Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Rau mát

Tên gọi khác: Cây cùi dừa, rau mác bao

Tên khoa học: Monochoria vaginalis (Burm.f.) Presl

Tên đồng nghĩa: Pontederia vaginalis Burm.f., Pontederia plantaginea Roxb.

Họ: Bèo tây (Pontederiaceae)

Công dụng: dùng để giải nhiệt chữa cảm nắng, đau dạ dày, lỵ, chữa lợi răng bị sưng viêm, mưng mủ, có thể được dùng thay rau xào, nấu canh hoặc muối dưa để ăn.

Mục lục

  • Mô tả
  • Phân bố, sinh thái
  • Thành phần hoá học
  • Tính vị, công năng
  • Công dụng

Mô tả

  • Cây thảo thuỷ sinh, cao 25 – 30 cm. Thân mảnh, hình trụ, mọc bỏ ngang trong bùn, bén rễ ở những mấu.
  • Lá mọc so le, hình trứng rộng, dài đến 7 cm, rộng 4 cm, gốc hình tim, đầu nhọn, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng, gân nhiều hình cung, nổi rõ ở mặt dưới; cuống lá rất dài, phình to gốc và có tai ngắn.
  • Cụm hoa mọc thành chùm ngắn hơn lá, 2.5 hoa, nom như mọc ở lưng chừng cuống lá, hoa màu xanh lơ; đài 3 răng; tràng 5 cánh rộng hơn là đài; nhị 6, có khi 3 hoặc 4, thường là 5.
  • Quả nang, dài 5 – 9 mm, rộng 4 – 8 mm.
  • Mùa hoa: tháng 10 – 12.

Phân bố, sinh thái

Chi Monochia Presl ở Việt Nam có 6 loài. Loài rau mát trên là cây quen thuộc, bởi sự phát bố rộng rãi khắp các địa phương, từ đồng bằng đến vùng núi, có độ cao dưới 1.000m. Loài này cũng phân bổ phổ biến ở các quốc gia nhiệt đới Đông Nam Á, Ấn Độ và Nam Trung Quốc.

Rau mát là cây thuỷ sinh nước ngọt. Cây thường mọc rải rác hoặc tập trung thành đám trên đất bùn, ngập nước (nông) ở ao hồ, kênh mương, đồng chiêm trũng… Cây tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt và đẻ nhánh con từ gốc và thân rễ.

Bộ phận dùng:

Toàn cây.

Thành phần hoá học

  • Trừ rễ, các bộ phận khác của cây ăn được như rau.
  • Cây rau mát chứa 3,1% protid, 8,2% glucid, 1,7% chất xơ, 2,6 mg% caroten và 26,2 mg% vitamin C.

Tính vị, công năng

Rau mát vị hơi đắng, tính bình, có công năng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, bài năng, lợi tiểu.

Theo tài liệu Trung Quốc, sách “Nam ninh thị dược vật chí” ghi: rau mát vị ngọt, tính mát; còn sách “Thiểm Tây trung được chí” ghi: vị đắng, tỉnh bình. Về công năng, rau mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chỉ lỵ [TDTH, 1996: 2058].

Công dụng

Toàn cây rau mát được dùng để giải nhiệt chữa cảm nắng, đau dạ dày, lỵ. Ngày 15 – 20g (tươi dùng 30 – 60g) sắc lấy nước uống. Để chữa lợi răng bị sưng viêm, mưng mủ, lấy rễ (hoặc toàn cây cũng được) sắc đặc, ngậm nước, cố để dịch nước tiếp xúc nhiều với chỗ bị bệnh.

Thân và lá rau mát được dùng làm thức ăn nuôi lợn. Ngọn và lá non có thể được dùng thay rau xào, nấu canh hoặc muối dưa để ăn. Hoa cũng ăn được, có tác dụng làm mát.

  • Ở Campuchia, hoa và cây được bán ở chợ, được dùng ăn với lẩu mắm. Cả cây được sắc uống để giải nhiệt, chữa cảm nắng.
  • Ở Mianma, toàn cây rau mát được dùng để điều trị các bệnh rối loạn đường tiêu hoá, hen suyễn, đau răng [Perry et al., 1980: 329].
  • Ở Indonesia, dịch sắc rễ được dùng chữa đau dạ dày, các bệnh về gan, đau răng, hen.
★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Rút dại

Bông tai

Diếp cá

Chẹo

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Mục lụcĐặc điểm mô tảPhân bốThành phần hóa họcTác dụng dược ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Mục lụcMô tả câyPhân bốBộ phận dùngThành phần hóa họcTính vị...
Sâm cau

Sâm cau

Là cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 30 cm, có khi hơn. Thân ...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑