Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Ráng bay

Tên tiếng Việt: Ráng bay, Thu mùn lá sổ

Tên khoa học: Drynaria quercifolia (L.) J.Sm.

Họ: Polypodiaceae (Dương xỉ)

Công dụng: Ráng bay được dùng chữa thận hư, đau mình mẩy, bong gân tụ máu, ù tai, đau răng, thấp khớp.

 

 

Mục lục

  • Mô tả
  • Đặc điểm sinh thái
  • Phân bố
  • Bộ phận dùng
  • Tác dụng dược lý
  • Tính vị, công năng
  • Công dụng
  • Bài thuốc với cây ráng bay
Cây ráng bay (Drynaria quercifolia) là một loại dược liệu thuộc họ Dương xỉ. Trong y học cổ truyền, ráng bay có tác dụng trừ phong thấp, bổ thận, giúp xương chắc khỏe, hoạt huyết và cầm máu. Dược liệu này thường được dùng để hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp do phong thấp, suy yếu gan thận, đau lưng, mỏi gối, gân cốt co rút, ù tai do thận hư, đau răng, tiểu nhiều, chấn thương, gãy xương và giúp cầm máu vết thương.

Mô tả

Cây ráng bay là một loại dương xỉ lớn, sống bám trên thân cây hoặc đá. Cây có thể cao hơn 1 mét, thân rễ bò ngang, phân nhánh và khá to, đường kính khoảng 2 cm. Phần rễ non được bao phủ bởi lớp vảy màu nâu sẫm, bóng.

Lá cây có hai loại:

  • Lá chính (lá sinh trưởng): Có cuống dài trên 30 cm, phiến lá màu xanh mướt, dày và bóng. Phần đầu lá nhọn, gốc lá rộng và bám chặt vào cây chủ. Mép lá có răng cưa nhỏ, viền nâu nhạt.
  • Lá bào tử (lá sinh sản): Dài từ 40-100 cm, phiến lá dày, có màu nâu khi già. Lá có rãnh sâu dọc theo gân chính, mép lá hình lông chim. Mặt dưới lá bào tử có các cụm túi bào tử hình tròn hoặc bầu dục, sắp xếp theo từng hàng dọc theo gân lá. Đây là bộ phận giúp cây sinh sản.

Cây ráng bay có phần rễ thân (củ) dẹt, dài, màu nâu, bên ngoài phủ nhiều vảy nhỏ hình bầu dục, có răng cưa. Mặt trên và hai bên có dấu vết cuống lá tròn, mặt dưới có nhiều rễ nhỏ.Mô tả 1

Mô tả 2

Đặc điểm sinh thái

Cây ráng bay thường mọc ở rìa rừng, ven đường trên các thân cây già, trong rừng mưa theo mùa hoặc trên các vách đá. Loại cây này ưa môi trường râm mát, sinh trưởng phát triển mạnh vào mùa mưa ẩm và có thể chịu được sự thay đổi nhiệt độ khá lớn.

Cây có khả năng mọc chồi nhiều từ thân rễ, nên thường phát triển thành những mảng lớn, khó phân biệt từng cá thể, phủ kín một tảng đá hay cành và thân cây gỗ lớn. Cây tái sinh tự nhiên bằng bào tử, phát tán nhờ gió.

Nhờ có lá hơi dày, ráng bay có thể chịu lạnh ở mức khoảng 10℃, nhưng nếu thời tiết lạnh kéo dài, cây sẽ sinh trưởng kém và khó ra lá non. Khi nhiệt độ trên 30℃, lá non có thể bị biến dạng, làm cây mất dáng và kém thẩm mỹ. Nhiệt độ thích hợp nhất để cây phát triển là từ 22℃ đến 28℃.

Đặc điểm sinh thái 1

Phân bố

Cây ráng bay phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, đặc biệt tại các khu vực như Tam Á, Lăng Thủy, Định An và Đam Châu (Hải Nam). Ngoài ra, loài cây này còn xuất hiện ở nhiều quốc gia khác như Sri Lanka, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Bangladesh, các nước Đông Nam Á (Malaysia, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam), quần đảo Mã Lai, quần đảo Fiji và các khu vực thuộc vùng nhiệt đới của châu Đại Dương.

Ở Việt Nam, ráng bay chỉ thấy ở các tỉnh phía nam, từ Phú Yên, Tây Nguyên đến đảo Phú Quốc. Cây được khai thác chính thức từ năm 1977.

Phân bố 1

Bộ phận dùng

Thân rễ, thu hái quanh năm, phơi khô.

Tác dụng dược lý

Theo tài liệu nước ngoài, cao nước chiết từ ráng bay có tác đụng kháng khuẩn. Thân rễ ráng bay có tác dụng gây săn se.

Tính vị, công năng

Ráng bay có vị đắng, tính ôn, có tác dụng bổ thận, cường cốt, hoạt huyết, chỉ thống, tiêu viêm.

Công dụng

Cây ráng bay là một loại dương xỉ có giá trị trang trí cao, thường được trồng làm cây cảnh để trang trí sân vườn, tiểu cảnh, hồ nước hoặc trên các tảng đá trơ trọi để tăng thêm sự sinh động.

Xét về công dụng trong y học, cây ráng bay có tác dụng trừ phong thấp, bổ thận, giúp xương chắc khỏe, hoạt huyết và cầm máu.

Dược liệu này thường được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh như: đau nhức xương khớp do phong thấp, suy yếu gan thận, đau lưng, mỏi gối, căng cứng gân cốt, ù tai do thận hư, đau răng, tiểu nhiều, chấn thương do té ngã, gãy xương và cầm máu vết thương.

Bài thuốc với cây ráng bay

Chữa thấp khớp, làm khí huyết lưu thông: Ráng bay 12g, lưu ký nô 12g, cây dâu 12g, rễ nhàu 12g, thổ phục linh 12g, ngũ gia bì 12g, quế chi 10g, gắm đen 10g, thiên niên kiện 10g, đỗ trọng dây 8g. Tất cả tán nhỏ, làm thành viên. Mỗi lần uống 3g, ngày 3 lần (kinh nghiệm ở tỉnh An Giang).

Chữa giảm bạch cầu: Ráng bay 15g, đương quy 15g, hổ trượng 8g, thục địa 30g. Sắc nước uống (Trung dược từ hải – Trung Quốc).

Chữa thận hư, đau mình mẩy, bong gân tụ máu, ù tai, đau răng: Mỗi ngày dùng 6 – 12g sắc với 200 ml nước còn 50 ml, chia làm 2 lần uống trong ngày. Dùng riêng hoặc phối hợp với rễ, thân, lá cây thanh thiên (lưu ký nô) với liều lượng bằng nhau.

Nguồn: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam.

Cập nhật: 10/02/2025

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Vọng giang nam

Giổi

Ô liu

Cà phê

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑