú nặng ở thượng vị, đôi khi có dấu hiệu ác tính. Nếu không điều trị thêm, chuột phát triển ung thư biểu mô tế bào vảy ở thượng vị 3 – 6 tháng sau và hình thành di căn, Đồng thời có thoái biến biểu mô ống, u tuyến xuất hiện ở vỏ thận. Biểu mô chuyển tiếp của bể thận và bàng quang biểu lộ sự tăng sản, u nhú, hoặc ung thư biểu mô. Acid aristolochic A 10 mg/kg gây hoạt tử mạnh biểu mô vảy của thượng vị, theo sau bởi tái tạo và tăng sản, tạo u nhú và cuối cùng ung thư biểu mô tế bào vảy xâm nhập. Điều trị với liều thấp nhất không gây phát triển ung thư trong 6 tháng đầu, nhưng u nhú hoặc ung thư biểu mô tế bào vảy xuất hiện ở thượng vị sau 12 và 16 tháng. Ngoài ra, đã phát hiện sự tăng sản biểu mô chuyển tiếp của bể thận trong khi vỏ thận và bàng quang vẫn bình thường.
Sự tăng trưởng của tế bào u báng biểu mô Ehrlich được cấy truyền phúc mạc cho chuột nhắt trắng và sư kết hợp thymidin vào DNA của tế bào u báng biểu mô Ehrlich đã tăng > 20% và 24% tương ứng, do tiêm phúc mạc acid aristolochic A. Tác dụng gây u gan của chất vàng dimethyl, nêm phúc mạc cho chuột nhắt trắng, đã tăng từ 39% lên 92% do tiêm đồng thời acid aristolochic A trong khi tác dụng gây ung thư da của benz (a) pyren không tăng bởi acid aristolochic A. Vì tác dụng gây ung thư của acid aristolochic A, nhiều nước châu (Âu, Đức và Pháp) đã có những quy định hạn chế đối với các chế phẩm chứa Aristolochic bao gồm cả những chế phẩm dùng trong liệu pháp vi lượng đồng can có độ pha loãng lớn.
Acid aristolochic A có tác dụng chống thụ thai trên chuột nhắt cái, có tác dụng chống làm tổ của trứng và gây sẩy thai sớm khi cho chuột nhắt cái uống và không có tác dụng chống thụ thai trên chuột cống trăng cái. Acid aristolochic A không có tác dụng Destrogen hoặc kháng oestrogen. Việc điều trị với progesteron không có tác dụng dự phòng đối với sẩy thai gây bởi acid aristolochic A. Ngoài ra, khi tiêm vào màng ối acid aristolochic A vào thời gian giữa thai kỳ đã gây sẩy thai ở chó và chuột cống trắng. Khi thêm cho chó một liều 0,2 – 2 mg acid aristolochic A vào màng ối, đã không thấy có thay đổi trong hóa sinh máu, chức nang gan, thận và hình thái các cơ quan nội tạng chủ yếu. Acid aristolochic A gây co bóp tử cung cô lập chuột cống trắng cái mang thai và kích thích hồi tràng chuột lang.
Tính vị, công năng
- Rễ dây khố rách có vị cay đắng, tính lạnh, mùi hắc, hơi độc, chữa đờm, kết khí tích tụ. Thân dây khố rách có vị đắng the, hơi ấm, có tác dụng sơ phong, hoạt huyết, giảm đau, lợi tiểu, tiêu thũng. Hạt dây khố rách có vị đắng the tính lạnh vào các kinh phế, đại tràng, mát phổi hạ khí, tiêu đờm ngừng ho.
Công dụng
- Rễ dây khố rách được dùng chữa mụn nhọt sưng tấy, rắn độc cắn, tăng huyết áp hay ngô độc. Liều dùng 4 – 12g sắc uống.
- Thân dây khố rách chữa bệnh trĩ lở sưng, chảy máu, viêm đường tiết niệu đái buốt. Dây khố rách cũng đã được Hải Thượng Lãn Ông dùng chữa phụ nữ có thai hai chân phù thũng. Liều dùng: 10 – 20 g sắc uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
- Hạt dây khố rách chữa phổi nóng, ho đờm, hen suyễn. Liều dùng: 3 – 6g. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
- Ở Ấn Độ và Philippin, rễ dây khố rách được dùng làm thuốc bổ, gây trung tiện, chữa đầy hơi và kinh nguyệt không đều. Ở Philippin, nhân dân còn dùng rễ dây khố rách tán bột để chữa chướng bụng trẻ nhỏ. Ở Malaysia, lá giã nát đắp lên đầu trị sốt. Ở Papua Nu Ghinê, lá được dùng xát lên đầu bệnh nhân, sau đó hòa với nước và cho bệnh nhân uống để chữa sốt. Nhân dân Mollucas lại nghiền nát lá dây khố rách với nghệ, chưng ấm và đắp trị chân sưng tấy, cơn đau bụng và bệnh ngoài da.
Bài thuốc có dây khố rách:
- Chữa trĩ lở sưng chảy máu, viêm đường tiết niệu, đái buốt:
- Dây khố rách 15 g, mộc thông, hoàng đằng, mỗi vị 10g, sắc uống ngày một thang.
Nguồn: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam.