Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Sa Kê

Tên tiếng Việt: Sa kê, Bánh mỳ, Arbre à painvrai

Tên khoa học: Artocarpus incisa L.

Họ: Moraceae (Dâu tằm)

Công dụng: Trị bệnh gút, sỏi thận, viên gan vàng da, tiểu đường.

 

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố thu hái và chế biến
  • Thành phần hóa học
  • Công dụng và liều dùng
  • Bài thuốc có sakê
    • Trị bệnh gút, sỏi thận
    • Chữa viêm gan vàng da
    • Trị tiểu đường týp 2
    • Trị chứng tăng huyết áp dao động
    • Trị đau răng

Mô tả cây

  • Cây thân gỗ, cao 10-12m có thể tới 15-20m nhưng thường giữ ở độ cao 10-12m cho dễ thu hoạch. Thân cây có đường kính 90cm.
  • Tán lá rất đẹp, phiến lá rất to dài 30-50cm, rộng 10- 12cm, chia thùy lông chim nhưng cũng có những lá nguyên hoặc chỉ chia thùy ít nhiều màu xanh lục thẫm bóng, mặt dưới lá nháp.
  • Cụm hoa đực có hình chùy và chỉ có 1 nhị. Cũng có khi hoa đực tụ họp nom như đuôi con sóc dài tới 20cm. Cụm hoa cái hình cầu, có khi hình ống.
  • Quả sa kê là một quả kép rất to, gần như tròn hoặc hơi hình trứng, có đường kính 12- 20cm, vỏ màu xanh lục nhạt hay vàng nhạt, thịt quả rất nạc và trắng chứa nhiều bột. Quả sa kê mọc thành từng chùm vài ba quả không có hạt, nhưng cũng có những quả có hạt chìm ngập trong thịt quả.

Phân bố thu hái và chế biến

  • Nguồn gốc ở các đảo phía nam Thái Bình Dương, châu Đại Dương (châu Úc). Hiện được di thực vào các đảo Giava, Sumatra (Indônêxia), Malaysia, các vùng Đông Nam châu Á.
  • Tại miền Nam nước ta nhiều tỉnh có trồng để lấy quả ăn, và lấy gỗ đóng đồ dùng. Cũng đã được đưa trồng ở một số nước nhiệt đới châu Phi. Dùng quả chưa chín, thái thành lát phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học

Trong bột quả sa kê có 2-3 hoặc 6% nước, 3,2% muối vô cơ, 0,2 đến 1,17% chất béo, 1,1 đến 4,09% chất đạm, 64 đến 85% tinh bột, đường, dextrin, 2-3% độ tro.

Công dụng và liều dùng

Từ lâu nhân dân ở Pôlynezia và quần đảo Tahiti người ta đã thu hái quả sa kê về lùi trong tro nóng hoặc nướng trên than hồng để ăn.

Ở Ấn Độ quả sa kê được coi như một món ăn cao cấp: Người ta thái quả thành từng lát mỏng, rán với mỡ hay với bơ, hương vị giống như những miếng bánh mì rán. Ngoài ra người ta còn dùng quả sa kê nấu món cari, rang, xay thành bột để chế ra nhiều món ăn hằng ngày.

Một số nước dùng quả sa kê còn xanh cho lên men (do một loài mốc biến đổi một phần thịt quả xa kê ra các sản phẩm phụ có hương vị đặc biệt) rồi chế thành món “po poi” giống như pho mát. Po poi là một món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, phối hợp với bánh bột quả sa kê để làm các loại bánh ngọt, ngon và bổ.

Có nơi dùng quả sa kê xanh nấu với cá và tôm. Hoặc luộc, thái lát phơi khô nấu với gạo. Do đó thế giới thường biết cây này với tên “cây bánh mì”.

Bài thuốc có sakê

Trị bệnh gút, sỏi thận

Dùng lá sa kê tươi 100g, dưa leo 100g, cỏ xước khô 50g, cho vào nồi nấu tất cả, lấy nước uống trong ngày.

Chữa viêm gan vàng da

Lá sa kê tươi 100g, diệp hạ châu tươi 50g, củ móp gai tươi 50g, cỏ mực khô 20 – 50g. Nấu chung, lấy nước uống trong ngày.

Trị tiểu đường týp 2

Lấy lá sa kê tươi 100g (khoảng 2 lá), quả đậu bắp tươi 100g, lá ổi non 50g, cho vào nồi nấu lấy nước uống hằng ngày.

Trị chứng tăng huyết áp dao động

Dùng lá sa kê vàng (vừa rụng) 2 lá, rau ngót tươi 50g, lá chè xanh tươi 20g, nấu chung lấy nước uống trong ngày.

Trị đau răng

lấy rễ cây sa kê, nấu nước ngậm và súc miệng.

Cập nhật: 16/11/2023

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Nhân sâm

Ngọc trúc

Tục đoạn

Cây thông

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Truyền thông Sức khỏe là Vàng

Trụ sở chính: Thôn 3, xã Phù Lưu Tế, Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

  • Email: suckhoevangnguoiviet@gmail.com
  • Số điện thoại: 0243.9901436
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Đàm Thị Xuyến
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑